Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Học kì I năm 2008

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Học kì I năm 2008

TUẦN 1

Tiết 1-2: Phong cách Hồ Chí Minh

( Lê Anh Trà )

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến Thức:

Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.

B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.

1. Thầy: Đọc sgk, tài liệu tham khảo về chủ tịch HCM, Tranh ảnh, kế hoạch dạy học bài học.

2. Trò: Đọc văn bản và tự trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 189 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Học kì I năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
169
Ngày soạn: 20/8 /2008
 Ngày dạy: 22 /8 /2008
Tuần 1
Tiết 1-2: 	Phong cách Hồ Chí Minh
( Lê Anh Trà )
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến Thức: 
Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.
2. Kỹ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.
3. Thái độ: 
Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.
B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
1. Thầy: Đọc sgk, tài liệu tham khảo về chủ tịch HCM, Tranh ảnh, kế hoạch dạy học bài học.
2. Trò: Đọc văn bản và tự trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài : Kiểm tra sách vở, chuẩn bị bài ở nhà của HS
* Tổ chức dạy bài mới: (GV giới thiệu bài)
H: Em hãy kể tên những bài viết về Bấc Hồ mà em biết?.
-Tuỳ theo mức độ trả lời của hs mà giáo viên có thể bổ sung thêm và giới thiệu bài: Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta đối với mỗi người Việt nam dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá đáng tự hào và thú vị. ở sách ngữ văn 7 các em đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng- 1 chiến sic cách mạng , 1 nhà văn hoá lớn từng được sống và làm việc nhiều năm bên người. Hôm nay chúng ta lại được học 1 văn bản nữa của tác giả Lê Anh Trà- một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Chúng ta sẽ cùng khám phá văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Giải nghĩa từ khó.
3. Tìm hiểu bố cục.
Văn bản chia 2 phần. 
- Từ đầu => Hiện đại: (vốn tri thức văn hóa của chủ tịch HCM?
- Còn lại : lối sống chủ tịch HCM.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1.Vốn tri thức văn hóa của ct HCM
- Vốn tri thức văn hóa của CT HCM hết sức sâu rộng. 
- Trong suốt cuộc đời họat động CM đầy gian nan vất vả, người đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, am hiểu nhiều về các dân tộc trên thế giới. 
- Người nối viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài  đ Là công cụ giao tiếp quan trọng.
- Đi nhiều nơi, ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước á, Âu, Phi, Mỹ 
- Người đã làm nhiều nghề
- Học hỏi nghiêm túc toàn diện, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phê phán những hạn chế, tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. 
- Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng Quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành 1 nhân cách rất Việt Nam.
ịBác Hồ là người ham học hỏi, học hỏi một cách nghiêm túc. Người có nhu cầu có năng lực văn hóa( Danh nhân văn hóa thế giới)
2. Lối sống của CT Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản di:
+ Nơi ở nơi làm việc: đơn sơ ( chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh cái ao làm cung điện; chiếc nhà sàn nhỏ ấy chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, hội họp, những đồ đạc đơn sơ )
+ Trang phục: giản dị ( Dộ quần áo bà la môn, chiếc áo chấn thủ, đôi dép lốp; tư trang ít ỏi, một chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
+ ăn uống: đạm bạc ( Cá kho, rau luộc. dưa gém, cà muối, cháo hoa.. Đó những món ăn dân tộc, dân dã làng quê)
- Tác giả dùng phương pháp thuyết minh so sánh kết hợp với bình luận: “ tôi dám chắc không có 1 ”
+ So sánh Bác Hồ với các vị Vua ngày trước
+ So sánh Bác Hồ với các vị hiền triết xua như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
ịNổi bật lối sống giản dị, thanh cao, trong sáng. Đó là lối sống “ di dưỡng tinh thần ” lối sống đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác. Lối sống tự nhiên giản dị, rễ gần gũi, không xa lạ mọi người đều có thể gần, có thể học tập.
III. Tổng kết 
1.Nội dung: Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hóa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
2. Nghệ thuật: 
+ Tự sự – bình luận – TM
+ Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu
+ Ngôn gnữ nhẹ nhàng, tự nhiên
+ Dùng nhiều từ Hán Việt
* Ghi nhớ: SGK
- Hướng dẫn hs đọc , gọi 1 hs đọc văn bản.
- Yêu cầu hs giải nghĩa các chú thích.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần? 
* Đọc thầm đoạn 1 cho biết Lê Anh Trà đã giới thiệu vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
- HS trình bày
- GV nhận xét
* Để có vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy Bác Hồ đã trải qua những khó khăn, gian nan vất vả như thế nào?
- HS trình bày
- GV nhận xét
* Điều kì lạ nhất trong phong cách Hồ 
Chí Minh là gì?
- HS trình bày
- GV nhận xét
GV bình( Chúng ta có thể nói kỳ lạ trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau thống nhất trong một con người HCM. Đó là:
- Truyền thống và hiện đại
- Phương Đông và phương Tây
- Xưa và nay
- Dân tộc và Quốc tế  )
* Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào?
- HS trình bày
- GV nhận xét
GV bình: Bằng phương pháp thuyết minh 
liệt kê, Anh Trà cho ta thấy Bác Hồ có 
lối sống vô cùng giản dị, trong sáng, thanh 
cao như 
Tố Hữu đã từng viết:
“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà ”
* Phần cuối văn bản tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Tại sao nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- HS trình bày
- GV nhận xét 
GV bình: Lê Anh Trà đã bình luận rất chặt chẽ, chính xác lối sống giản dị của Bác không phải là lối sống tự thành thánh hóa, khác đời, khác người mà đó là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống => Sống giản dị trong sáng, tâm hồn thoải mái không toan tính, không vụ lợi, không ham muốn về vật chất thanh cao hạnh phúc.
*Bài “ Phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác?
- HS thảo luận trình bày
- GV chốt kiến thức cơ bản
*Để làm nổi bật phong cách HCM, Lê Anh Trà đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
IV. Luyện tập:
Em học tập được điều gì qua phong cách Hồ Chí Minh?
Gợi ý: + Học tập tốt 
 + Học tập tiếp thu, hội nhập trên cơ sở chọn lọc
 + Có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
 + Kết hợp văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại
V. Giao bài tập về nhà.
- Nắm vẻ đẹp trong phong cách HCM: Truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa 
 nhân loại
 Giản dị và thanh cao
- Bài tập: + Phát biển cảm nhận của em về phong cách Hồ Chí Minh.
 + Soạn bài tiếp theo
D. Đánh giá điều chỉnh KH:
 Ngày soạn: 20/8 /2008
 Ngày dạy: 24 /8 /2008
 Tiết 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp. 
- Qua đó củng cố kiến thức đã học ở lớp 8 về hội thoại.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các PC hội thoại trong giao tiếp.
3. Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách có văn hoá.
B. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
1. Thầy:+ SGK, SGV, soạn bài.
 + Tài liệu ngôn ngữ học, sách tham khảo
2. Trò: Đọc bài và trả lời các câu hỏi phần I, II
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra vở, sách, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
- Giáo viên giới thiệu bài mới (  )
* Tổ chức dạy bài mới: (GV giới thiệu bài)
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
 I. Phương châm về lượng.
Xét ví dụ: SGK
1. Cận học bơi ở đâu vậy? ( hỏi địa điểm )
như ở bể bơi nào, sông biển)
2. Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
 => Không đúng nội dung
3. Lợn cưới ị thừa
4. Từ lúc tôi mặc cái áo mới 
ị Đây chính là yếu tố gây cười. Vì cả hai nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.
 - Tớ tập bơi ở con sông đầu làng.
 - ở bể bơi sao mai
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? 
- ( Nãy giờ ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
ị Khi giao tiếp phải nói có nội dung, đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu
II. Phương châm về chất:
Xét ví dụ: Quả bí khổng lồ
Quả bí to bằng cái nhà không có 
Cái nồi to bằng cái đình làng thật
ị Truyện phê phán tính khoác lác. Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đáng sự thật
 - Bạn Lan nghỉ học vì ốm rất nặng
 - Bạn Lan nghỉ học chơi điện tử
 - Bạn Lan về quê
ị Không thể nói vì không có bằng chứng xác thực 
- Nếu nói: ( Không mắc lỗi về chất)
+ Hình như bạn Lan bị ốm. thông tin
+ Theo em nghĩ chưa chính 
+ Em nghe nói xác 
 - Hoặc để( không mắc lỗi về lượng).
+ Như mọi người đều biết ịChủ định 
+ Như tôi đã trình bày của người nói
Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bàng chứng xác thực. 
*GV dùng bảng phụ ( đèn chiếu) Xét 2 ví dụ SGK cho biết câu hỏi và câu trả lời của các đối tượng có điều gì không bình thường?
- HS trình bày
- GV nhận xét
*Vậy nếu là em, em sẽ hỏi và trả lời như thế nào? Em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- HS trình bày
- GV chốt ý (kiến thức )
*Truyện cười phê phán thói xấu nào? Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
.
 *Vậy nếu cần nói điều đó mà người nghe biết được thông tin ấy không chắc chắn, cần kiểm chứng thì sẽ nói như thế nào? 
- HS trình bày
- GV nhận xét chốt KT
 - HS đọc ghi nhớ.
III/ Luyện tập:
GV hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập (SGK).
* Bài tập 1: (SGK) Học sinh trình bày tại chỗ.
a. Trâu là một loài ( gia súc) nuôi ở nhà
thừa
Vì: gia súc: thú nuôi ở nhà.
b. én là một loài chim có hai cánh 
thừa
Vì : tất cả các loài chim đều có hai cánh.
GV: Khi giao tiếp chúng ta nên nhớ nói có nội dung, đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
* Bài tập 2: (SGK) GV phát phiếu HS điền từ trình bày.
 a.Nói có sách mách có chứng
 b.Nói dối
c.Nói mò ị Phương châm về chất
d.Nói nhăng nói cuội.
e.Nói trạng
* Bài tập 3: (SGK) Học sinh đọc văn bản, thảo luận.
- Cụm từ : Rồi có nuôi được không? ị Không tuân thủ phương châm về lượng.
* Bài tập 4: (SGK) Học sinh làm vào phiếu
Như tôi được biết.
Tôi nghe nói ị Phương châm về chất ( khi biết thông tin
 Nếu tôi không lầm chưa chắc chắn, cần kiểm định)
 Hình như là 
 - Như tôi đã trình bày ị Phương châm về lượng ( chủ định của người nói)
 - Như mọi người đều biết 
IV/ Giao bài tập về nhà
- Nắm nội dung phương châm về lượng và chất
- Làm bài tập 5 (SGK)
D. Đánh giá điều chỉnh KH:
 Ngày soạn: 20/8 /2008
 Ngày dạy: 24 /8 /2008
Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
-HS hiểu và vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Từ việc sử dụng một số các yếu tố nghệ thuật trg VBTM,HS say mê tìm hiểu về cuộc sống,quê hương đất nước. 
B. Phương tiện:
Giáo viên:+ SGK, SGV, kế hoạch dạy học bà ... ết minh ,văn tự sự kết hợp với các phương thức biểu đạt.
3.Thái độ.
Tích cực tự giác rèn luyện.
B.Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
*GV: SGK,SGV,sách tham khảo, kế hoạch dạy học bài học.
*HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn của gv.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
*ổn dịnh tổ chức lớp.
*Kiểm tra bài cũ: -gv gọi 2 hs lên bảng trình bày cách làm bài văn thuyết minh và cách làm bài văn tự sự.
Gọi hs nhận xét ,gv khái quát chung.
*Tổ chức dạy học bài mới.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I.Thực hành viết bài văn thuyết minh
-Tìm hiểu đề,tìm ý. 
-Lập dàn ý.
-Viết bài.
-Đọc lại và sửa chữa
*Đề bài yêu cầu giới thiệu truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
-Tìm ý:+Giới thiệu đề tài.
 + Giới thiệu cốt truyện .
 + Giới thiệu các giá trị nội dung:hiện thực , nhân đạo.
 +Gía trị nghệ tthuật.
 +Đánh giá chung.
*Lập dàn bài:
1.Mở bài: Gới thiệu chung đề tài, cốt truyện.
-Người phụ nữ trong xã hội phong kiến,lấy từ truyện cổ tích “Vợ chàng trương”,có sáng tạo thêm các chi tiết hoang đường kì ảo.
2.Thân bài:
-Giới thiệu các giá trị nội dung:
+Gía trị hiện thực:Xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa, tư tưởng nam quyền và số phận bi kịch của người phụ nữ.
+Gía trị nhân đạo :ca ngợi phẩm chất vẻ đẹp của người phụ nữ, đòi quyền sống cho họ, ttố cáo lễ giáo phong kién nghiệt ngã.
-Gíâ trị nghệ thuật: Yếu tố hoang đường kì ảo->tính chất truyền kì.
3.Kết bài;Đánh giá chung vị trí ý nghĩa.
*Viết bài văn hoàn chỉnh
II.Thực hành viết bài văn tự sự.
-GVghi dề bài lên bảng:Em hãy giới thiệu truyện “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
? Em hãy trình bày cách làm bài văn này?
? Đề bài yêu cầu ntn?
? Hãy tìm ý cho đề bài trên?
? Từ các ý trên em hãy lập dàn bài cho đề bài trên?
? Từ dàn ý trên em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh?
-GVchia lớp làm 4 nhóm.
+Nhóm 1:viết mở bài.
+Nhóm 2:viết ý 1 của thân bài (giá trị nội dung).
+Nhóm 3: viết ý2 của thân bài(giá trị nghệ thuật).
+Nhóm 4: viết phần kết bài
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét đánh giá.
_GVnhận xét đánh giá chung, hướng dẫn học sinh về nhà viết bài văn hoàn chỉnh.
-Yêu cầu hs nêu cách làm bài văn tự sự.
-GV chia lớp làm 2 nhóm làm 2 đề bài sau:
Đề bài 1: Dựa vào đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”(Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.độc thoại nội tâm kể lại cảnh Kiều ở Lầu Ngưng Bích.
Đề bài 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
-Các nhóm làm việc và trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa và bổ sung. 
-Giáo viên đọc cho hs nghe một số đoạn văn mẫu.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà.
-Ôn lại các thể loại văn thuyết minh và văn tự sự .
-Hoàn thành các bài văn trên.
D.Đánh giá điều chỉnh.
Tuần 18
Tiét 85+86: Kiểm tra học kì I.
(đề và đáp án do phòng giáo dục & đào tạo ra.).
Ngày soạn: 14/12/08.
Ngày dạy:16+ 19/12/08
Tiết 87+88: Tập làm thơ tám chữ 
(tiếp tiết 54)
A. Mục tiệu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
2. Kỹ năng : rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ. 
3. Thái độ: Qua hoạt động tập làm thơ, tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập. 
B. Phương tiện: - Gv: SGK, SGV, tư liệu tham khảo ( tập thơ sưu tầm).
Hs: Ôn lại đặc điểm của thơ tám chư, làm một bài thơ tám chữ
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Tổ chức dạy bài mới:
Nội dung hoạt động
I/Lý thuyết:
- Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng 8 chữ,có cách ngắt nhịp rất đa dạng.Bài thơ theo thể 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định) có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách reo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc dán cách).
- Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước.
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Mẹ cùng cha công tác bận không về
 Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
 Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Hoạt động của thầy và trò
HS ôn lại lý thuyết làm thơ 8 chữ
-HS trình bày
-GV nhận xét
Tìm trong các bài thơ : Đồng chí,tiểu đội xe không kính,đoàn thuyền đánh cá,bếp lửa những đoạn thơ thuộc thể thơ 8 chữ
HS trình bày
GV nhận xét
Nào đâu/những đêm vàng/bên bờ suối
Ta say mồi/đứng uống/ánh trăng tan
Đâunhững ngày/mưa chuyển/bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm/giang sơn ta/đổi mới
Nhịp 2-3-3
 3-2-3
 3-2-3
 3-3-2
Nêu cách ngắt nhịp của thể thơ 8 chữ trong đoạn thơ sau?
HS trình bày
GV nhận xét
II/Bài tập:
Đoạn thơ tham khảo:
Trời trong biếc ko gian mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
GV cho hs tập làm thơ .
- hs đọc thơ đã chuẩn bị ở nhà.
- Cho học sinh bình thơ.
III./BTVN:
1.Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ
2. Tập sáng tác một khổ thơ 8 chữ gồm 4 câu viết về đề tài quê em.
D. Đánh giá điều chỉnh KH.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************* 
 Ngày soạn: 5/1/2008
 Ngày dạy: 10/1/2008.
Tiết 89: Hướng dẫn đọc thêm
Những đứa trẻ
 (trích Thời thơ ấu) 
 M. Go- rơ- ki
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M. Go- rơ- ki trong đoạn trích tự thuật. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Biết trân trọng tình bạn, sống hoà nhã yêu thương giúp đỡ bạn bè.
B. Phương tiện: SGK ; SGV ; Tài liệu tham khảo.
C.Tổ chức hoạt động dạy học
*Ôn định tổ chức lớp
*KT bài cũ
*Tổ chức dạy học bài mới.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I.Đọc và tìm hiểu chung.
1. Giới thiệu tác giả - tác phẳm
a)Tác giả(1868 – 1936)
- Là nhà văn Nga xuất sắc trên t/g.
- Người có công đầu tạo lập nền văn hiến xô viết. 
- T/p của nhân văn thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc ,ca ngợi lao động, khoa học và văn hiến nghẹ thuật.
b)Tác phẩm “ Thời thơ ấu”
- Là cuốn tiểu thuyết nghệ thuật gồm 13 chương viết trong những năm 1913-1936
- Ngôi kể : Thứ 1 (nhà văn kể vè cuộc đời mình)
2) Đọc tóm tắt- lưu ý từ khó, bố cục
a. Đọc
b. Từ khó
3).Bố cục: 3 phần 
P1: Những đứa trẻ-tuổi thơ trong trắng
P2: Những đứa trẻ bị cấm đoán
P3: Những đứa trẻ lại gặp nhau.
* Tóm tắt:.
II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Những đứa trẻ-tuổi thơ trong trắng
- Ba đứa trẻ: +ăn mặc giống nhau
 +không bao giờ cãi nhau
 +chơi với nhau hoà thuận
 +ngoan ngoãn nghe lời 
đLà những đứa trẻ có nề nếp, hồn hậu ngây thơ ,yêu thương nhau.
- A Li-ô-sa: +mồ côi cha mẹ.
 +không có bạn
 +thường sống trong thế giới cổ tích.
đA Li-ô-sa là chú bé hồn nhiên khát khao tình bạn, em mong có một tình bạn tử tế đẻ chơi:
+Trèo lên cây nhìn qua khe cửa
+Tưởng tượng ra trò chơi 
+Dũng cảm nhanh nhẹ cứu bạn 
- Có cùng nỗi buồn : mồ côi mẹ(bố); hay bị đánh đòn,bị cấm đoán. Là những đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp.
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán
- Lão đại tá,gì ghẻ,ông bà ngoại,bác Piốt
- Người cản trở tình bạn của bọn trẻ là lão đại tá.
- Thái độ:nghiêm khắc,dùng roi để giáo dục con,cấm không cho bọn trẻ chơi với nhau,đe doạđĐộc đoán,hách dịch,nói năng thô bạo.
- Lúc đầu em rất sợ:sợ đến phát khóc
- Sau đó em các vẫn tiếp tục chơi với bọn trẻ bất chấp sự đe doạ quát tháo của lão đại tá.
3.Những đứa trẻ gặp lại nhau:
- Nấp sau bụi cây
- Khoét lỗ hổng
- Ngồi xổm,quỳ,nói chuyện khe khẽ
- Một đứa đứng canh
đNhư là một cuộc chơi bí mật không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh.Rõ ràng bọn trẻ rất đoàn kết và chơi với nhau có tổ chức.
- Âm thầm và cô độc thiếu vắng niềm vui,thiếu tình thương của người ruột thịt.
Làm cho lũ trẻ quên đi thực tại đau khổ buồn tủi, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.Thế giới cổ tích đưa các em đến với cuộc sống chan hoà tình yêu thương và nhân hậu. Đây là yếu tố gợi lên cái kết có hậu của những người bạn thiếu tình thương yêu.
III.Tổng kết
1.Nội dung: 
- Ca ngợi tình bạn gắn bó thuỷ chung bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ
- Tấm lòng nhân ai đồng cảm nâng đỡ sẻ chia bất hạnh của con người nhất là trẻ em.
2.Nghệ thuật:
- Truyện kể giàu hình ảnh đan xen giữa thực và hư
- Sử dụng nhiều lời thoại
- Kết hợp tự sự,miêu tả,gợi cảm
Trình bày những nét cơ bản về nhà văn M. Go- rơ- ki?
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẳm?Ngôi kể?
- HS trình bày
- GV bổ sung
HS đọc ,tóm tắt-giải thích từ ngữ khó ? Tìm bố cục?
- HS trình bày
 - Gv nhận xét
Những dấu hiệu nào chứng tỏ 3 đứa trẻ nhà ông đại tá là con nhà có giáo dục?
A Li-ô-sa được t/g giới thiệu như thế nào?Em khát khao điều gì?Tìm những chi tiết thể hiện niềm khát khao đó.
- HS trình bày
- GV nhận xét
Giữa A Li- ô- sa và bọn trẻ có những nét nào giống nhau?
Những người lớn được nhắc đến trong truyện gồm những ai?Họ có thái độ gì?
 - HS trình bày,thảo luận
Trước hành động của lão đại tá A-li-o-sa có phản ứng gì?
 - HS trình bày,thảo luận.
Nếu em cũng là bạn của bọn trẻ trong lúc này em sẽ làm gì cho bạn?
- HS trình bày,thảo luận
Theo dõi phần cuối của VB cho biết cái cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra ntn?
Qua những câu chuyện của bọn trẻ em hiểu được gì về cuộc sống của chúng?
Trong câu chuyện ta thấy có yếu tố thực và yếu tố cổ tích đan lồng vào nhau co ý nghĩa gì?
Qua tìm hiểu em rút ra nội dung và nghệ thuật của văn bản?
IV./Luyện tập:
1.Vì sao 3 đứa con nhà đại tá lại chơi thân với A-li-o-sa mạc dù cha chúng cấm đoán?
- A-li-o-sa cứu sống em 3 đứa trẻ
- A-li-o-sa và bọn trẻ có hoàn cảnh giống nhau.Đều thiếu tình thương của mẹ,sống trong sự hà khắc của bố,của ông
2.Em có nhận xét gì về những đứa trẻ trong đoạn trích
- Tâm hồn trong trắng ngây thơ
- Đều là những đứa trẻ thiếu tình thương
- Chúng gắn bó với nhau dựa trên sự thông cảm không phân chia giai cấp.
V./BTVN:
- Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của tác phẩm.
- Làm BT trong SGK.
D./Đánh giá điều chỉnh kế hoạch:
.
 *************************************.
 Ngày soạn: 14/12/2008
 Ngày dạy: /12/2008.
Tiết 90: trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I.
A./Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức
- Thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế trong bài viết
2.Kỹ năng: Luyên viết lại đoạn văn sai và sửa lỗi dùng từ,đặt câu.
Luyện tập xây dựng một bài làm văn chất lượng cao.
3.Thái độ: Tích cực tự giác sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.
B./Phương tiện: Bài kiểm tra của HS
C./Tổ chức các hoat động dạy học.
- ổn định tổ chức lớp.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề
- GV nhận xét ưu điểm,nhược điểm bài làm của hs
- Công bố đáp án.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Ki I(2).doc