Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 19 năm học 2011

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 19 năm học 2011

Tiết 87

TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp)

1. Mục tiêu cần đạt.

a. Kiến thức:

 - Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.

 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.

 b. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng làm bài thơ tám chữ đúng vần điệu.

 c. Thái độ.

 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.

2. Chuẩn bị

 - GV : Soạn bài.

 - HS : Chuẩn bị bài.

3. Tiến trình lên lớp

 a. Kiểm tra bài cũ.(4')

 ? Thơ 8 chữ thường có cách gieo vần ntn?

 - Vần chân theo từng cặp khuân âm

 - Vần chân gieo cách theo từng cặp

 ? Nêu cách ngắt nhịp trong thơ tám chữ?

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 19 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/12/2011
Ngày giảng 9a:20/12/2011
9b:19/12/2011
Tiết 87
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp)
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
 - Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.
 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng làm bài thơ tám chữ đúng vần điệu.
 c. Thái độ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị
 - GV : Soạn bài.
 - HS : Chuẩn bị bài.
3. Tiến trình lên lớp
 a. Kiểm tra bài cũ.(4')
 ? Thơ 8 chữ thường có cách gieo vần ntn?
	- Vần chân theo từng cặp khuân âm
	- Vần chân gieo cách theo từng cặp
 ? Nêu cách ngắt nhịp trong thơ tám chữ?
 b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Giáo viên cho đề tài để học sinh tập sáng tác
? Hãy viết về bạn bè, trường lớp, quê hương
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng đề tài, đúng quy định về vần, về nhịp thơ.
- Chia nhóm hoặc học sinh tự tập làm bài
Giáo viên gợi ý một số câu thơ
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài viết của mình, thuyết minh về thể thơ, cách gieo vần, nhịp điệu của bài viết
- Giáo viên sửa chữa – cho điểm
III. Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài (35')
Ví dụ 1: Nhớ trường
Nơi ta đến hàng ngày 
 quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, 
 nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay 
 rực rỡ sắc hồng
Mái trường ơi! Khi xa 
 lòng bỗng nhớ!
Ví dụ 2: Bạn bè
Ta chia tay nhau 
 phượng đỏ đầy trời
Nhớ nhiều ngày rộn rã 
 tiếng cười vui
Và nhớ lắm những đêm 
 cùng lửa trại
Quây quần bên nhau 
 long lanh lệ rơi
Ví dụ 3: Quê hương
Con sông quê ru tuổi 
 thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn 
 ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên nụ 
 cười rất thật
Để mai ngày thao thức 
 viết thành thơ
	c. Củng cố. (4')
	- Khái quát nội dung bài học.
	d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.(1')
	- Về nhà làm tiếp thành bài tập ở mục III.
 	* Rút kinh nghiệm.
Học sinh lớp 9H cần chủ động một số câu thơ có sẵn để minh hoạ từng phần
Ngày soạn:16/12/2011
Ngày giảng 9a:20/12/2011
9b:19/12/201
Tiết 88 Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm : 
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích: “Thời thơ ấu” - M.Gor-ki)
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
 Qua đoạn trích giúp học sinh cảm nhận được tình bạn trong sáng, hồn nhiên của Aliôsa và ba đứa trẻ láng giềng. Chúng vượt qua những định kiến hẹp hòi để ngày càng chơi thân với nhau.
	Thấy được nghệ thuật thể hiện tính cách tinh tế của nhà văn giáo dục tình bạn tuổi thơ trong sáng, yêu mến kính trọng nhà văn lớn của Xô Viết
	b. Kỹ năng.
	Rèn kĩ năng đọc truyện nước ngoài – Lược thuật tình tiết
 c. Tư tưởng
	- GD HS ý thức vun đáp xây dựng những tình cảm bạn bè cao đạep.
2. Chuẩn bị:
 - GV : soạn giáo án + đề bài
 - HS : Chuẩn bị bài . 
3. Tiến trình bài dạy
a.Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Hãy phân tích tình cảm của nhân vật “Tôi” đối với quê hương qua tác phẩm “Cố Hương”
	- Sau 20 năm xa cách: Tấn trở về quê hương thấy quê hương tiêu điều hoang vắng lòng Tấn se lại
	Thấy con người trên quê hương thay đổi đến khốn khổ Tấn đau xót
	Mong ước tương lai tốt đẹp và con đường giải phóng -> Tình yêu quê hương sâu
	b. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? M.gorki là người có tuổi thơ ntn?
? Nêu xuất xứ đoạn trích
 ? Dựa vào sách giáo khoa kể lại phần đầu đoạn trích?
 Yêu cầu: Đọc: Phân biệt lời dẫn và lời thoại – chú ý đọc với giọng điệu phù hợp: phát âm chính xác từ phiên âm nước ngoài.
 ? Đọc từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”
 ? Nêu nội dung đoạn bạn vừa đọc?
 GV: Đọc tiếp đến “Cấm không được đến nhà tao”
 ? Hãy tóm tắt nội dung đoạn vừa đọc bằng 1 câu ngắn gọn? 
 - GV: Đọc phần còn lại?
 ? Đoạn truyện kể cho chúng ta biết chuỵên gì?
 ? Qua nghe đọc em hãy tóm tắt đoạn trích?
 ? Gọi học sinh đọc phần chú thích.
 ? Văn bản này chia làm mấy đoạn? Nêu giới hạn và nội dung từng đoạn?
 - Căn cứ vào phần hướng dẫn đọc để trả lời (3 đoạn)
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy?
 GV: Đọc thầm “Có đến gần một tuần .. ấn thằng này cúi xuống” 
 ? Nêu nội dung?
 GV: Lúc đầu 3 đứa trẻ con nhà đại tá không chơi với Aliôsa chúng lảng tránh, thờ ơ với cậu mặc dù Aliôsa cố ý tạo ta sự chú ý để các bạn để ý đến mình nhưng rồi khi bạn bị nạn Aliôsa đã dũng cảm cứu bạn thì tình bạn bắt đầu nảy nở.
 ? Các con theo dõi vào đoạn trích và cho biết? Sau lần cứu bạn thì 3 bạn nhỏ có thái độ gì với Aliôsa
 ? Chúng chơi với nhau những trò gì, hãy kể lại?
? Em thấy Aliôsa và ba đứa nhỏ có hoàn cảnh và sở thích gì giống nhau?
? Thái độ của Aliôsa lúc đó?
 ? Qua những câu chuyện chúng kể em hiểu chúng là những đứa trẻ như thế nào?
 - GV : Chúng chơi với nhau rất thân thiết và thật sự có sự thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh của nhau
 ? Vì sao Aliôsa và ba đứa trẻ con viên đại tá già sớm quen thân và quý mến mau?
 GV: Chính cùng phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình yêu của cha mẹ nên thân thiết với nhau. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên như những đứa trẻ sống thiếu tình thương cùng cảnh ngộ. Đó là một trong những ấn tượng sâu sắc của Aliôsa nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảng khắc ngọt ngào của mình.
- Ông có tuổi thơ bất hạnh, sớm mồ côi cha mẹ, sống với ông bà ngoại – 13 tuổi phải tự kiếm sống – Tự học và viết -> trở thành nhà văn lớn
- Thường để lại bộ 3 tự truyện nổi tiếng viết về cuộc đời mình
- HS kể
- HS đọc.
- Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
- HS đọc.
- Tình bạn bị cấm đoán
- Tình bạn vẫn tiếp tục
- Sau gần một tuần, không thấy sau đó ba anh em con đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với Aliôsa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Aliôsa kể cho lũ trẻ nghe những chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú nghe. Viên đại tá cấm các con chơi với Aliôsa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với bọn trẻ và cả bọn cảm thấy thích thú
- HS đọc chú thích.
- 3 phần:
+ P1: từ đầu.ấn em nó cúi xuống.
" Tình bạn tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.
+ P2: tiếp  cấm không được đến nhà tao.
"Tình bạn bị cấm đoán
+ P3: còn lại.
"Tình bạn vẫn tiếp tục
- Ngôi thứ nhất.
- HS trả lời.
- Gọi thân mật: Xuống đây chơi với chúng tớ.
- Aliôsa hỏi thăm: Các cậu có bị đánh không?
- Thằng bé nhất hỏi: bắt chim
- Kể về hoàn cảnh: Mẹ chúng tớ chết rồi
- Hoàn cảnh giống: Bị đánh, mồ côi mẹ
- Thích: Chim, nghe chuyện cổ tích
- Tức thay cho chúng: Thông cảm – kể sôi nổi
- Chúng là những đứa trẻ hồn nhiên trong sáng
- Có hoàn cảnh, sở thích giống nhau
I. Đọc và tìm hiểu chung (25')
1. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả
- M.Gor ki (1868-1936)
- Là nhà văn lớn của nước Nga.
b. Tác phẩm:
- Trích từ tác phẩm “những ngày thơ ấu” thuộc chương IX
2. Đọc và tìm hiểu chung
a. Đọc – kể tóm tắt
b. Chú thích.
3. Bố cục.
II. Phân tích
1. Tình bạn tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên(10')
- Chơi thân thiết, thông cảm sâu sắc với nhau.
 	c. Củng cố.(4')
	- Khái quát nội dugn bài học.
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Chuẩn bị tiếp tiết 89.
	. Rút kinh nghiệm.
......................
Ngày soạn:17/12/2011
Ngày giảng 9a:22/12/2011
9b:21/12/2011
Tiết 89 - Văn bản 
Hướng dẫn đọc thêm : 
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích: “Thời thơ ấu” - M.Gor-ki)
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
 Qua đoạn trích giúp học sinh cảm nhận được tình bạn trong sáng, hồn nhiên của Aliôsa và ba đứa trẻ láng giềng. Chúng vượt qua những định kiến hẹp hòi để ngày càng chơi thân với nhau.
	Thấy được nghệ thuật thể hiện tính cách tinh tế của nhà văn giáo dục tình bạn tuổi thơ trong sáng, yêu mến kính trọng nhà văn lớn của Xô Viết
	 b. Kỹ năng.
	Rèn kĩ năng đọc truyện nước ngoài – Lược thuật tình tiết
	c. Tư tưởng
	- GD HS ý thức vun đáp xây dựng những tình cảm bạn bè cao đạep.
2. Chuẩn bị:
 - GV : soạn giáo án + đề bài
 - HS : Chuẩn bị bài . 
3. Tiến trình bài dạy 
a.Kiểm tra bài cũ: (4')
 ? Tóm tắt truyện : " Những đứa trẻ".
 ? Vì sao 3 đứa trẻ con nhà đại tá và Aliôsa chơi thân với nhau? Em cảm nhận gì về tình cảm của bọn trẻ?
 - Sau gần một tuần, không thấy sau đó ba anh em con đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với Aliôsa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Aliôsa kể cho lũ trẻ nghe những chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú nghe. Viên đại tá cấm các con chơi với Aliôsa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với bọn trẻ và cả bọn cảm thấy thích thú
 - Chơi thân thiết, thông cảm sâu sắc với nhau.Tình bạn tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên
 b. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 GV: Trong khi lũ trẻ đang chơi với nhau rất vui vẻ, ăn ý thì chuyện gì xảy ra.
 GV : Đọc “Trời bắt đầu tối . cấm không được đến nhà tao”
 ? Nội dung đoạn văn trên ntn?
 ? Khi lũ trẻ đang chơi ai xuất hiện?
 ? Ông già này là ai?
 ? Nhìn thấy bọn trẻ ông đã có hành động gì?
 ? Trước hành động và lời nói của bố ba đứa trẻ ntn?
 ? Đối với Aliôsa ông ta còn có thái độ và hành động gì?
 ? Em có nhận xét gì về những hành động, lời nói của ông đại tá?
 ? Vì sao ông có những lời nói, hành động đó?
 ? Theo em lão đại tá đại diện cho tầng lớp nào?
 ? Còn Aliôsa?
 ? Như vậy ông đại tá ngăn cản tình bạn của lũ trẻ xuất phát từ tư tưởng nào?
 GV: Đó là tư tưởng lạc hậu phân chia đẳng cấp của xã hội Nga lúc bấy giờ?
 Chuyển: Bất chấp sự ngăn cản của người lớn Aliôsa và bọn trẻ ntn? Theo dõi phần còn lại.
 ? Nêu nội dung đoạn còn lại?
 GV: Bất chấp mọi sự ngăn cản của Aliôsa và ba bọn nhỏ vẫn chơi với nhau
 ? Chúng chơi với nhau bằng cách nào?
 ? Mỗi lần chúng gặp nhau và chơi với nhau ntn?
 ? Bất chấp mọi sự ngăn cản của người lớn, lũ trẻ chơi với nhau ngày càng thân thiết hơn thể hiện phẩm chất gì của tuổi thơ?
 * Liên hệ: 
 ? Em đã gặp tình cảnh này ở tác phẩm nào đã học?
 GV: Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam: Đó là phẩm chất tốt đẹp của tuổi thơ. Dù ở Nga – Trung Quốc hay ở Việt Nam tuổi thơ đều có tình cảm rất đáng trân trọng.
? Em học tập được gì về nghệ thuật viết truyện của tác giả?
? Với thành công về nghệ thuật giúp em cảm nhận gì về tình cảm của bọn trẻ? Truyện có ý nghĩa lên án ai? Ca ngợi điều gì?
GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- HS trả lời
- Ông già với bộ ria trắng  xù lông
- Bố của ba đứa trẻ
+ Ông chỉ vào mặt và hỏi:
 - Đứa nào đây?
 - Đứa nào gọi nó sang
- Đi về nhà, những con ngỗng ngoan ngoãn
- Nắm chặt tay dẫn ra cổng, dơ tay doạ. Cấm không 
- Lời nói doạ nạt và hành động thô bạo
- Vì muốn cấm đoán không cho Aliôsa chơi với bọn trẻ
- Tầng lớp quý tộc
- Thuộc tầng lớp bình dân
- Tư tưởng lạc hậu phân chia đẳng cấp của xãhội 
- HS trả lời.
- Khoét một lỗ thông ở hàng rào?
- Một đứa luôn đứng canh
- Kể về cuộc sống buồn tẻ
- Aliôsa kể về bẫy chim, chuyện cổ tích
- HS trả lời.
- Cố hương – Lỗ Tấn
- Truyện có những chi tiết miêu tả độc đáo vừa kể vừa miêu tả rất độc đáo
- Cách xây dựng tính cách nhân vật
- Tình cảm cảm động giữa Aliôsa với ba đứa nhỏ con nhà lão đại tá - Bất chấp sự ngăn cản chúng chơi với nhau ngày càng thân thiết hơn.
- Truyện tố cáo sự phân biệt đẳng cấp
- Ca ngợi tình bạn vô tư, tự nhiên, trong sáng không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn của tuổi thơ.
II. Phân tích (tiếp) (30')
2. Tình bạn bị cấm đoán
- Tư tưởng lạc hậu phân chia giai cấp đã ngăn cản tình cảm của bọn trẻ
3. Bọn trẻ vẫn chơi với nhau
- Tình cảm tuổi thơ vô tư, trong sáng không có sự phân biệt đẳng cấp.
III. Tổng kết (5')
1. Nghệ thuật
- Truyện có những chi tiết miêu tả độc đáo vừa kể vừa miêu tả rất độc đáo
- Cách xây dựng tính cách nhân vật
2. Nội dung
- Truyện tố cáo sự phân biệt đẳng cấp
- Ca ngợi tình bạn vô tư, tự nhiên, trong sáng không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn của tuổi thơ.
* Ghi nhớ: sgk
	c. Củng cố. (4')
	- Khái quát nội dung bài học.
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Chuẩn bị cho tiết trả bài.
	*Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:20/12/2011
Ngày giảng 9a:23/12/2011
9b:23/12/2011
Tiết 90: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
- Qua tiết trả bài, một lần nữa giáo viên ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn đã học trong chương trình lớp, củng cố thêm các kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, các em có phương hướng khắc phục tồn tại trong học kỳ II
 b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân
 c. Tư tưởng.
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị
 - GV : Soạn bài.
 - HS : Chuẩn bị bài.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ.
 b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài?
? Câu 1 yêu cầu gì.
? Câu 2 yêu cầu gì.
? Câu 3 yêu cầu gì.
? Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là dẫn trực tiếp và gián tiếp.
? Xác định cách dẫn trong đoạn văn .
? Câu 5yêu cầu gì.
? Câu 6 yêu cầu gì.
- GV : Đưa ra đáp án và biểu điểm để HS đối chiếu với bài làm của mình
? Em hãy nhắc lại dàn bài?
- Theo yêu cầu của tiết kiểm tra
- Nhìn chung các em đã nắm được thể loại và yêu cầu của đề bài.
- Xây dựng tình huống và chi tiết hợp lí, biết kết hợp với các yếu tố khác.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng theo bố cục
- Còn một số em kể nể dài dòng, các tình huống sự việc thiếu rõ ràng
- Chưa kết hợp được các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại
- Bố cục bài viết chưa đảm bảo 3 phần
	- Chữ viết cẩu thả, diễn đạt không rõ, thiếu dấu ngắt câu.
- Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi sai đã được đánh dấu trong bài
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc, 1 học sinh đọc bài tốt, 1 học sinh đọc bài kém cho học sinh nhận xét để rút ra kinh nghiệm
- Hs đọc .
- Nhớ và chép lại 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Đồng chí!
Ý nghĩa của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
 Dữ? 
Ý nghĩa: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Có 3 cách phát triển từ vựng: 
+ Phát triển nghĩa của từ.
+ Tạo từ ngữ mới.
+ Mượn từ tiếng nước ngoài.
- Trình bày thế nào là dẫn trực tiếp và gián tiếp .
- Xác định cách dẫn trong đoạn văn.
- Dẫn trực tiếp , tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ,có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Là ý nghĩ được dẫn ( ý nghĩ của lão Hạc gán cho con chó).
- Lời dẫn trực tiếp.
Sắp xếp các từ trong bài ca dao sau vào nhóm từ ....
1. Trả bài,chữa bài. (15')
Câu 1: (1,5đ)
 Chép lại 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Câu 2: (1đ ) 
 Trình bày ý nghĩa của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ? 
Câu 3: (1đ )
 Có mấy cách phát triển từ vựng? Kể tên? 
Câu 4: (1,5 điểm ) 
 Nêu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Lấy một ví dụ về cách dẫn trực tiếp?
Câu 5 ( điểm).
 Sắp xếp các từ trong bài ca dao sau vào nhóm từ cùng trường từ vựng và cho biết nội dung của mỗi trường từ vựng đó. 
Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò.
Câu 6:(4đ) 
 Dựa vào tác phẩm "Làng" (Kim Lân), hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng được cải chính
a. MB: 
- Giới thiệu về sự việc.(0.25 đ)
b. TB: (3,5d)
- Hoàn cảnh dẫn đến sự việc đọc trộm nhất kí của bạn.
- Nội dung của cuốn nhất kí.
- Tâm trạng của em khi đọc nhật kí.
- Sự việc diễn ra sau khi đọc xong cuốn nhật kí của bạn
- Tâm trạng khi gặp lại chủ nhân cuốn nhật kí.
c. KB: (0,25 đ)
 Kết thúc sự việc ,bài học rút ra từ sự việc đó.
2. Nhận xét (10')
a.Ưu điểm:
b. Tồn tại
3.Sửa lỗi. (10')
4. Đọc bài (5')
5. Vào điểm (2')
9a
9b
G :
G
K:3
K:4
Tb:17
Tb:13
Y:4
Y:3
 c. Củng cố.(2')
 - Khái quát nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học sinh học sinh học bài (1')
 - Yêu cầu học sinh yếu làm lại bài
 - Chuẩn bị bài, bàn về đọc sách
 Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 Tuan 19(1).doc