Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111, 112: Học kì II

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111, 112: Học kì II

CON CÒ -Chế Lan Viên-

(Hướng dẫn đọc thêm)

I-Mục tiêu : Giúp HS :

-Cảm nhận được vẻ đẹp & ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài tơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ & những lời ru.

-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả & những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

-Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ & phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III-Tiến trình các hoạt động dạy – học :

 1-Ổn định (1)

 2-KT bài cũ (6)

 a-Theo Buy-phong – nhà khoa học, thì chó sói & cừu non đáng thương hay đáng ghét?

 b-Thái độ của nhà thơ La Phông-ten với cừu non và chó sói ntn?

 c-Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống ntn?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111, 112: Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc kú II
Tuần 24- tiết 111
Ngày soạn: 20 /1/10 
Ngày dạy: 25 /1/10
 VĂN BẢN 
CON CÒ -Chế Lan Viên-
(Hướng dẫn đọc thêm)
I-Mục tiêu : Giúp HS :
-Cảm nhận được vẻ đẹp & ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài tơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ & những lời ru.
-Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả & những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ & phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Tiến trình các hoạt động dạy – học :
 1-Ổn định (1’)
 2-KT bài cũ (6’)
 a-Theo Buy-phong – nhà khoa học, thì chó sói & cừu non đáng thương hay đáng ghét?
 b-Thái độ của nhà thơ La Phông-ten với cừu non và chó sói ntn?
 c-Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống ntn?
 3-Bài mới
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung hoạt động
Hoạt động 1(10’)
*HS đọc phần chú thích (*)
H: Cho biết đôi nét về tác giả?
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
I-Giới thiệu 
 1-Tác giả : Chế Lan Viên (1920-1989) tên thật Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
 2-Tác phẩm : Bài thơ sáng tác 1962,in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo Bão”.
A-Hướng dẫn đọc : Đọc giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như đối thoại, những câu thơ trong ngoặc kép.
B-Lưu ý chú thích Các chú thích trg sgk
H: Bài thơ viết theo thể thơ gì?
H:Bài thơ được tác giả chia làm 3 đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
H: Như vậy, bao trùm bài thơ là hình tượng nào?
Đ: Con cò.
H: Qua hình tượng con cò, tác giả nói về điều gì?
Đ: Nói về tình mẹ bao la, qua những lời ru ngọt ngào trở thành bầu sữa tinh thần không bao giờ cạn trong suốt cuộc đời con.
-Thể thơ tự do.
-Bố cục : 3 đoạn
+Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
+Đoạn 2 : Hình ảnh con cò & lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người.
+Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru & lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
Hoạt động 2(23’)
* HS đọc đoạn 1
H: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu ntn?
Đ: Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò 1 cách tự nhiên qua những lời ru của mẹ thuở còn nắm nôi.
H : tại sao tác giả viết :“trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay” ?
Đ: Tác giả muốn thể hiện lời ru con gắn với cánh cò. Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, trở thành bản năng, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người như dòng sữa ngọt ngào.
II-Phân tích
 1-Con cò – lời ru (đoạn 1)
-4 câu thơ đầu : hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ khi còn nằm nôi. 
H: Trong lời ru của mẹ, những câu thơ nào lấy ý từ những câu ca dao?
*Đọc chú thích 1
H: Hình ảnh con cò gợi lên cuộc sống của người nông dân ntn?
-Lấy ý từ ca dao: Con cò bay la, bay lả, cổng phủ,  Đồng Đăng.
=>Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
H: Hình ảnh con cò lặn lội đi kiếm miếng ăn được thể hiện trong lời ru nào?
H: Hình ảnh cò trong lời ru này tượng trưng cho ai?
H: Nhận xét về cách vận dụng sáng tạo của tác giả?
Đ: Không trích nguyên văn mà chỉ trích 1 phần, 1 vài từ ngữ rồi đưa vào mạch thơ. Mạch cảm xúc thơ của mình, trong lời ru của mẹ. 
H: Tìm hình ảnh con cò trong những bài ca dao có ý nghĩa tương tự?
Đ:-Con cò lặn lội bờ sông
 Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
 -Cái cò đón cơn mưa
 Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Hay hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương :
“Lặn lội thân cò khi quảng vắng”
-Con cò ăn đêm  cò sợ xáo măng”
=>Tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.
H: Chế Lan Viên đã hát những câu hát vỗ về, nhắn nhủ của mẹ.Đó là những câu hát nào?
Đ: “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!  chẳng phân vân.”
H: Nội dung bài hát nhắn gửi điều gì?
Hoạt động 3 (5’): Củng cố các kiến thức đã học và giọng đọc của học sinh .
+Tuy bé chưa hiểu nội dung của lời hát, nhưng những âm điệu cứ thấm vào tâm hồn đứa bé, bằng giọng dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la, tình yêu & sự che chở của mẹ hiền. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Häc kú II
Tuần 24- tiết 112
Ngày soạn: 24 /1/10 
Ngày dạy: 25 /1/10
VĂN BẢN 
CON CÒ (tt) - Chế Lan Viên-
(Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm:
- Đọc diễn cảm văn bản
- Tìm hiểu về cuộc đời con cò và tình mẹ đối với con
- Nắm một số nghệ thuật trong văn bản 
II. Chuẩn bị:
- Đọc văn bản và tìm hiểu một số câu ca dao nói về hình ảnh con cò
III.Tiến trình các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp 1’
Kiểm tra bài: Đọc văn bản . Nhận xét về 4 câu thơ đầu của văn bản ?
3. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung hoạt động
Hoạt động 1 (15’):
*HS đọc đoạn 2
*Thảo luận : Hình ảnh con cò trg đoạn thơ này có mối quan hệ ntn với bé, với tình mẹ?
 2-Con cò – cuộc đời (đoạn 2)
-Con cò trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo cùng con người trong suốt cuộc đời.
H: Đến đây, hình ảnh con cò trg ca dao có tiếp tục sự sống của nó không?
Đ: Hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người, lòng yêu thương bao la và sự che chở của mẹ hiền.
H: Cánh cò gắn với từng chặng đường của con. Đó là những chặng đường nào của đới người?
Đ: Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời :
+Thuở nằm nôi : 
 “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
 Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.”
+Tuổi đến trường : 
 “Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”
+Đến lúc trưởng thành : 
 “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà
 Và trong hơi mát câu văn”
H: Điều đó mang ý nghĩa gì?
-Cánh cò gắn với từng chặng đường của người con. 
=>Điều đó, mang ý nghĩa biểu tượng về tình yêu, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
H: Em có nhận xét gì về sự liên tưởng và tưởng tượng của tác giả?
Đ: Sự liên tưởng và tưởng tượng thật kì lạ, đến ngỡ ngàng mà vẫn thật quen. Cánh cò và cuộc đời, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ, rõ ràng thật khó phân biệt. Màu trắng phau của cánh cò, cái dịu dàng êm ả của cánh cò gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường khôn lớn, trưởng thành.
Hoạt động 2 (15’)
*HS đọc đoạn 3
H: Ở đoạn 2, con cò tượng trưng cho sự dìu dắt của người mẹ, thì đến đoạn 3 hình ảnh con cò tượng trưng cho điều gì?
 3-Con cò – lòng mẹ (đoạn 3)
-Con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt đời : “Dù ở gần con,
 Dù ở xa con,
 Lên rừng xuống bể,
 Cò mãi yêu con.”
H: Nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình mẹ?
-Quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc :
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
H: Phần cuối bài thơ, trở lại với âm hưởng lời ru và có ý nghĩa gì?
-Đúc kết ý nghĩa phong phú và sâu thẳm của hình tượng con cò trong những lời ru ấy : “Một con cò thôi
 Con cò mẹ hát
 Cũng là cuộc đời
 Vỗ cánh qua nôi.”
H: Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ, giọng điệu của bài thơ?
 4-Nghệ thuật:
-Thể thơ tự do.
-Nhịp thơ dài ngắn không đều nhau, mang âm hưởng lời ru.
-Giọng điệu: giọng suy ngẫm, có cả triết lí về cuộc đời, về lòng mẹ, về ảnh hưởng của lời ru đến đời sống con người.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh biểu tượng trong bài thơ?
H: Em nhận xét gì về sự vận dụng sáng tạo ca dao?
Hoạt động 3 (5’): hướng dẫn đọc ghi nhớ sgk.
-Hình ảnh biểu tượng : con cò, cánh cò trắng.
-Nhà thơ chọn lọc cái tinh thần của ca dao làm thành chủ đề mang tính quy luật, triết lí.
III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk/ T 48).
Hoạt động 4 (10’).
4. Củng cố: Đọc diễn cảm, nội dung và nghệ thuật của bài.
5. Dặn dò: Học kĩ bài và chuẩn bị bài : Mùa xuân nho nhỏ.
@&@

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24 - tiết 111-112 lớp 9 KII.doc