I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
-Nâng cao hiểu biết & kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
-Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu & các đoạn văn.
-Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Lên lớp :
1-On định (1)
2-KT bài cũ (5)
a-Thế nào là thành phần gọi-đáp? Cho ví dụ.
b-Thế nào là thành phần phụ chú? Thành phần phụ chú thường đặt giữa những dấu câu nào?
3-Bài mới :
A-Vào bài : Muốn cho bài văn mạch lạc cần có sự liên kết giữa câu với câu, đoạn văn vơi đoạn văn. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này.
Häc kú II Tuần 23- tiết 109 Ngày soạn: 19 /1/1 Ngày dạy: 23 /1/1 TIẾNG VIỆT : I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : -Nâng cao hiểu biết & kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học. -Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu & các đoạn văn. -Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk -HS : sgk, bài soạn, bài học. III-Lên lớp : 1-Oån định (1’) 2-KT bài cũ (5’) a-Thế nào là thành phần gọi-đáp? Cho ví dụ. b-Thế nào là thành phần phụ chú? Thành phần phụ chú thường đặt giữa những dấu câu nào? 3-Bài mới : A-Vào bài : Muốn cho bài văn mạch lạc cần có sự liên kết giữa câu với câu, đoạn văn vơi đoạn văn. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về vấn đề này. B-Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy & trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 :(15’) *HS đọc“Tiếng nói của văn nghệ”-Nguyễn Đình Thi 1-H: Đoạn văn bàn về vấn đề gì? H: Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của văn bản? *GV : nghĩa là : cách phản ánh thực tại (thông qua suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ) là 1 bộ phận làm nên “Tiếng nói của văn nghệ”. I-Khái niệm liên kết *Đoạn “Tiếng nói văn nghệ” 1-Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. -Quan hệ giữa đoạn văn với văn bản là : bộ phận – toàn thể. 2-H: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? 2.a-Nội dung chính : -Câu 1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. -Câu 2 : Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều mới mẻ. -Câu 3 : Cái mới mẻ ấy là lời gửi của 1 nghệ sĩ. H: Những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề của đoạn văn? b-Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề văn bản. H: Nêu những nhận xét về trình tự xắp xếp các câu trong đoạn văn. Đ: Hợp lí. +Tác phẩm nghệ thuật làm gì?(phản ánh thực tại). +Phản ánh thực tại ntn?(Tái hiện và sáng tạo) +Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì?(Để nhắn gửi 1 điều gì đó) c-Trình tự sắp xếp các câu hợp lí. 3-H: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?(chú ý các từ ngữ in đậm). 3-Mối quan hệ về nội dung giữa các câu: -Lặp từ vựng : tác phẩm -Cùng trường liên tưởng : tác phẩm, nghệ sĩ. -Phép thế : + nghệ sĩ bằng anh; +cái đã có rồi thay cho những vật liệu mượn ở thực tại. -Phép nối : nhưng. Hoạt động 2 (9’) H: Hình thức & nội dung giữa các câu, các đoạn trong văn bản liên kết ntn với nhau? *Ghi nhớ : Các đoạn văn trong 1 văn bản cũng như các câu trong 1 đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. H: Về nội dung, các đoạn văn phục vụ cho chủ đề nào? Các câu phục vụ cho chủ đề nào? H: Cách sắp xếp các câu, các đoạn phải ntn? -Về nội dung : +Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề). +Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). H: về hình thức, các câu, các đoạn được liên kết nhau bằng các biện pháp nào? -Hình thức, các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng 1 số biện pháp chính sau: +Lặp lại từ ngữ ở câu trước. + đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng+ thay thế+ phép nối Hoạt động 3 (10’) . *HS đọc đoạn văn 1-H: Chủ đề của đoạn văn là gì? II-Luyện tập * “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” 1-Chủ đề : Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam H: Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy ntn? H: Nêu 1 trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí. -Nội dung các câu tập trung phân tích chủ đề . -Trình tự các câu sắp xếp hợp lí : +Câu 1,2 khẳng định mặt mạnh về trí tuệ của người Việt Nam. +Câu 3,4 những điểm yếu. +Câu 5 Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới. 2: Các câu liên kết nhau bằng các phép liên kết nào? 2-Các phép liên kết : -Câu 1 nối với câu 2 bằng cụm từ “Bản chất trời phú ấy” (thế đồng nghĩa) -Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ “nhưng” (phép nối). -Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ “ấy là” (phép nối).-Câu 5 nối với câu 4 bằng từ “lỗ hổng” (Phép lặp từ ngữ). Hoạt động 4 (5’) 4-Củng cố : Hệ thống kiến thức. 5-Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Luyện tập liên kết câu & liên kết đoạn văn”./
Tài liệu đính kèm: