Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81: Ôn tập phần tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81: Ôn tập phần tập làm văn

Tiết:81 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

Ngày soạn:18/12/09

Ngày dạy: 21/12/09

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nắm lại văn bản thuyết minh có kết hợp giải thích và miêu tả; văn bản tự sự có kết hợp biểu cảm và lập luận, có đối thoại và độc thoại, thể hiện các vai trò người kể chuyện khác nhau.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, phân tích văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận có sử dụng các yêu tố miêu tả, nghị luận.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác trong khi ôn tập, làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, gợi dẫn, bảng phụ, ví dụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đề cương trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81: Ôn tập phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:81 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn:18/12/09 
Ngày dạy: 21/12/09
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Nắm lại văn bản thuyết minh có kết hợp giải thích và miêu tả; văn bản tự sự có kết hợp biểu cảm và lập luận, có đối thoại và độc thoại, thể hiện các vai trò người kể chuyện khác nhau.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, phân tích văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận có sử dụng các yêu tố miêu tả, nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác trong khi ôn tập, làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, gợi dẫn, bảng phụ, ví dụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đề cương trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
2.Triển khai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS ôn tập nội dung chính phần Tập làm văn 9.
* GV nêu câu hỏi: 
? Phần Tập làm văn trong NV9 tập 1 có những nội dung nào lớn?
? Nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, nhấn mạnh:
- VB thuyết minh và VB tự sự lớp 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả kiến thức lẫn kĩ năng so với nội dung về các kiểu văn bản này ở những lớp dưới.
I. Nội dung chính:
1. Văn bản thuyết minh:
- Luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố: nghị luận, miêu tả.
2. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong VBTS:
+ Độc thoại và độc thoại nội tâm
+ Người kể và vai trò của người kể.
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn HS ôn lại vai trò, vị trí và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong VBTM.
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
? Lấy ví dụ để chứng minh?
* HS thảo luận, trình bày.
* GV nhận xét, chốt ý chính.
- Nếu thiếu các yếu tố đó thì bài văn thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
II. Vai trò, vị trí và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong VBTM:
- Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả góp phần làm cho VBTM được sinh động, hấp dẫn.
- Là các yếu tố phụ trợ làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn phân biệt văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả.
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
* HS thảo luận, trình bày.
* GV nhận xét, treo bảng phụ gợi ý các điểm cần so sánh.
III. Phân biệt văn thuyết minh và văn miêu tả:
Thuyết minh
Miêu tả, tự sự
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Đảm bảo tính khách quan, khoa học, ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống, cuộc sống, văn hoá, khoa học.
- Thường theo mộ số yêu cầu giống nhau.
- Đơn nghĩa.
- Có hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, tưởng tượng.
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
IV. Củngcố: (3’)
GV khái quát lại hệ thống kiến thức vừa ôn tập trong tiết học.
V. Dặn dò: (2’)
- Nắm vững nội dung vừa ôn tập, tìm thêm ví dụ để chứng minh.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.(tìm hiểu tiếp các câu hỏi 4,5,6 sgk)
E.Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap tap lam van(3).doc