Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 115

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 115

Tiết 111 – 112

Văn bản

CON CÒ

Chế Lan Viên)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam; thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

 2- Tích hợp:

 *) Ngang: từ ngữ, biện pháp tu từ (hoán dụ, ẩn dụ tượng trưng, điệp từ, kiểu văn bản biểu cảm).

 *) Dọc: cụm thơ trữ tình có tính chất triết lí, những câu, bài ca dao, bài thơ về con cò, con vạc, về người mẹ Việt Nam.

 *) Mở rộng: Chân dung Chế Lan Viên, tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, hát ru.

 3- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Giáo viên: + Chân dung Chế Lan Viên. Tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, những câu ca dao nói về con cò, con vạc, về người mẹ Việt Nam.

 + Đèn chiếu hoắc bảng phụ.

- Học sinh: + Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, Tìm hiểu về các câu ca dao hoặc những bài thơ viết về hình ảnh con cò.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/02/2010
Tiết 111 – 112
Văn bản
CON Cò
Chế Lan Viên)
Mục tiêu cần đạt.
 1- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam; thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
 2- Tích hợp:
 *) Ngang: từ ngữ, biện pháp tu từ (hoán dụ, ẩn dụ tượng trưng, điệp từ, kiểu văn bản biểu cảm).
 *) Dọc: cụm thơ trữ tình có tính chất triết lí, những câu, bài ca dao, bài thơ về con cò, con vạc, về người mẹ Việt Nam.
 *) Mở rộng: Chân dung Chế Lan Viên, tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, hát ru.
 3- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: + Chân dung Chế Lan Viên. Tập thơ “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, những câu ca dao nói về con cò, con vạc, về người mẹ Việt Nam.
	 + Đèn chiếu hoắc bảng phụ.
- Học sinh: 	+ Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK, Tìm hiểu về các câu ca dao hoặc những bài thơ viết về hình ảnh con cò.
Các bước lên lớp
1/ ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 a-Cách lập luận trong văn bản “Chó sói và cừu” là gì?
 A-Quy nạp.
 B-Diễn dịch.
 C-Kết hợp quy nạp và diễn dịch.
 D-So sánh – dẫn chứng.
 b-Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào?
 A-Khách quan, chân thực, khái quát bản chất quy luật.
 B-Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh.
 C-Nhân hóa.
 D-Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng.
3/ Bài mới.
	I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 	Tình mẹ con (mẫu tử) thiêng liêng mà gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca, nhạc họa đông tây kim cổ mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo mà đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam.
	II - Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu chú thích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
H. Gọi học sinh đọc chú thích *.
H. Em hiểu gì về tác giả?
H. Giới thiệu chân dung Chế Lan Viên
 H. Nêu hiểu biết của em về xuất xứ.
H. Bài thơ đề cập đến vấn đề gì?
 H. Em có nhận xét gì về thể thơ” Nhịp thơ?
H. Phương thức biểu đạt.
H. Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là gì? Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh đó? Mục đích của tác giả nhằm nói về điều gì?
H. Theo em, yêu cầu giọng đọc của văn bản này như thế nào?
- GV hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu và cho các em khác đọc tiếp.
- GV cho học sinh tìm hiểu từ khó theo hình thức hỏi đáp.
H. Gọi 2 học sinh.
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Đọc chú thích.
- Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
 Bổ sung: trong thơ Chế Lan Viên: phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo. Phong cách suy tưởng, triết lí đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
 - Tác giả có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo.
- Trả lời.
 - Trên cơ sở khai thác hình tượng con cò trong những khúc hát ru, nhà thơ ngợi ca tình mẫu tử, nêu lên ý nghĩa to lớn của lời ru đối với cuộc sống con người.
 - Thể thơ tự do, các câu dài ngắn không đều.
 - Nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu thơ điệp, tạo vần, nhịp điệu gần với lời hát ru, gieo vần không theo luật.
 - Hình ảnh con cò được khai thác trong ca dao truyền thống với nhiều ý nghĩa, mục đích hình ảnh biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
 - Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như là đối thoại, những câu thơ trong ngoặc kép, dựa ý ca dao (“Ngủ yên! Ngủ đi à ơi! Con làm gì? Con làm thi sĩ”).
- Đọc văn bản theo gịng thơ đã tìm.
- 2 em tìm hiểu từ khó
Phần 1: (Khúc ru 1): Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru.
 Phần 2: (Khúc ru 2): Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người.
 Phần 3: (Khúc ru 3): Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
I/ Đọc – tìm hiểu chung.
1) Tác giả - tác phẩm.
a)Tác giả.
b)Tác phẩm:
 *)Xuất xứ:
- Bài thơ được sáng tác 1962 in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” – 1967.
 *)Chủ đề:
- Nhà thơ ngợi ca tình mẫu tử, nêu lên ý nghĩa to lớn của lời ru đối với cuộc sống con người.
- Hình ảnh xuyên suốt: Con cò.
 *)Thể loại:
 -Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
2) Đọc:
3) Giải nghĩa từ khó.
4) Bố cục: 3 phần.
III - Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV- Gọi học sinh đọc.
H. Đoạn thơ gợi lên điều gì?
H. 4 câu thơ đầu có ý nghĩa như thế nào?
GV. Gọi học sinh đọc đoạn “Con cò bay la cò sợ xáo măng”.
H. Trong đoạn thơ tác giả đã vận dụng những câu ca dao nào?
 H. Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả?
H. Những câu ca dao ấy gợi lên những gì về khung cảnh cuộc sống xưa?
H. Em có biết câu ca dao nào có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự?
H. Câu thơ nào cũng mang ý nghĩa ấy?
H. Bằng cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo, đoạn thơ gợi cho em cảm nhận được điều gì?
GV. Gọi học sinh đọc lại toàn bộ đoạn thơ.
H. Phân tích biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ?
H. Hãy chỉ ra phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của nó?
 -Học sinh đọc lại 4 câu đầu?
 Bình: Lời mẹ ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên, âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru của những cánh cò ấy.
 - Đọc tiếp đoạn “Con cò bay la cò sợ xáo măng”.
 - “Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”.
 - “Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”.
 - “Con cò mà đi ăn đêm”.
- Tác giả không trích nguyên văn các câu ca dao mà chỉ dẫn một vài chữ để đưa vào mạch cảm xúc của mình, trong lời ru của mẹ.
 - 2 câu trên gợi tả khung cảnh làng quê rất bình yên, nhịp sống ít biến động.
 - Câu thứ 3 gợi tả hình ảnh con người cụ thể vất vả nhọc nhằn, lắm mưu sinh.
 - “Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc”.
 - “Cái cò đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt ai đưa cò về”.
 - “Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
 Eo séo mặt nước buổi đò đông”.
 (“Thương vợ” – Tế Xương).
 - Đọc “Ngủ yên!... phân vân”.
- Hình ảnh hoán dụ dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Đọc đoạn thơ
- Tìm kiếm và trả lời, nhận xét bổ xung.
II- Đọc – hiểu chi tiết.
 1/ Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ qua lời ru.
 +) Lời mở đầu giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi.
 +) Bằng cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo lời thơ đã gợi lên những điệu hồn dân tộc cứ thấm dần, thấm dần vào tinh thần của bé, nuôi dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng ngân nga của tình mẹ bao la.
 - Hình ảnh hoán dụ:
“Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng” đã hình tượng hóa tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ chậm, rãi đều, ngân nga như nhịp võng, nhịp cánh nôi đưa nhẹ, vỗ về.
 -Điệp ngữ: “Ngủ yên”, “con chưa biết”, “con cò”, “con hạc” lặp lại làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm ngọt ngào, thiết tha sâu lắng.
=> Qua lời ru bé cảm nhận được tình yêu và sự che chở của mẹ.
Giáo viên bình: Lời ru là khởi nguồn đưa bé vào thế giới tâm hồn của dân tộc với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc “cánh cò”, “cổng phủ”. Khung cảnh làng quê: nhịp sống của cha ông đã đến với bé thơ một cách vô thức. Bé chưa hiểu được nhưng qua trực giác âm điệu lời ru bé cảm nhận được tình yêu và sự chở che của mẹ hiền. Đoạn thơ tạm khép bằng điệp ngữ thanh bình của cuộc sống bình yên: “Ngủ yên! Ngủ yên!.. chẳng phân vân”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV. Gọi học sinh đọc.
H. Phần 2 gợi hình ảnh gì?
H. Cánh cò đi vào tiềm thức tuổi thơ thể hiện qua chi tiết nào?
H. Cánh cò gắn bó với tuổi học trò như thế nào?
H. Chi tiết nào gợi lên cánh cò gắn với tuổi trưởng thành?
H. Những hình ảnh thơ nào được sáng tạo mới lạ? Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó?
 Giáo viên: hình tượng hóa lời ru của mẹ cho con, cho cò.
H. Từ đó em có cảm nhận gì về hình ảnh con cò trong khúc ru 2?
H. Gọi học sinh đọc?
H. Đoạn thơ gợi lên điều gì?
H. Gọi học sinh đọc lại.
H. Hình ảnh con cò đã phát triển thành biểu tượng gì?
H. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua đoạn thơ?
H. Chỉ ra phép nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ? ý nghĩa của nó?
GV. Gọi học sinh đọc.
 H. Từ cảm xúc về tình mẹ con, nhà thơ đã mở ra các suy tưởng gì?
 Giáo viên: Đoạn thơ đi từ cảm xúc tới liên tưởng, thấm đượm chất chiếtl ý trữ tình – một đặc trưng của thơ Chế Lan Viên.
(Đọc phần 2).
* Tìm kiếm và trả lời:
 - “Cò đứng quanh nôi
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”.
 - “Mai khôn lớn con theo cò đi học.
Cánh Trắng cò bay theo gót đôi chân”.
 - “Lớn lên
 . con làm thi sĩ!
Cánh cò Trắng lại bay hoài không nghỉ?”.
 - “Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”.
-> Hình tượng hóa lòng nhân từ, đùm bọc bao la của mẹ với con.
 -“Cánh cò Trắng bay theo gót đôi chân”.
 -> Hình tượng hóa sự dịu dắt của mẹ vào thế giới tri thức.
 - “Cánh cò Trắng bay hoài không nghỉ.
 Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn”.
 -> Hình tượng hóa sự mong ước của mẹ đưa con vào thế giới nghệ thuật.
 - Đọc đoạn 3.
- Đọc “Dù con ở gần. vẫn theo con”.
- Biểu tượng người mẹ luôn bên con.
- HS tự bộc lộ cảm xúc
- Mẹ luôn nghĩ và sống cho cuộc đời con mai sau, nghĩ về tình yêu thương dành cho con.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Đọc “à ơi!...Quanh nôi”.
- HS nghe.
2) Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và gắn bó với cuộc đời con người.
+) Con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người.
 - Hình ảnh con cò được xây dựng bằng liên tưởng, tưởng tượng nó bay ra từ ca dao để gắn bó, nâng đỡ con người trong suốt cuộc đời.
 => Như thế hình ảnh con cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho lòng mẹ, về sự che chở dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
3)Suy nghĩ và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
 +) Lời ru cất lên dìu dắt, mênh mang gợi lên hình ảnh người mẹ yêu con với cả sự lận đận, đức hi sinh quên mình, với tình yêu bên chặt bao dung:
 - Điệp từ “Dù”, “vẫn” khiến lời thơ như một lời nguyền, ý thơ khẳng định tình mẫu tử sắt son, đó là quy luật của tình cảm thiêng liêng.
-Từ xúc cảm về tình mẹ con, nhà thơ đã mở ra sự suy tưởng về lời ru có hình ảnh con cò, về lời ru cuộc đời con người trong sự đùm bọc của mẹ về thân phận những con người nhỏ bé đáng thương trong cuộc đời.
IV - Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Hoạ ...  nhiệm vụ chiến lược:
 -Người lính khoác trên mình cành lá ngụy trang mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh dân tộc bảo vệ đất nước.
 -Người nông dân đem mồ hôi, sức lao động cần cù, làm nên mùa xuân cho đồng ruộng.
 ->Máu và mồ hôi của nông dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và giữ lấy mùa xuân mãi mãi.
 -Hai câu thơ “Tất cả. xôn xao” có gì đặc biệt?
 -Gọi học sinh đọc?
 -Từ những lời thơ này, em cảm nhận được những suy tư gì của tác giả về đất nước, nhân dân?
 -Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung trong những lời thơ này?
 -Giới thiệu tranh ảnh đất nước.
 -Những suy tư đó đã nói lên tấm lòng của tác giả như thế nào đối với đất nước?
 -Gọi học sinh đọc.
 -Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển sang bày tỏ điều gì qua khổ thơ 4 + 5.
 Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi ngôi (cách dùng đại từ) ở khổ 4 + 5 so với khổ thơ 1?
 -Hình ảnh “Chim hót”, “cành hoa” được lặp lại ở khổ thơ 4 có dụng ý gì?
 -Em có nhận xét gì về phương thức biểu cảm?
 -Từ đó em cảm nhận được điều tâm niệm nào của tác giả?
 -Điệp ngữ “Ta làm”, “Ta nhập”, “dù là”, có ý nghĩa gì?
 -Qua đoạn thơ vừa phân tích em nhận thấy tác giả đã bộc lộ một nhân cách, một phong cách, một triết lí sống như thế nào?
 -Em cảm nhận được điều gì từ hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”.
 -Hình ảnh nốt “Trầm xao xuyến” gợi lên ý nghĩa gì?
 Giáo viên liên hệ với thơ Tố Hữu: “Nếu là con chim chiếc là thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Không nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”.
 -ý nguyện dâng hiến của nhà thơ có gì khác so với thông thường?
 -Từ đó em cảm nhận thêm được một quan niệm cống hiến như thế nào?
 (Giáo viên: liên hệ với cuộc đời của tác giả): Cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng đến khi nằm trên giường bệnh sắp từ giã cõi đời nhà thơ vẫn để lại cho đời một khúc ca xuân đầy ý nghĩa.
 -Qua phân tích khổ thơ 4 + 5 em khái quát được điều gì?
 -Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối?
 -Khổ thơ gợi cảm xúc gì?
 -Lời thơ đầu của khổ thơ diễn tả điều gì?
 -Những câu thơ sau mang đậm chất gì?
 Giáo viên (liên hệ): ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế - niềm tự hào về di sản của Huế - của quê hương đất nước.
 -Cách gieo vần trong khổ thơ có gì đặc biệt?
 -Từ đó em cảm nhận như thế nào qua khổ thơ cuối bài?
 -Em hiểu gì về ý nghĩa của văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”?
 -Em hãy nhận xét khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
 -Qua bài học em cần ghi nhớ điều gì?
 -Thanh Hải (1930 – 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê Phong Điền, Thừa Thiên – Huế.
 -Hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp.
 -Tham gia 2 cuộc kháng chiến, bám trụ quê hương trong những năm tháng gay go ác liệt nhất của cách mạng.
 -Bệnh hiểm nghèo song ông vẫn sống lạc quan.
 -Bài thơ ra đời trước khi tác giả qua đời không bao lâu 11-1980.
 -Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào “Mùa xuân lớn” của cuộc đời chung.
 -Bài thơ trữ tình.
 -Thể thơ 5 chữ, nhịp 2/3; 3/2.
 -Biểu cảm kết hợp với miêu tả và lập luận.
 -Giọng điệu say sưa, trìu mến -> hối hả, phấn chấn -> tha thiết trầm lắng. Bộc lộ hồn thơ trong trẻo, một điệu thơ ngân vang.
 => Đọc với giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh, lúc chậm (khi nhanh thì bừng bừng phấn khởi, khẩn trương, khi chậm -> Khoan thai, càng về cuối càng lắng chậm nhỏ dần).
 -Học sinh giải nghĩa các từ do giáo viên nêu ra.
 *)Phần 1: (khổ thơ 1).
 -Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên.
 *)Phần 2: (khổ thơ 2 – 3).
 -Cảm nhận về hình ảnh mùa xuân đất nước.
 *)Phần 3: (khổ thơ 4 - 5).
 -Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả.
 *)Phần 4: (khổ thơ 6).
 -Cảm xúc về quê hương.
 -Dòng sông xanh.
 -Bông hoa tím biếc.
 -Tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
 -> Động từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ, đảo vị ngữ trong 2 câu đầu tạo ấn tượng lạ, sống động cho bức tranh xuân.
 -Màu sắc: (sông xanh, hoa tím biếc) màu của mùa xuân lộng lẫy, tươi thắm hài hòa và còn là màu sắc tâm lý được nhìn bằng trái tim yêu cảnh vật, quê hương gợi được linh hồn của cảnh vật.
 -Âm thanh: vang trời gợi sự rộn rã của sắc xuân.
-Đọc khổ thơ 2 + 3.
 -Hình ảnh người cầm súng.
 -Hình ảnh người ra đồng.
 -Cấu trúc sóng đôi, hai câu trên, hai câu dưới.
 -Lộc (trên lưng, nương mạ)Lộc là hình ảnh gợi cảm,lộc non mùa xuân gắn liền với người cầm súng,người ra đồng
-Sức sống của mùa xuân được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả âm thanh xôn xao
-Điệp ngữ,từ láy làm tăng sức sống của mùa xuân
-Hình ảnh so sánh đẹp kì vĩ
-Tgtin tưởng tự hào về đất nước 
-Chuyển đổi từ “tôi”>”Ta”
 -Thương cảm, trân trọng, tự hào, tin tưởng.
 -Đọc khổ thơ 4 + 5.
 -Sự chuyển đổi ngôi của nhân vật trữ tình không gượng gạo mà thoải mái hân hoan. “Ta” ở đây là ngôi gộp vừa chỉ nhà thơ vừa để chỉ mọi người.
 -Cách cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc ấy được lặp lại đã mang một ý nghĩa mới. Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
 -Biểu cảm trực tiếp lập ý bằng suy ngẫm, tưởng tượng nhân vật trữ tình “ta” bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của mình.
 -Nguyện cầu được hóa thân để hiến dâng phục vụ cho đời.
 -Khiến âm điệu thơ tha thiết, ý thơ sâu lắng.
 -Mỗi con người hãy trở thành “một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước.
 -Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo khắc sâu tâm nguyện hiến dâng một cách khiêm tốn chân thành.
 -Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù nhỏ bé góp vào cuộc đời chung nhưng dâng hiến, hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước khiêm tốn làm một nốt trầm trong bản hòa ca nhưng phải là một nốt trầm “xao xuyến” đầy ý nghĩa.
 -“Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc.”
 -Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.
 -Chất dân ca Huế.
 -Gieo vần phối âm độc đáo: hai tiếng cuối của câu đầu – câu cuối là vần trắc (hát) hai tiếng cuối của câu cuối là vần trắc (đất Huế) như muốn đóng khung lại, xong cảm xúc về mùa xuân nước non vẫn tràn ra bởi các thanh bằng và vần “inh” liên tiếp: “bình”, “minh”, “tình”.
 -Cuộc sống của mỗi con người nằm trong cuộc sống chung của mọi người.
 -Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp, mỗi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung -Thể thơ 5 tiếng, cách điệu dân ca miền Trung gieo vần liền, vần chân, tạo mạch thơ toàn bài.
 -Hình ảnh thơ giản dị, biểu trưng.
 -Giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với sự phát triển của thể thơ.
 -Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặt chẽ - logic: Mùa xuân thiên nhiên – mùa xuân đất nước – mùa xuân dâng hiến.
I>Đọc tìm hiểu chung văn bản.
 1)Tác giả - tác phẩm.
 a)Tác giả.
 b)Tác phẩm:
 *)Xuất xứ:
 *)Chủ đề:
 *)Thể loại:
 2)Đọc:
 3)Giải nghĩa từ:
 4)Bố cục: 4 phần.
 II>Đọc – hiểu chi tiết.
 1)Mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
-Dòng sông xanh
-Bông hoa tím biếc
-Tiếng chim chiền chiện
=>Những hình ảnh phác hoạ TG đã vẽ lên được cả không gian cao rộng của trời xuân,với màu sắc đặc trưng của xứ Huế, âm thanh vang vọng tươi vui
-“Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng”
=>Những chi tiết tạo hình, chuyển đổi cảm giác thể hiện cảm xúc say xưa,ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời vào xuân
 -Chỉ ra vài ba nét phác họa, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh xuân của đất trời rộng lớn với không gian ba chiều, với màu sắc hài hòa, âm thanh náo nức, tất cả đều say đắm lòng người. Đó là vẻ đẹp và sức sống của đất trời vào xuân.
 2)Mùa xuân của đất nước.
(-) Cấu trúc sóng đôi trong đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh “lộc” tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước: mùa xuân chiến đấu – mùa xuân sản xuất, người cầm súng, người ra đồng đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
 (-)Điệp ngữ “Tất cả” từ láy “hối hả”, “xôn xao” với cấu trúc sóng đôi gợi lên hơi thở mạnh, gấp, vang lên nhịp điệu tươi vui, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
“Đất nước ..
Đất nước .”
 (-)Hình ảnh so sánh đẹp kì vĩ đầy ý nghĩa biểu lộ niềm tự hào về đất nước, niềm tin yêu hi vọng vào ý chí vươn lên của dân tộc để xây dựng “dân giàu, nước mạnh”.
3)Tâm niện của nhà thơ
-Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
=>Điệp từ và điệp cấu trúc câu,kết hơp với đại từ->ước nguyện chân thành của nhà thơ qua những hình ảnh giản dị, đẹp của thiên nhiên
- Sự chuyển đổi ngôi của nhân vật trữ tình”ta”chỉ tác giả và mọi người
Tác giả mong được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót,bông hoa toả sắc hương cho đời
-Điệp ngữ, điệp từ:”Dù là”=> ý nguyện cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé vào cuộc đời chung của đất nước. Đó là ước nguyện giản dị nhưng cao cả,tốt đẹp 
-Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo khắc sâu tâm nguyện hiến dâng một cách khiêm tốn chân thành”một nốt trầm xao xuyến” trong bản hoà ca
 -Cách cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ, hình ảnh ẩn dụ sáng tạo kết hợp với phép điệp vang lên lời nguyện cầu thiết tha được hóa thân, được hiến dâng phục vụ cho đời một cách tâm huyết, chân thành tốt đẹp của con người.
 4)Cảm xúc về quê hương.
 -“Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về.
 -Những câu thơ mang đậm chất dân ca Huế, cách gieo vần phối âm độc đáo đoạn kết giống như điệp khúc của khúc ca xuân, bộc lộ rõ cái hồn của mùa xuân xứ Huế, chan chứa yêu thương, dịu ngọt.
 III>Tổng kết:
 1)Nội dung:
2)Nghệ thuật:
 *)Ghi nhớ: SGK trang 58
*)Củng cố luyện tập:
 1-Em hiểu “làm mùa xuân nho nhỏ” là làm gì?
 (Gợi ý: là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ và kiêm nhường như mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của nhân dân và đất nước và thời đại. Đó không chỉ là nguyện ước cuối cùng mà là suốt đời của nhà thơ Thanh Hải và cũng là của mỗi chúng ta.
 2-Viết một đoạn lời bình một khổ thơ hoặc một câu thơ mà em thích nhất.
 (Gợi ý: 
“Ơi con chim chiền chiện.
 Hót chi mà vang trời.
 Từng giọt long lanh rơi.
 Tôi giơ tay tôi hứng”
 Tiếng chim chiền chiện trong thơ Thanh Hải có cái rộn ràng bồi hồi, ấm áp, náo nức và thôi thúc lòng người vô cùng. Hình ảnh liên tưởng đầy chất thơ. Tiếng chim chỉ có thể nghe được chứ sao lại hứng được? Tiếng chim hót hay tới mức tác giả cảm nhận được nó đọng lại thành từng giọt rơi xuống long lanh để tác giả có thể hứng được. Đây chính là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác diễn tả cảm xúc tha thiết nồng nàn ngây ngất giữa con người và tạo vật. Trước vẻ đẹp của đất trời, tác giả dang rộng tâm hồn để đón nhận cảm hứng mùa xuân.
*)Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 1-Học thuộc lòng bài thơ.
 2-Viết một đoạn văn bình khổ thơ 2 hoặc 3 của bài thơ.
 3-Soạn “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 Tiet 111115.doc