CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I-Mục tiêu :
Giúp HS biết làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
-HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Lên lớp :
1-Ổn định(1)
2-KT bài cũ (4)
- Nêu các cách làm bài văn nghị luận ?
3-Bài mới
A-Vào bài : Để làm 1 bài văn nghị luận tốt, trước hết cần nắm được cách làm. Việc đầu tiên phải làm là tìm hiểu về các dạng đề. Có 2 dạng đề : dạng mệnh lệnh & dạng mở, không mệnh lệnh.
Häc kú II Tuần 24- tiết 113 Ngày soạn: 25 /1/10 Ngày dạy: 27 /1/10 TẬP LÀM VĂN : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I-Mục tiêu : Giúp HS biết làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk -HS : sgk, bài soạn, bài học. III-Lên lớp : 1-Ổn định(1’) 2-KT bài cũ (4’) - Nêu các cách làm bài văn nghị luận ? 3-Bài mới A-Vào bài : Để làm 1 bài văn nghị luận tốt, trước hết cần nắm được cách làm. Việc đầu tiên phải làm là tìm hiểu về các dạng đề. Có 2 dạng đề : dạng mệnh lệnh & dạng mở, không mệnh lệnh. B-Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy & trò Nội dung hoạt động Hoạt động 1 :(10’) *HS đọc 10 đề sgk *GV: Đề bài nghị luận dạng này thường có 2 dạng : +Dạng mệnh lệnh thường có các lệnh như : suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh +Dạng mở, không mệnh lệnhà khi đề chỉ nêu lên 1 tư tưởng đạo lí là ngầm ý yêu cầu người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết bài nghị luận. I-Đề bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí a-H: Các đề bài trên có điểm gì giống & khác nhau? a-So sánh : *Giống nhau : Các đề đều yêu cầu nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. *Khác nhau : -Đề có mệnh lệnh : 1,3,10 -Đề mở, không có mệnh lệnh : 2,4,5,6,7,8,9. b-H: Dựa vào các mẫu đề trên, hãy tự ra 1 vài đề tương tự. -HS ghi đề ra giấy, 1 số em lên bảng. -GV cho hs thảo luận, nhận xét. Hoạt động 2(25’) *HS đọc đề sgk H: Thực chất của đề là gì? b-Tự ra 1 số đề : *Có mệnh lệnh : -Suy nghĩ về câu tục ngữ : “Aên quả nhớ kẻ trồng cây.” -Suy nghĩ của bản thân về việc thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm. *Không có mệnh lệnh : -Aên vóc học hay -Aên trông nồi ngồi trông hướng. -Lá lành đùm lá rách -Chị ngã em nâng II-Cách làm bài nghị luận *Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 1-Tìm hiểu đề & tìm ý a-Tìm hiểu đề : -Loại đề : nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí H: Yêu cầu về nội dung : suy nghĩ về vấn đề ? -Yêu cầu về nội dung : bài học về lòng biết ơn H: Tri thức cần có với dạng đề này là gì? -Tri thức cần có : +Vốn sống trực tiếp : tuổi đời, kinh nghiệm, nghề nghiệp, hoàn cảnh +Vốn sống gián tiếp : hiểu biết về tục ngữ Việt Nam; về phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc H: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu *Nghĩa đen : -Nước thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, mát, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò quan trọng trong cuộc sống. -Nguồn : nơi bắt đầu của mọi dòng chảy. *Nghĩa bóng : -Nước : là những thành quả mà con người hưởng thụ , từ giá trị của vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng,) cho đến giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, lễ tết, tham quan ..) -Nguồn : là những người làm ra thành quả, là người có công tạo dựng nên đất nước. “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, gia đình, dân tộc b-Tìm ý : *Nghĩa đen : *Nghĩa bóng : H: Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? *Bài học đạo lí : Những người hôm nay được hưởng thành quả phải biết nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả. -Nhớ nguồn l lương tâm trách nhiệm của mỗi người. -Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có. -Nhớ nguồn không chỉ hưởng thụ mà phải có trách nhiệm nổ lực sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần. H: Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa ntn? Hoạt động 3 (5’): củng cố các nội dung đã học. *Ý nghĩa của đạo lí : -Là 1 trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. -Là 1 trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoa của dân tộc. Häc kú II Tuần 24- tiết 114 Ngày soạn: 26 /1/10 Ngày dạy: 28 /1/10 TẬP LÀM VĂN : CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (tt) I.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm: Lập được dàn ý cho đề bài: Uống nước nhớ nguồn và Tinh thần tự học. Biết đánh giá, nhận định 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí. II. Chuẩn bị: Đề bài và dàn bài mẫu. Đoạn văn bình luận. III. Tiến trình các hoạt động dạy – học: Ổn định lớp 1’ Kiểm tra bài: Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Giới thiệu bài: Bài mới: Hoạt động của thầy & trò Nội dung hoạt động Hoạt động 1(15’) -“Nước” là gì? -“Uống nước” có ý nghĩa gì? -“Nguồn” là gì? -“Nhớ nguồn” là thế nào? 2-Lập dàn ý I-Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí : đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội. II-Thân bài : a-Giải thích câu tục ngữ : -Nghĩa đen -Nghĩa bóng b-Nhận định, đánh giá (tức bình luận) -Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người. -Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc. -Câu tục ngữ nêu 1 nền tảng tự duy trì & phát triển xã hội. -Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn. -Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc. III-Kết bài : Câu tục ngữ thể hiện 1 nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam. Hoạt động 2 (5’) *HS đọc bài viết sgk /T53 3-Viết bài *Ghi nhớ (sgk /T54) Hoạt động 3 (20’) : Luyện tập *Đề : Lập dàn ý cho đề : Tinh thần tự học. DÀN Ý I-Mở bài : Trong thực tế, ai cũng cắp sách đến trường, được sự chỉ bảo của thầy cô; nhưng trình độ tiếp thu của mỗi người có khác nhau. Điều đó còn phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả tự học của cá nhân. Nói cách khác, tự học là 1 trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người. II-Thân bài : 1-Giải thích : a) Học là gì ? Học là hoạt động thu nhận kiến thức & hình thành kĩ năng của 1 chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học diễn ra dưới 2 hình thức : +Học dưới sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo: hoạt này diễn ra trong không gian, thời gian, những điều kiện và những qui tắc cụ thể. +Tự học : dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng. Tự học là hình thức không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời. b) Tinh thần tự học là gì? +Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành 1 như cầu không thể thiếu đối với chủ thể học tập. +Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học 1 cách có hiệu quả. +Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể. +Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và ở những người khác. 2-Dẫn chứng : a) Các tấm gương trong sách báo. b) Các tấm gương ở bạn bè xung quanh mình. III-Kết bài : Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người./. Hoạt động 4 (5’) 4-Củng cố : Cách làm bài văn nghị luận. Dàn bài văn nghị luận. 5- Dặn dò : -Học bài cách làm bài văn nghị luận. Viết bài. -Chuẩn bị “Nghị luận về 1 tác phẩm truyện”./. @&@
Tài liệu đính kèm: