Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Kì II - Tiết 91 đến tiết 140

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Kì II - Tiết 91 đến tiết 140

 Bài 18 – Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm )

Tiết 91 - 92: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2.Thái độ.

- Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức trong bài viết vào quá trình chọn và đọc sách.

 3.Kĩ năng.

- Rèn luyện thêm cho học sinh cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục.

B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu về gương học tập trong lịch sử.

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 3)

- Giáo viên giới thiệu sơ lược chương trình Ngữ Văn 9 - Học kì II.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1)

Đọc sách là quá trình tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết . Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc đã nhiều lần bàn về vấn đề đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân. Để hiểu được điều này chúng ta cùng tìm hiểu văn bản dịch của nhà văn để thấy được giá trị khoa học, thực tiễn của nó.

 

doc 156 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Kì II - Tiết 91 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học Kỳ 2
Ngày soạn: 3/1/09 
Ngày dạy: 5/1/09 
 Bài 18 – Văn bản: Bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm )
Tiết 91 - 92: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
2.Thái độ.
- Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức trong bài viết vào quá trình chọn và đọc sách.
 3.Kĩ năng.
- Rèn luyện thêm cho học sinh cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu về gương học tập trong lịch sử.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 3’)
- Giáo viên giới thiệu sơ lược chương trình Ngữ Văn 9 - Học kì II.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Đọc sách là quá trình tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết . Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc đã nhiều lần bàn về vấn đề đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân. Để hiểu được điều này chúng ta cùng tìm hiểu văn bản dịch của nhà văn để thấy được giá trị khoa học, thực tiễn của nó.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 84’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
của h/s
Nội dung cần đạt
GV Gọi học sinh đọc chú thích SGK/3.
? Nêu một vài nét chính về tác giả?
GV nêu khái quát.
Chu Quang Tiềm là nhà văn nhà lí luận nổi tiếng TQ thế kỉ XX. Văn bản là những lời tâm huyết của ông về việc đọc sách mà ông đã tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu.
GV nêu yêu cầu đọc.
-Giọng đọc khúc triết, rõ ràng, thể hiện giọng lập luận
GV Đọc mẫu, học sinh đọc.
? Giải thích từ học vấn, Trường chinh, Chính trị học?
? Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
?Vấn đề nghị luận được trình bày qua mấy luận điểm?
? Dựa vào bố cục bài viết em hãy trình bày các luận điểm của tác giả?
GV những luận điểm trên tập chung làm sáng tỏ vấn đề vì sao phải đọc sách và đọc sách như thế nào?
GV định hướng tìm hiểu bài.
GV yêu cầu học sinh đọc phần 1
? Nội dung của phần 1 là gì?
?Mở đầu luận điểm tác giả đã nêu lên vai trò của việc đọc sách đối với học vấn của mõi con người là gì?
?Theo nhà văn “học vấn” được hiểu như thế nào?
?Sách có vai trò gì với học vấn?
?Đọc sách có vai trò gì đối với con người?
?Con người muốn phát triển cần có nhìn nhận thành quả của nhân loại như thế nào?
?Luận điểm 1 tác giả đã dùng phương pháp lập luận nào để trình bày rõ luận điểm ? Em hãy phân tích?
? Câu văn “Có được sự chuẩn bị” ...có vai trò gì trong luận điểm 1?
?Sách có vai trò ý nghĩa tầm quan trong như thế nào đối với học vấn của con người?
GV khái quát tiết 1.
 Tiết 2
GV yêu cầu học sinh đọc phần 2
?Vì sao mở đầu luận điểm 2 tác giả lại nêu lên “sách vở nhiều... thì việc đọc sách lại không dễ” ?
?Tác giả đã nêu lên những trở ngại nào thường gặp trong quá trình đọc sách?
?Những trở ngại của việc đọc sách được tác giả lí giải cụ thể như thế nào?
?Cách diễn đạt, hình ảnh trong đoạn văn nêu trở ngại của việc đọc sách hiện nay như thế nào?
GV bằng sự quan sát, chiêm nghiệm của bản thân mình qua quá trình nghiên cứu tích lũy lâu dài tác giả đã truyền cho chúng ta một bài học quí báu .
? Bài học đó là gì?
GV khái quát chuyển ý
GV yêu cầu học sinh đọc phần 3.
?Từ đó tác giả đã nêu lên ý kiến cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
?Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta phải đọc nhiều loại sách?
? Tác giả đề xuất những phương pháp đọc sách nào?
?Đối với sách trình bày kiến thức phổ thông ta đọc như thế nào?
?Với sách trau dồi chuyên môn ta nên đọc như thế nào?
?Hình ảnh so sánh “... giống như con chuột...” có ý nghĩa gì?
GV câu kết luận của tác giả Không biết rộng... đã thể hiện được vai trò của học vấn.
?Từ bài văn em rút ra bài học gì về việc đọc sách?
GV khái quát đó chính là kinh nghiệm mà nhà văn muốn truyền lại cho chúng ta.
?Bài văn thuyết phục người đọc ở điều gì ?
? Những lời bàn trong văn bản cho ta những lời khuyên nào về sách và việc đọc sách ?
? Qua đây em hiểu gì về tác giả qua lời bàn về đọc sách của ông ?
? Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả ?
GV khái quát ghi nhớ – Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
-Đọc
-Trình bày
- nghe.
- Nghe.
-Đọc
-Giải thích
-Phát hiện
-Phát hiện
-Trình bày
-Nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Phát hiện
-Giải thích
-Nhận xét
-Suy luận
-Suy luận
-Phân tích
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc
-Lí giải
-Phát hiện
-Phân tích
-Nhận xét
- Nghe.
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
-Phát hiện
-Lí giải
-Phát hiện
-Trả lời
-Phát hiện
-Suy luận
-Liên hệ
-Nghe
-Khái quát
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu.
- Bộc lộ.
-Đọc ghi nhớ
I.Đọc - tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm
- Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ). Nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
* Đọc.
* Từ khó.
-Sách giáo khoa
* Cấu trúc văn bản.
- Văn bản nghị luận.
-Vấn đề nghị luận: Bàn về việc đọc sách.
- 3 luận điểm
+ Luận điểm 1: Từ đầu đến phát hiện thế giới mới tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Luận điểm 2: Tiếp đến lực lượng Những thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay.
+ Luận điểm 3: Còn lại Phương pháp đọc sách.
II.Đọc - hiểu văn bản.
1.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách..là con đường quan trọng của học vấn.
-Học vấn: là thành tựu do toàn nhân loại tích lũy ngày đêm mà có...
+Học vấn của ngày hôm nay đều do thành quả của nhân loại...
- Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
- Những sách có giá trị ->cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
- Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ...
-Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức.
-Đọc sách là cách để tạo học vấn.
-Lấy thành quả của nhân loại làm điểm xuất phát.
- Tác giả dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Nêu luận điểm Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách ... sau đó nêu lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách, đọc sách làm rõ vai trò của đọc sách với học vấn.
- Câu văn khái quát, tổng hợp giàu hình ảnh.
- Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ...
-Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức.
-Đọc sách là cách để tạo học vấn.
2.Những thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay..
-Vì tác giả đã nhìn thấy những trở ngại của việc hiện nay có nhiều sách vở.
-Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu.
-Sách nhiều khiến người ta lạc hướng.
-....Dùng phương pháp so sánh cách đọc sách...
->Diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh.
-> Sách nhiều có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.
3.Lựa chọn sách và phương pháp đọc sách.
-Không ham đọc nhiều, đọc lung tung mà chọn cho tinh, đọc cho kĩ...
-Cần đọc kĩ các cuốn sách chuyên sâu...
-Nên đọc đủ các loại sách chuyên sâu và thường thức...
-> Vì trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.
-Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn.
b.Phương pháp đọc sách.
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mắt mà đọc vừa suy nghĩ trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do nhất là các quyển sách có giá trị.
- Không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoach, có hệ thống, đọc để rèn luyện, rèn tính cách làm người.
-...lấy từ 3 đến 5 quyển đọc cho kĩ tổng cộng..
- Đọc rộng, biết đến các học vấn có liên quan...
-Nhắc nhở chúng ta nên đọc các loại sách có liên quan.
- Hiện nay sách vở nhiều phải biết lựa chọn sách để đọc.
-Đã đọc cuốn nào thì phải đọc cho kĩ, miệng đọc tâm ghi...
-Phải kết hợp đọc sách chuyên môn và đọc sách để có kiến thức phổ thông.
- Khi đọc sách chuyên môn cần kết hợp đọc rộng, đọc sâu.
-Nội dung bài viết và cách trình bày thấu tình đạt lí.
-Các ý kiến nhận xét xác đáng, có lí lẽ.
-Phân tích trình bày cụ thể qua giọng văn tâm tình trò chuyện thân ái chia sẻ kinh nghiệm.
-Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, hình ảnh so sánh độc đáo sinh động.
III.Tổng kết.
- Sách là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại.
- Muốn có học vấn phải đọc sách.
- Đọc chuyên sâu kết hợp với đọc mở rộng học vấn.
- Yêu quí sách, có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.
- Thái độ khen chê rõ ràng, lý lẽ cụ thể, liên hệ so sánh gần gũi, dễ thuyết phục.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
- Phát biểu những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản. Từ văn bản em rút ra được bài học gì về việc đọc sách.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp. ( 2’)
-Nắm chắc hệ thống luận điểm của bài viết.
- Bài học cho bản thân về việc đọc sách.
- Chuẩn bị bài: Khởi ngữ.
Ngày soạn : 5/1/09 
Ngày dạy: 7/1/09 
Tiết 93. Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó ( Câu hỏi thăm dò: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ).
2Thái độ.
Học sinh có thái độ sử dụng các thành phần của câu.
 3Kĩ năng.
Biết đặt câu có khới ngữ.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Chuẩn bị phương tiện, tài liệu.
- Học sinh: Chuẩn bị nội dung kiến thức về khởi ngữ.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 2’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Trong tiếng Việt các em đã được học về câu và các thành phần trong câu cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài những thành phần phụ ra câu còn có những bộ phận khác liên quan đến câu và một trong số những bộ phận đó là khởi ngữ chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 40’)
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
? Xác định chủ ngữ trong các câu có từ in đậm?
? Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ về vị trí?
? Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ?
? Các từ in đậm có tác dụng gì trong câu?
? Trước các từ in đậm nói trên có ( hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào?
? Những từ in đậm được gọi là khởi ngữ? Vậy thế nào là khởi ngữ?
? Trước khởi ngữ có thêm các quan hệ từ nào?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ?
? Đặt một câu có khởi ngữ? Gạch chân dưới khởi ngữ?
? Lấy ví dụ về câu thơ có sử dụng khởi ngữ?
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập1.
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích?
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 2/8. Nêu yêu cầu bài tập.
? Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ?
? xác định khởi ngữ trong các câu sau ? Cho biết khởi ngữ có quan hệ với từ nào trong câu ?
-Đọc
-Độc lập
-Phân biệt
-Nhận xét ... ường đó cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật Nhĩ ?
? Em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu trong truyện Bến quê ?
- Sự giúp đỡ vô tư, trong sáng.
-Giàu cảm thông, chia sẻ.
- Giản dị, chân thực.
- Quí trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống quê hương.
- Là con người có tình yêu mãnh liệt vẻ đẹp của quê hương, cũng chính là tình yêu cuộc sống.
- Cốt truyện giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Miêu tả nhân vật từ đời sống nội tâm .
	* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà.
	- Học bài – Soạn : Những ngôi sao xa xôi.
Ngày soạn: / /07 
Ngày dạy: / /07 
Bài 27. Bến Quê (Trích)
( Nguyễn Minh Châu )
Tiết 137: Hướng dẫn đọc thêm.
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nghĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
-Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
3.Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng những gì gần gũi ở xung quanh mình, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, gia đình cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( không )
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Trong tiết 1, các em đã nắm bắt được tình huống truyện cũng như tình huống của nhân vật chính. Vậy nhân vật chính có những cảm xúc suy nghĩ gì ? Trong tiết học hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu..
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 43’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
Tiết 2.
GV: Khi xây dựng tình huống đó tác giả đã ngầm thể hiện ý nghĩa của chủ đề câu chuyện vậy ý nghĩa đó như thế nào chúng ta tìm hiểu.
GV yêu cầu học sinh đọc phần đầu đến bậc gỗ mòn lõm. Hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được nhìn từ của sổ căn phòng của mình.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ - một bệnh nhân hiểm nghèo đang sống trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả như thế nào? Cảnh thiên nhiên đó được tả theo trình tự nào? Trình tự đó có tác dụng gì ?
GV đọc những câu văn thể hiện câu hỏi của Nhĩ và sự im lặng của Liên.
? Qua những câu hỏi của Nhĩ người đọc cảm nhận được những suy nghĩ gì của Nhĩ ?
? Những câu nói của Liên khiến cho Nhĩ cảm thấy những nét đẹp phẩm chất nào ở người vợ của mình ?
? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khoa khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ?
? Niềm khao khát được sang bãi bồi bên sông thể hiện suy nghĩ gì của nhân vật Nhĩ ?
GV dẫn dắt.
? Nhĩ đã nhờ con sang sông để làm gì?
? ước vọng của anh có thành công không? Vì sao? 
? Từ đây anh rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người ? Quy luật ấy được thể hiện ở câu văn nào? 
? Ngoài quy luật ấy còn quy luật nào khác ?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối truyện Mặt mũi Nhĩ đõ rựng một cách khác thường... hết.
? Hành động của Nhĩ ở đoạn văn được miêu tả như thế nào ?
? Hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn văn có ý nghĩa gì?
GV: Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của NMC giai đoạn 1975. Qua nhân vật nhà văn đã gửi gắm vào đó những quan sát, suy ngẫm về cuộc đời và con người. Nhưng nhân vật không bị biến thành cái loa phong thanh cho tác giả, những chiêm nghiệm triết lí được chuyển hóa vào đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến tâm trạng của nhân vật dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả rất tinh tế.
? Trong truyện có nhiều h/ả, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, em hãy tìm các chi tiết , h/ả đó? Và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng ?
? Truyện ngắn đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm gì về cuộc đời?
? Nêu những thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật ?
? Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm?
GV khái quát gọi HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
? Nhận xét miêu tả thiên nhiên?
-Phát hiện
-Trình bày
 - Phát hiện
- Giải thích 
- 
-Phát hiện
- Lí giải
-Đọc
- Phát hiện, nhận xét 
- Phân tích 
-Thảo luận
- Khái quát
- Khái quát 
- Tự bộc lộ
- Đọc
- Đọc
- Nhận xét 
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Tình huống truyện - tình huống của nhân vật chính ( Anh Nhĩ )
2 Những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
- Những chùm hoa bằng lăng...dòng sông màu đỏ...vòm trời cao hơn...bờ bãi màu vàng... 
-> Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều sâu, rộng, từ những bông hoa bằng lăng...con sông hồng, vòm trời... màu sắc hài hòa cảnh vừa quen vừa lạ...
- Nhĩ cảm nhận được thời gian sống của mình không còn được là bao nhiêu, anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát.
- Nhĩ cảm thấy Liên là người vợ tần tảo, anh ngày càng biết ơn vợ sâu sắc.
-Vì hôm ấy Nhĩ chợt nhận thấy vẻ đẹp rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ, và anh cũng hiểu mình sắp từ giã cõi đời...
-> Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bình thường mà ta đã bỏ qua trong cuộc sống khi còn trẻ ta đang đắm đuối với những khao khát xa vời.... niềm ân hận xót xa của Nhĩ với quê hương.
- Nhĩ nhờ con sang sông để thay mình cảm nhận vẻ đẹp của bãi bồi quê hương....
- ước vọng của anh không được vì đứa trẻ không hiểu ý cha, nên nó đi một cách miễn cưỡng và trên đường đi lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ngay bên đường, để lỡ chuyến đò sang sông.
- Anh rút ra quy luật của cuộc đời: thật khó tránh được những vòng vèo hoặc chùng chình, vài lần vòng vèo, chùng chình thì đã đi hết cuộc đời và có nhiều cái không thể làm lại được nữa.
- Quy luật khác được rút ra là sự cách biệt giữa hai thế hệ, tuy là gần gũi thương yêu nhau nhưng không hiểu nhau. Làm thế nào dể các thế hệ hiểu nhau, bổ sung cho nhau đem đến niềm vui cho nhau khi chưa quá muộn.
- Nhĩ thu hết sức lực nhô mình ra ngòai... khoát tay...
-> Hành động kì quặc, thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương có ích, đừng la ca, chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta dễ sa đà, để rứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
-H/ả bãi bồi, bến sông và khung cảnh thiên nhiên, hoa bằng lăng, vòm trời... -> đó là nét đẹp của cuộc sống trong những cái gần gũi bình dị, thân thuộc của quê hương.
-Hoa bằng lăng cuối mùa, bãi bồi, bãi lớ bên sông, con lũ đầu nguồn đổ về...-> Sự sống của nhân vật Nhĩ ở những ngày cuối cùng.
-Đứa con trai xa vào đám cờ thế để lỡ chuyến đò sang sông -> sự chùng chình, vòng vèo trên con đường đời khó tránh khỏi.
-Hành động cố nhoai người của Nhĩ -> khuyên mọi người hãy sống khẩn trương có ích...
- Cần trân trọng vẻ đẹp bình dị ở quanh ta.
- Trong cuộc đời dừng nên chùng chình , dềnh dàng trước một sự việc nào đó.
- Hãy sống có ích và cống hiến.
III. Tổng kết.
- Hệ thống h/ả biểu tượng, nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát triết lí của truyện.
- H/ả thiên nhiên, h/ả quê hương gần gũi quen thuộc, chi tiết tả thực có ý nghĩa biểu tượng lớn...
- Tình huống truyện giản dị, bất ngờ và mang nghịch lí, giọng kể chuyện ngẫm ngợi, triết lí mà vẫn cảm xúc, trữ tình...
- Cần trân trọng vẻ đẹp bình dị ở quanh ta.
- Trong cuộc đời dừng nên chùng chình , dềnh dàng trước một sự việc nào đó.
-Hãy sống có ích và cống hiến.
* Ghi nhớ: SGK/ 108
IV. Luyện tập.
- Đọc đoạn đầu và nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Thiên nhiên miêu tả theo không gian từ gần đến xa.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà tóm tắt truyện, phân tích suy nghĩ tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
- Tập phân tích nhân vật và toàn bộ truyện ngắn ( phần trích ) chuẩn bị viết bài làm văn số 7 - nghị luận văn học.
Ngày soạn: 29 / 3 /2008 
Ngày dạy: 31 / 3 /2008 
Tiết 139+140 : Luyện nói 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề nghị luận trước tập thể lớp một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
-Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ.
2.Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng nói trước tập thể về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Rèn kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
3.Thái độ.
-Học sinh có ý thực tự giác tập nói trong tổ, nhóm và trước lớp.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên : Phân công các tổ làm dàn ý đề cương.
-Học sinh : Chuẩn bị dàn ý đề cương nói.
C .Tổ chức các hoạt động .
* Hoạt đông 1. Kiểm tra bài cũ: ( 6’)
?Trình bày cách tìm ý, lập dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
GV: kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: ( 1’)
Giáo viên giới thiệu nội dung yêu cầu của tiết luyện nói.
* Hoạt động 3: Bài mới: ( 37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- ghi đề bài lên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết.
- khái quát dàn ý.
? Trình bày bằng miệng bài nói của mình trong nhóm ?
- Cho học sinh nhóm nhận xét ưu nhược điểm của bạn trong việc trình bày miệng 
- chọn đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- nêu yêu cầu nói:
-Nói rõ ràng mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- nhận xét phần trình bày của học sinh về nội dung, cách trình bày.
- Chép vào vở.
-Đọc đề bài
- thực hiện theo yêu cầu.
-Ghi nhanh.
-Nghe
-Độc lập
- nhận xét.
-đại diện nhóm trình bày.
* Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
I. Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề:
-Kiểu bài:
-Nghị luận về một bài thơ.
-Vấn đề nghị luận: tình cảm bà cháu.
-Cách nghị luận: xuất phát từ cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
*Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
-Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài Bếp lửa.
II.Lập dàn ý.
 a. Mở bài.
-Giới thiệu bài thơ, nêu nội dung của bài thơ.
b.Thân bài.
-Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam
- Kỉ niệm về thời ấu thơ từ rất xa, nhưng có vẻ đẹp trong sáng, có sức sóng trong tâm hồn nhà thơ.
- Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sấu ắc xung quanh bếp lửa quê hương.
-Hình ảnh bếp lửa gắn liền với cuộc đời của nhà thơ.
-H/ả bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương.
c.Kết bài.
-Khái quát lại cảm xúc của nhà thơ.
III.Tổ chức cho học sinh nói.
1.Nói trong nhóm.
2.Nói trước lớp
IV. Nhận xét ưu - nhược điểm.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
-Luyện tập kĩ năng nói theo dàn ý. Chuẩn bị bài : Những ngôi sao xa xôi

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 91-120-140 Van.doc