Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 138 – 139: Ôn tập phần tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 138 – 139: Ôn tập phần tiếng Việt

Tiết 138 – 139. Ôn tập phần tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II: Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

 2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.

3.Thái độ.

- Học sinh có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý,

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ, đèn chiếu, phiếu học tập

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5)

Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 138 – 139: Ôn tập phần tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 3 /2008 
Ngày dạy: 29 / 3 /2008 
Tiết 138 – 139. Ôn tập phần tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hóa lại các vấn đề đã học trong học kì II: Về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3.Thái độ.
- Học sinh có ý thức sử dụng đúng và có hiệu quả thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý,
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ, đèn chiếu, phiếu học tập
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Trong học kì II vừa qua chúng ta đã tìm hêỉu một số đơn vị kiến thức như: khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về những đơn vị kiến thức này chúng ta cùng ôn tập.
* Hoạt động 3: Bài mới. (83 ’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
? Nhắc lại khái niệm khởi ngữ? Lấy ví dụ minh họa?
? Thế nào là thành phần biệt lập?
? Kể tên các thành phần biệt lập đã được học? Nội dung của nó?
- yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm : tình thái, cảm thán, gọi- đáp.
GV khái quát chuyển ý.
- treo bảng phụ bài tập 1 SGK, nêu yêu cầu học sinh xác định.
- yêu cầu H/S điền vào bảng tổng hợp.
- nêu yêu cầu H/S làm đọc lập, - yêu cầu h/s trình bày, - nhận xét bổ sung.
- trình bày đoạn văn để học sinh tham khảo:
- yêu cầu h/s nhắc lại thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- treo bảng phụ bài tâp 1 SGK, đọc, gọi học sinh đọc 
-: nêu yêu cầu cho học sinh . Xác định các phép liên kết trong các đoạn trích?
- yêu cầu H/S điền vào bẳng tổng hợp.
? Nêu rõ sự liên kết nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. ?
- Treo bảng phụ câu chuyện cười.
? Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói in đậm cuối truyện?
- nhận xét bổ sung.
- nêu yêu cầu bài tập 2
? Tìm hàm ý của các câu in đậm trong các đoạn trích ?.
- khái quát
- Nêu k.niệm
- Trả lời
- Nêu tên
-Nhắc k.niệm
- Đọc, xác định
- Thảo luận-điền bảng
- Độc lập
- Trình bày
- nghe.
- Trình bày
- Đọc
- Xác định
- Độc lập
-Trình bày
- Đọc
- Thảo luận
- Đọc
- Phát hiện
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
1. Lí thuyết:
*Khởi ngữ: là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+Trước khởi ngữ, thường có thê rthêm các quan hệ từ về, đối với.
Vì dụ: Đối với cháu, thật là đột ngột.
-Đối với cháu: khởi ngữ.
* Các thành phần biệt lập.
-Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đây là thành phần được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
- Các thành phần biệt lập: Cảm thán, tình thái, gọi - đáp, phụ chú.
+Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. ( Thái độ của người nói đối với sự việc nói đến trong câu và thái độ của người nói với người nghe)
Ví dụ: Hình như hôm nay trời dông.
Hình như: Thái độ của người nói đối với sự việc nói trong câu chưa chắc chắn.
+Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
Ví dụ: ồ , sao mà độ ấy vui thế.
+Thành phần gọi- đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
+Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chínhc ủa câu.
2. Luyện tập.
a. Xác định các thành phần: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập trong các đoạn trích.
- Khởi ngữ: Xây cái lăng ấy
- Tình thái: Dường như
- Cảm thán: Vất vả quá !
- Gọi - đáp: Thưa ông
- Phụ chú: Những người con gái...nhìn ta như vậy.
b. Điền vào bảng thống kê.
Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Goi- đáp
Phụ chú
-Xây cái lăng ấy
-Dường như
-Vất vả quá
-Thưa ông
-Những người con gái...nhìn ta như vậy.
2.Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập?
* Đoạn văn: 
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ con người mới nhận ra rằng: gia đình là cái tổ ấm cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
* Bảng tổng hợp.
Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Phụ chú
-Cái chân lí giản dị ấy.
-Hình như
-tiếc thay
-cuộc đời vốn bình lặng quanh ta
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1. Lý thuyết.
- Liên kết câu
* Bảng tổng kết về các phép liên kết đã được học
Phép liên kết
Lặp từ
Thế
Nối
-Từ ngữ tương ứng
-Cô bé ( b)
- Nó ( b)
-Thế ( c)
-Nhưng, nhưng rồi, và ( a)
.	-Về nội dung: Các câu trong đoạn văn đã hướng đến làm rõ nội dung chủ để của văn bản Bến quê là chúng ta nên trân trọng những gì gần gũi ở quanh ta.
-Về hình thức: Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết câu: như phép thế, phép nối.
 III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
1. Bài tập 1: Truyện cười Chiếm hết chỗ.
- Câu chứa hàm ý: ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi !
+Hàm ý: Địa ngục là chỗ của các ông ( người nhà giàu )
2.Bài tập 2.
Tìm hàm ý của các câu in đậm trong các đoạn trích.
a. Tớ thấy họ ăn mặc đẹp đấy.
-> hàm ý: Đội bóng của huyện chơi không hay. Tôi không muốn bình luận về chuyện này.
b. Tớ bào cho Chi rồi .
-> Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà học thuộc lòng các bài thơ. Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật
- Tập phân tích bài thơ hoặc khổ thơ em cho là hay nhất. Chuẩn bị bài:Kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 138-139 - TV.doc