A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
3. Thái độ.
- Có thái độ khâm phục trân trọng tình cảm của những người chiến sĩ cách mạng, hiểu biết thêm một thể loại văn học gần gũi với đời sống.
Ngày soạn: 30 / 4 /2008 Ngày dạy: 2 / 5 /2008 Bài 33: Bắc Sơn (Trích hồi bốn) ( Nguyễn Huy Tưởng ) Tiết 162: Đọc - Hiểu văn bản A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. - Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. - Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch. 3. Thái độ. - Có thái độ khâm phục trân trọng tình cảm của những người chiến sĩ cách mạng, hiểu biết thêm một thể loại văn học gần gũi với đời sống. B. Chuẩn bị. * Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung lên lớp, đọc toàn bộ tác phẩm kịch Bắc Sơn. * Học sinh: - Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’) ?Tóm tắt hồi 4 của vở kịch? Nhận xét tình huống kịch? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’) ở tiết trước các em đã được tìm hiểu tình huống của vở kịch ,vậy đứng trước tình huống đó nhân vật Thơm đã làm gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong giờ học hôm nay. * Hoạt động 3: Bài mới ( 37’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt GV khái quát nội dung tiết 1. GV: Tình huống đó khiến cho Thơm đã có những quyết định như thế nào. - Giới thiệu nhân vật Thơm Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của Thực dân Pháp. Thơm đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, lại thích sắm sửa, ăn diện. Vì thế, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, mặc dù cha và em trai tích cực tham gia khởi nghĩa . Nhưng ở Thơm vẫn chưa bị mất hẳn bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một cô gái từng lớn lên trong gia đình nông dân lao động. Chính vì thế, Thơm quý trọng ông giáo Thái-người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần dần biết được rằng Ngọc làm tay sai cho địch, dẫn quân pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa. ? Trong lớp II của vở kịch đã thể hiện được phần nào hoàn cảnh của Thơm, em hãy hình dung lại hoàn cảnh đó ? ? Công việc của Ngọc là gì ?Với Thơm, Ngọc là người chồng như thế nào ? ? Em có suy nghĩ gì về công việc của Ngọc ? ? H/ả người cha, em trai hi sinh và sự ra đi của người mẹ đã tác động đến Thơm như thế nào? - Chính vì sự ám ảnh đó và những lời đồn đại của bà con trong làng về Ngọc, Thơm đã quyết định tìm hiểu về công việc của chồng.Ngọc quanh co, lừa dối nhưng Thơm vẫn nghi ngờ và đã dần nhận ra bộ mặt của chồng. Ngọc luôn tìm cách lảng tránh tuy nghi ngờ Ngọc ngày càng tăng song Thơm vẫn muốn níu kéo chồng một chút và cũng không muốn từ bỏ cuộc sống nhàn nhã... ? Tình huống nào đã đến với Thơm ? ? Trước tình huống đó Thơm đã có hành động gì? ? Nhận xét gì về hành động đó ? ? Vì sao Thơm lại có quyết định như vậy? ? ở lớp III Khi Ngọc quay về nhà tâm trạng của Thơm như thế nào ? ? Cuộc trò chuyện của hai vợ chồng đã giúp Thơm đã nhận thấy bộ mặt của chồng như thế nào? - chính vì điều này cho nên hồi cuối của vở kịch Thơm đã quyết định chạy vào rừng báo cho cách mạng biết Ngọc đang dẫn quân Pháp vào đánh quân du kích. ? Nhận xét gì về hành động của Thơm ? ? Tăc giả đã đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để thể hiện điều gì ? ? Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm được tái hiện như thế nào ? Qua nhân vật Thơm nhà văn đã khẳng định điều gì về vai trò lãnh đạo của cách mạng ? - khái quát chuyển ý. ? Trong hồi 4 ngoài nhân vật Thơm ta còn bắt gặp những nhân vật nào khác? ? Trong hồi 4 nhân vật Ngọc được giới thiệu như thế nào? ? Khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra thái độ của Ngọc như thế nào? ? Hành động chiều chuộng vợ của Ngọc nhằm mục đích gì ? ? Tâm địa của Ngọc thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào ? ? Qua những chi tiết và hành động trên Ngọc là nhân vật như thế nào ? ? Xây dựng nhân vật Ngọc tác giả muốn thể hiện điều gì? - yêu cầu học sinh đọc lại lớp II của hồi 4. ? Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này như thế nào? ? Như vậy ta thấy Thái và Cửu được hiện lên với những điểm chung và riêng gì? - khái quát chuyển ý. ? Qua tìm hiểu hồi 4 của vở kịch ta nhận thấy tác giả dã rất thành công ở nghệ thuật xây dựng kịch như thế nào ? - yêu cầu h/s tổng kết bài. ? Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của vở kịch? - yêu cầu h/s đọc ghi nhớ. - hướng dãn học sinh đọc phân vai. - Ghi đề mục - Nghe - Phát hiện - Phát hiện - Suy luận - Suy luận - Nghe - Phát hiện - Phát hiện - Nhận xét -Lí giải -Phát hiện - Suy luận -Nghe - Nhận xét - Suy luận - Hình dung - Suy luận - Nghe - Phát hiện - Phát hiện - Nhận xét - Suy luận - Phát hiện - Hình dung -Suy luận -Đọc -Phát hiện -Nhận xét -Nghe -Khái quát -Cảm nhận - Đọc - đọc I. Đọc -Tiếp xúc văn bản. II. Đọc- Hiểu văn bản. 1. Tâm trạng của nhân vật Thơm. * Hoàn cảnh: - Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đều hi sinh, mẹ bỏ đi. - Thơm chỉ còn Ngọc duy nhất là người thân. - Ngọc là chỉ điểm cho quân Pháp...là Việt gian. -Ngọc sẵn sàng và dễ dàng thỏa mãn nhu cầu ăn diện, mua sắm, của vợ. -> Ngọc là kẻ Việt gian bán nước nguy hiểm cho cách mạng. - Cô ân hận, dạy dứt, h/ả cha , mẹ và em trai luôn luôn ám ảnh Thơm. - Tình huống: Thái và Cửu bị bọn của Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào nhà Thơm. -Thơm đã quyết định che chở cho hai người. -> Hành động mau lẹ, khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái, Cửu. -Thơm có bản chất trung thực và lương thiện, lòng quý mến Thái, sự hối hận..... - Thoáng mất bình tĩnh sau đó Thơm bình tĩnh che mắt Ngọc. -Thơm nhận thấy bộ mặt Việt gian của Ngọc. ->Thơm đã đứng hẳn về cách mạng. -Tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng tình huống gay cấn để làm bộc lộ đời sống nội tâm của nhân vật. -Tâm trạng Thơm lúc đầu là ân hận, day dứt, đau xót và đi đến hành động dứt khóat đứng hẳn về phía cách mạng. -> Tác giả khẳng định ngay cả trong khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù àn áp khốc liệt cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn thức tỉnh quần chúng cả với những người ở vị trí trung gian. 2. Các nhân vật khác. - Nhân vật Ngọc, nhân vật Thái, Cửu. * Nhân vật Ngọc. -là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân. -Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thảo mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. - Ngọc thù hận cách mạng. Y rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng... - Trong hồi 4 hắn tích cực lùng soát lực lượng cách mạng đang lẫn trốn... - Ngọc muốn che giấu hành động bán nước của bản thân. - Ngọc ghen ghét và có ý đồ trị lại một thằng Tốn nào đó trong làng. -> Ngọc là nhân vật phản diện, là kẻ Việt gian bán nước, tâm địa xâu xa, đầy tham vọng, hận thù cách mạng. -Tác giả đề cập đến cái ác, cái xấu trong xã hội và đặc biệt là khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán như không đơn giản. * Nhân vật Thái, Cửu. - Cửu muốn bắn, Thái ngăn lại... - Điểm chung: Đó là những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù lùng bắt vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân. -Điểm riêng: Thái bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm thực tế. So với Thái Cửu còn nóng nảy, thiếu chín chắn, thiếu kinh nghiệm. - Tác giả đã thể hiện xung đột kịch gay gắt trong lần đối thoại giưũa Ngọc với Thái, Cửu... xung đột kịch diễn ra trong nội tâm của Thơm...đi đến bước ngoặt quan trong chị đã đứng hẳn về phía cách mạng. -Tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ xung đột và đẩy hành động kịch phát triển. - Ngôn ngữ đối thoại với nhịp điệu, giọng điệu khác nhau phù hợp với từng đoạn của hành động kịch, đối thoại bộc lộ được tâm trạng của nhân vật. III. Tổng kết -Tác giả đã xây dựng tình huống để làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch.... * Ghi nhớ: SGK/167 IV. Luyện tập. -Đọc phân vai * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1’) - Tập đọc diễn cảm vở kịch. - Chuẩn bị bài tổng kết Tập làm văn.
Tài liệu đính kèm: