Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tiết 119. Cách làm bài văn nghị luận

 về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức.

- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.

 3. Thái độ:

- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6)

? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích? Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đọan trích có nội dung, hình thức như thế nào?

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: . ( 1)

Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để giúp các em biết tạo lập hoàn chỉnh bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội chúng ta cùng tìm hiểu tiết học.

* Hoạt động 3: Bài mới.: ( 36)

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 / 3 /2008 
Ngày dạy: 3 / 3 /2008 
Tiết 119. Cách làm bài văn nghị luận 
 về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức.
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
 3. Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động..
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích? Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đọan trích có nội dung, hình thức như thế nào?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài: . ( 1’)
Chúng ta đã hiểu được thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Để giúp các em biết tạo lập hoàn chỉnh bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xã hội chúng ta cùng tìm hiểu tiết học.
* Hoạt động 3: Bài mới.: ( 36’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV chép các đề bài bảng phụ
GV đọc các đề bài, h/s đọc lại
? Các đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
? Các từ suy nghĩ, phân tích cho ta biết được điểm giống và khác nhau của chúng như thế nào?
? Nêu ý kiến nhận xét về các đề bài nghị luận trên?
? Đối tượng của dạng nghị luận này là gì?
GV khái quát dạng đề nghị luận thường gặp.
GV đọc đề, học sinh đọc lại.
? Trình bày các bước khi làm bài văn nghị luận nói chung?
? Đề bài thuộc kiểu đề bài nào? Dạng đề cụ thể?
? Nhân vật ông Hai trong tác phẩm hiện lên với nét đẹp phẩm chất nào? 
? Trình bày những biểu hiện của phẩm chất đó?
? Trình bày mở bài, thân bài, kết bài?
? Trình bày những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?
GV yêu cầu h/s trình bày theo nhóm.
GV nhận xét sửa sai.
GV yêu cầu học sinh viết thành các đoạn văn và trình bày.
GV y/c học sinh đọc hai mở bài trong sách giáo khoa.
? Nêu điểm giống và khác nhau của hai đoạn mở bài?
GV nhận xét bổ sung.
? Nhận xét cách viết mở bài trong bài văn nghị luận?
GV yêu cầu h/s viết thân bài: Lưu ý trong quá trinh triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
GV yêu cầu h/s đọc phần thực hành của bản thân
- đánh giá - sửa sai.
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích chúng ta cần thực hiện qua mấy bước, nội dung yêu cầu của các bước đó?
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
? Viết phần mở bài và một đoạn thân bài .
- Hướng dẫn học sinh viết theo hai cách.
- gọi học sinh trình bày- nhận xét.
- Nhận xét bổ sung.
- khái quát, yêu cầu H/S về nhà hoàn thiện.
- Đọc các đề bài.
- Trao đổi.
-Thảo luận
- Nhận xét 
- Phát hiện
-Vận dụng
- Trình bày
- Phát hiện
-Phát hiện
- Trình bày
- Nhận xét
-Lí giải
-Suy luận
- Nhận xét
- Trao đổi
- Thực hành viết
- Đọc
- Phân tích 
- Khái quát
-Làm độc lập
- Nghe, ghi ý đúng.
- Đọc.
- Nhận xét.
- Khái quát
- đọc.
- Viết đoạn văn.
- trình bày.
- nhận xét.
- nghe.
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện 
( hoặc đoặn trích )
Đề bài sách giáo khoa 64,65 
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện.
Đề 3: Nghị luận về thân phân Thúy Kiều.
Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
- Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Khác nhau: Suy nghì là xuất phát từ sự cảm , hiểu của mình để nhận xét đánh giá tác phẩm.
- Phân tích là xuất phát từ tác phẩm ( cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó là nhận xét đánh giá tác phẩm.
- Có hai dạng đề:
+ Dạng đề mệnh lệnh: thường gặp các từ suy nghĩ về tác phẩm, nhân vật
+ Dạng đề mở: nêu cảm nhận của em về tác phẩm...
-Đối tượng: Có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng hay những đổi thay trong số phận...
 II. Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn truyện.
* Đề bài :
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- 4 bước
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết thành văn
+Đọc và sửa chữa.
1.Tìm hiểu đề.
-Đề thuộc loại nghị luận về tác phẩm truyện ( nhân vật trong truyện)
-Dạng đề kèm theo mệnh lệnh
2.Tìm ý.
- Ông có tình yêu làng tha thiết gắn bó, tình yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước ( nét mới trong đời sống tâm hồn của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp)
- Các tình huống bộc lộ tình yêu nước, yêu làng.
- Các chi tiết nghệ thuật: tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động chúng tỏ tình yêu nước.
- ý nghĩa của tình cảm mới mẻ của nhân vật.
3. Lập dàn bài chi tiết.
a. Mở bài
-Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai, đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật.
b. Thân bài.
-Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước.
+ Khi đi tản cư ông suy nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiễn cùng anh em đồng đội.... chứng tỏ tình yêu làng luôn gắn bó với tình cảm kháng chiến
+khi tình cờ nghe tin làng theo Việt gian ông lo lắng, sững sờ...mặc cảm xấu hổ về làng, ông thù làng...
+ khi nghe tin làng được cải chính ông vui..ông tự hào về cái làng nhỏ bé của mình...
-Nghệ thuật:
+ Chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đặc sắc..khi nghe tin làng theo giặc, khi nói chuyện với bà Hai, khi tin đồn được cải chính...Các chi tiết miêu tả phù hợp với ông Hai.
+Thành công ở ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
c.Kết bài.
-Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả tỏng việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật...
4.. Viết bài.
 a. Viết mở bài:
- Giống: Đều nêu ra được vấn đề nghị luận: tình yêu làng gắn bó hòa quyện với tình yêu nước của ông Hai.
- Khác: 
+Đoạn 1 đi từ khái quát đến cụ thể ( từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
+Đọan 2: nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
-Có hai cách viết mở bài...
b.Viết thân bài.
-Mối luận điểm cần có sự phân tích, chứng minh, giải thích cụ thể, chính xác.
-Giữa các luận điểm đoạn văn cần có sự liên kết chuyển ý.
c.Viết kết bài.
-Kết bài có tính chất tổng hợp.
5.Đọc và sửa sai.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn " Lão Hạc " của Nam Cao
- viết phần mở bài.
 + Gián tiếp.
 + Trực tiếp.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 2’)
- Hoàn thành bài tập viết thành văn.
- Chuẩn bị bài Luyện tập về làm bài nghị luận về tác phẩm...

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 119 - TLV.doc