Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 150 đến tiết 155

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 150 đến tiết 155

Tiết 150 : Hợp đồng

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

- Giúp học nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.

- Viết được một văn bản hợp đồng thông dụng.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hợp đồng theo mẫu.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 150 đến tiết 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận xét – bổ sung.
- Đọc cho học sinh biên bản bàn giao tài sản.
- nghe.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà. 
	- Hoàn thành bài tập 3 , 4 / SGK.
 	- Đọc bài : Hợp đồng.
Ngày soạn: 12 / 4 /2008 
Ngày dạy: 14 / 4 /2008 
Tiết 150 : Hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
- Giúp học nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
- Viết được một văn bản hợp đồng thông dụng.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hợp đồng theo mẫu.
 3.Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
- Kế hoạch bài dạy: Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 1’)
Giáo viên kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
Trong công tác và cuộc sống nhiều khi chúng ta phải có sự thỏa thuận giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức cơ quan với cơ quan về việc thiết lập hay thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một công việc có liên quan...như vậy chúng ta cần đến một loại văn bản hành chính đó là hợp đồng. Vậy cách tạo lập văn bản hợp đồng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 41’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
- hướng dẫn học sinh đọc văn bản Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
? Văn bản trình bày vấn đề gì?
? Đây văn bản Hợp đồng, vậy em hiểu Hợp đồng là gì?
? Tại sao cần phải có Hợp đồng?
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu gì?
? Kể tên một số hợp đồng mà em biết ?
- khái quát ý 1 phần ghi nhớ.
- yêu cầu học sinh đọc lại bản hợp đồng mua bán SGK.
? Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết của hợp đồng gồm có những mục nào ?
? Nhận xét ngôn ngữ trong bản hợp đồng?
- khái quát ý 2 ghi nhớ
- khái quát nội dung toàn bài
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
? Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng?
- nêu yêu cầu bài tập 2 hướng dẫn học sinh hoàn thiện ở nhà.
- Đọc.
-Nhận xét
-Khái quát
-Lí giải
-Khái quát
-Độc lập
-Đọc
-Nhận xét
-Nhận xét
-Nghe, ghi
-Đọc ghi nhớ
-Thảo luận
-Nghe, ghi
I.Đặc điểm của hợp đồng.
1 .Đọc văn bản: Hợp đồng mua bán sách giáo khoa
-Văn bản trình bày một số nội dung thảo thuận giữa Công ti sách và Thiết bị trường học với Sở Giáo dục về việc mua sách giáo khoa.
- Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
-Vì Hợp đồng là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở đẻ các tập thể, cá nhận làm việc theo quy định của pháp luật.
-Về nội dung:
+Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác ( về nội dung, chất lượng, số lượng công việc, thời gian tiến hành, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia kí kết hợp đồng)
-Về hình thức:
+ Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa; các từ ngữ trong hợp đồng phải được dùng chính xác tránh dùng các từ ngữ chung chung, không dứt khoát.
-Các loại hợp đồng: hợp đồng lao động, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng đào tạo...
II. Cách làm hợp đồng.
- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ... tên hợp đồng...
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, ghi rõ họ tên của đại diện các bên tham gia kí hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên ( nếu có)
- Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK/ 138
III. Luyện tập.
1. Lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
-Trường hợp cần viết hợp đồng: b, c, e
2. Viết hợp đồng thuê nhà.
( Làm ở nhà)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp. ( 1’)
 - Hoàn thành bài tập 2 / 139.
 - Chuẩn bị bài: Bố của Xi mông
Ngày soạn: 18/4/09 
Ngày dạy: 20/4/09 
Bài 30 – Văn bản: Bố của Xi-Mông (Trích)
( Guy đơ Mô-Pa-Xăng )
 Tiết 152-153: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho học sinh lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra lòng yêu thương con người.
-Học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ 3 với việc miêu tả tâm lí nhân vật qua cử chỉ, lời nói và diễn biến tâm trạng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng.
3. Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình yêu thương bạn bè và cao hơn là tình yêu thương, cảm thông với những con người có hoàn cảnh đặc biệt.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
- Kế hoạch bài dạy: Nghiên cứu toàn bộ tác phẩm, chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 8’)
? Tóm tắt đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ? Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Guy đơ Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp thế kỉ XIX. Cha thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ ông nhập ngũ. Sau chiến tranh do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông lên Pa -ri làm ăn ông làm việc ở Bộ Hải quân và Giáo dục và bắt đầu sáng tác mở đầu là tác phẩm Viên mỡ bò ( 1880) nổi tiếng, Tiếp đó từ 1881 đến 1890 ông viết trên ba trăm truyện ngắn, sáu tiểu thuyết và một số tác phẩm thuộc thể loại khác. Đặc biệt ông rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Trong các sáng tác của ông vẫn tiếp tục truyền thống hiện thực trong văn học Pháp thế kỉ XIX, Ông đã nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô động, sâu sắc, hình thức giản dị trong sáng. Vậy nghệ thuật xây dựng truyện của Mô-pa -xăng thể hiện trong Bố của Xi-Mông nh thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 80’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
- yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * sách giáo khoa .
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mô-pa-xăng ?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
- nêu yêu cầu đọc - kể.
-Giọng đọc to, rõ ràng chú ý đến giọng của các nhân vật.
- đọc, yêu cầu học sinh đọc.
?Kể tóm tắt cốt truyện?
- yêu cầu học sinh đọc và nắm vững nội dung của các từ khó trong SGK/143.
? Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự kể chuyện ?
? Em hãy trình bày diễn biến các sự việc, giới hạn và nội dung của các sự việc đó?
? Trong truyện có mấy nhân vật có tên ? Đó là những nhân vật nào?
- còn một số nhân vật không được nhà văn đặt tên cụ thể như: thầy giáo, các bác thợ rèn, những em học sinh dù không có tên cụ thể nhưng tất cả các nhận vật đó đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động.
- định hướng cách tiếp xúc văn bản theo nhân vật.
- giới thiệu: Trong đoạn truyện này không giới thiệu về hình dáng của Xi-mông nhưng trong một đoạn truyện khác của tác phẩm giới thiệu Xi-mông là một bé trai khoảng 7,8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
? Qua lời giới thiệu ngắn gọn đó phần nào người đọc đã hiểu được cuộc sống của Xi - mông như thế nào ?
? Trong đoạn trích diễn biến tâm trạng của Xi -mông được diễn ra như thế nào?
- yêu cầu hoc sinh theo dõi phần 1 của văn bản.
 ?Xi-mông ra bờ sông với mục đích gì? Vì sao?
? Tâm trạng của Xi-mông khi ở bờ sống được miêu tả như thế nào?
? Nỗi đau đớn của Xi-mông được thể hiện qua chi tiết nào ?
? ý định tự vẫn của Xi-mông có thực hiện được hay không? Vì sao?
? Khi được bác Phi líp nhận làm bố tâm trạng của Xi-mông được diễn tả như thế nào?
? Qua những cử chỉ và suy nghĩ hành động của Xi-mông em cảm nhận được nhân vật này nét đẹp gì trong tâm hồn?
? Khi miêu tả tâm trạng đau đớn của Xi-mông nhà văn đã sử dụng thành công các nét nghệ thuật gì?
? Xây dựng nhân vật Xi-mông tác giả ngầm phản ánh vào đó tậm sự gì của bản thân ?
- khái quát chuyển ý.
- yêu cầu học sinh đọc phần 3 của văn bản.
? Tác giả đã khắc họa hình tượng mẹ của Xi-mông bằng những chi tiết nào ?
? Khi nghe Xi-mông nói muốn tự vẫn vì không có bố bị bạn bè chế giễu thì tâm trạng của chị như thế nào?
? Khi Xi-mông chạy đến bác Phi-líp hỏi bác có muốn làm bố cháu không thái độ của chị như thế nào?
? Qua những chi tiết trên chúng ta đã hình dung được nét đẹp gì trong bản chất của mẹ Xi-mông?
? Ngôi nhà của chị cho người đọc cảm nhận được thêm nét tính cách nào ở chị?
- ở phần cuối của truyện tác giả còn để cho một ngời thợ rèn cùng làm với bác Phi-líp nói với bác rằng: Blăng-sốt vẫn là một cô gái tốt bụng, trung hậu, và mặc dù gặp chuyện không hay, vẫn can đảm và nề nếp, cô ấy sẽ là một người vợ xứng đáng với một người đàn ông tử tế.
? Thông qua việc miêu tả và xây dựng nhân vật mẹ của Xi-mông nhà văn đã bày tình cảm của mình với nhân vật này như thế nào?
- khái quát chuyển ý.
- yêu cầu học sinh đọc phần 2,3
? Bác Phi-líp được giới thiệu qua những chi tiết nào? ( Hình dáng, công việc, thái độ đối với Xi-mông, với chị Blăng-sốt..)
? Khi đứng trước nhà chị 
Blăng-sốt và và trước tử thế của chị bác cảm nhận được ở chị này điều gì?
? Biết được hoàn cảnh của mẹ con Xi-mông bác đã có cử chỉ gì? ý nghĩa của cử chỉ đó ?
? Qua những chi tiết miêu tả trên chúng ta hình dung được Bác 
Phi -líp có những đức tình gì đáng quí ?
? ở cuối tác phẩm bác đã trở thành người bố chính thức của Xi-mông điều đó có ý nghĩa gì với cuộc đời chị Blăng-sốt ?
? Diễn biến tâm trạng của ba nhân vật được xây dựng như thế nào ?
? Nhận xét cách xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật?
? Theo em ai là những người đáng trách nhất trong truyện? Vì sao?
? Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân?
- khái quát toàn bài
- yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 
- hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Phân tích nhân vật Xi - mông trong đoạn trích ?
- gọi học sinh trình bày bài viết.
- Nhận xét – sửa sai.
- Đọc
- Trình bày
- Độc lập
- Nghe.
- Đọc
- Kể
-Đọc
-Phát hiện
- Trình bày
-Phát hiện
-Nghe
-Nghe
- Nhận xét
- Phát hiện
- Theo dõi.
- Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Lí giải
- Nhận xét
- Cảm nhận
- Phân tích
- Nhận xét
- Nghe
-Phát hiện
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Bổ sung
- Nghe
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
- Phát hiện
- Suy luận
- Phân tích
- Khái quát
- Suy luận
- Phân tích
- Nhận xét
-Thảo luận
- Liên hệ
- Đọc ghi nhớ
- Viết đoạn.
- Trình bày.
- Nhận xét.
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm.
-Mô-pa-xăng là nhà văn Pháp thế kỉ XIX. Ông là một nhà văn hiện thực nổi tiếng vơí trên 300 truyện ngắn và 6 tiểu thuyết. Ông là tác giả nổi tiếng của các tác phẩm Viên mỡ bò, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp... 
- Văn bản Bố của Xi-Mông trích truyện ngắn cùng tến kể về chị Blăng-sốt một người con gái đẹp, có đức h ... thuật theo ngôi kể thứ mấy? Ưu thế của ngôi kể này?
? ở những câu chuyện nào tác giả sáng tạo ra những tình huống truyện độc đáo?
- hệ thống kiến thức toàn bài
- ý nghĩa triết lí trong Bến quê
- Tư tưởng giáo dục của tác phẩm.
- Thảo luận nhóm
- Bộc lộ
- Bộc lộ, nêu cảm nghĩ
- Nhận xét
- Phát hiện
2. Nội dung phản ánh
Có 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau 1945 được học trong chương trình ngữ văn 9 sắp xếp theo thời kì lịch sử sau:
+ Thời kì kháng chiến chống Pháp: Làng ( Kim Lân )
+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ); Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long ); Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê )
+ Sau 1975: Bến quê ( Nguyễn Minh Châu ).
Các tác phẩm trên đã phản ánh một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có biến cố lớn lao, từ sau cách mạng tháng tám 1945, chủ yếu là trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Các tác phẩm đã phản ánh hình ảnh con người Việt nam thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: Ông Hai ( Làng ), người thanh niên ( Lặng lẽ Sa Pa ), ông Sáu, bé Thu ( Chiếc lược ngà ), ba cô gái thanh niên xung phong
 ( Những ngôi sao xa xôi ).
3. Phẩm chất của các nhân vật 
- Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt nhưng phải đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa: Yêu thích, hiểu biết về ý nghĩa công việc thầm lặng của mình, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
- Bé Thu ( Chiếc lược ngà ): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
- Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le xa cách của chiến tranh.
- Ba cô gái thanh niên xung phong ( Những ngôi sao xa xôi ): Tinh thần dũng cảm, không sợ hi sinh, khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
4. Nghệ thuật kể chuyện
* Làng ( Kim Lân ) 
- Ngôi kể thứ 3 theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai.
- Tác dụng: không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn.
* Lặng lẽ Sa Pa
- Ngôi kể thứ 3,đặt vào ông họa sĩ
- Tác dụng: không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn.
* Bến quê
- Ngôi kể thứ 3, đặt vào nhân vật Nhĩ.
* Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi
- Kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Tác dụng: câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện.
5. Sáng tạo tình huống truyện
- Những tình huống truyện.
+ Chiếc lược ngà: Ông Sáu về thăm vợ con nhưng bé Thu kiên quyết không nhận ba. Đến lúc nhận thì đã phải chia tay, đến lúc hi sinh ông Sáu vẫn không được gặp bé Thu lần nào.
+ Bến quê
+ Làng
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp ( 1’)
- Tóm tắt truyện, nội dung truyện
- Chuẩn bị: Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp theo )
Ngày soạn: 19 / 4 /2008 
Ngày dạy: 21 / 4 /2008 
Tiết 155. Tổng kết về ngữ pháp
( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt.
 1.Kiến thức:
Bài học giúp học sinh:
- Tiếp tục hệ thống các kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt về các thành phần câu, các kiểu câu.
2.Kĩ năng.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
3.Thái độ.
- Có ý thức ôn tập tốt.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy hoc
- Kế hoạch bài dạy: Chuẩn bị nội dung lên lớp, sưu tầm thêm bài tập cho học sinh luyện tập.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Trong các giờ học trước chúng ta đã ôn tập tổng kết một số kiến thức về ngữ pháp. Tiết học hôm nay cô cùng các em tiếp tục tổng kết về các thành phần câu và các kiểu câu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 42’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Câu có những thành phần nào chia theo cấu trúc?
? Nêu những dấu hiệu nhận biết các thành phần đó?
? Những dấu hiệu nhận biết thành phần phụ?
- gọi học sinh đọc bài tập 
? Tìm CN - VN trong các câu đơn sau?
? Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu?
? Hãy cho biết mỗi từ ngữ thuộc thành phần gì của câu?
? Thế nào là câu đơn?
? Tìm thành phần CN và VN trong các câu sau?
- gọi học sinh đọc bài tập 
? Xác định những câu đặc biệt?
? Thế nào là câu ghép? Các kiểu câu ghép?
? Hãy tìm câu ghép trong những câu sau?
? Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép ở bài tập 1 ?
? Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau là quan hệ gì?
? Từ mỗi cặp câu đơn sau, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện tương phản, nhượng bộ thuộc quan hệ từ thích hợp?
? Tìm câu rút gọn trong những câu sau?
? Hãy biến đổi các câu sau thành những câu bị động?
? Câu chia theo mục đích nói gồm mấy loại?
? Xác định câu nghi vấn và mục đích sử dụng?
? Xác định câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
- hệ thống hóa kiến thức :
- Thành phần câu
- Các kiểu câu
- Biến đổi câu
- Khái quát
- Độc lập 
-Trao đổi nhóm
- Xác định
- Đọc
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Khái quát
- Trả lời
- Trao đổi
- Đọc
- Xác định
- Khái quát
- Thực hiện
- Độc lập
- Xác định
- Thực hiện
- Xác định
- Thực hiện
- Phát hiện
- Thảo luận nhóm
- Trả lời
- Nghe, ghi
C. Thành phần câu
* Lí thuyết
I. Câu có thành phần chính và thành phần phụ.
- Thành phần chính: Gồm CN - VN
- Thành phần phụ: Trạng ngữ
- Khởi ngữ
* Dấu hiệu nhận biết
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời gian và trả lời các câu hỏi '' làm gì? '', '' làm sao? '' 
'' như thế nào? '' hoặc '' là gì? ''
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái..được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi ai? cái gì?
- Thành phần phụ
+ Trạng ngữ: Đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...diễn ra sự việc nói trong câu.
+ Khởi ngữ: Thường đứng trước CN, nêu lên đề tài của câu nói, có thể thêm quan hệ từ về, đối với đứng trước.
II. Bài tập
Bài tập 1.
- Chủ ngữ
a. Đôi càng tôi
b. Mấy người học trò cũ
c. Nó
- Vị ngữ
a. Mẫm bóng
b. Đều sắp hàng dưới hiên đi vào lớp
c. Vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
- Trạng ngữ
Câu b: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi.
- Khởi ngữ
Tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc.
II. Thành phần biệt lập
1. Lí thuyết
* Thành phần tình thái
- Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Thành phần cảm thán
- Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận)
* Thành phần gọi đáp
- Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
* Thành phần phụ chú
- Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
* Dấu hiệu nhận biết.
Chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Cũng vì vậy chúng được gọi chung là thành phần biệt lập.
2. Bài tập .
a. Có lẽ: Tình thái
b. Ngẫm ra: Tình thái
c. Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời quả vàng xanh, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng... Phụ chú
d. Bẩm: Gọi đáp
- Có khi: Tình thái
e. Ơi: Gọi đáp
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
- Câu đơn là câu có 1 thành phần CN và VN.
II. Bài tập
 *Bài tập 1.
a. CN: Nghệ sĩ
 VN:- ghi lại cái đã có rồi
 - muốn nói một điều gì mới mẻ
b. CN:- Lời gửi của...cho nhân loại
 VN:- phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn.
c. CN: Nghệ thuật
 VN: là tiếng nói của tình cảm
d. CN: Tác phẩm
 VN:- là kết tinh...sáng tác
 - là sợi dây ...trong lòng.
e. CN: Anh
 VN: thứ sáu và cũng tên là Sáu. 
* Bài tập 2.
a.- Có tiếng nói léo xéo ở gian trên
 - Tiếng mụ chủ...
b. Một anh thanh niên hai mươi bảy 
c. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
d.- Hoa trong công viên
 - Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.
 - Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... 
 - Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
II. Câu ghép
1. Lí thuyết
- Câu ghép là câu có từ hai kết cấu CV trở lên, không bao hàm lẫn nhau.
- Câu ghép có hai loại:
+ Câu ghép chính phụ
+ Câu ghép đẳng lập
2. Bài tập
 *Bài tập 1.
a. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị thương.
c. Ông lão vừa nói, vừa chăm chăm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả làng.
d. Cái nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì trước mặt bỗng hiện lên một cách kì lạ.
e. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. 
 *Bài tập 2.
a. Quan hệ bổ sung
b. Quanh hệ nguyên nhân
c. Quan hệ bổ sung
d. Quan hệ nguyên nhân
e. Quan hệ mục đích
 *Bài tập 3.
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện, giả thiết
 *Bài tập 4.
- Vì quả bom tung lên và nổ trên không ( nên ) hầm của Nho bị sập.
=> Nguyên nhân
- Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
- Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
=>Tương phản
- Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
=>Nhượng bộ
III. Ôn tập biến đổi câu
 *Bài tập 1.
- quen rồi
- ngày nào ít: 3 lần
 *Bài tập 2.
Những câu tách ra là bộ phận của câu đứng trước.
a. Và làm việc có khi suốt đêm
b. Thường xuyên
c. Một dấu hiệu chẳng lành
=>Tác giả tách câu như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
 *Bài tập 3
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sẵn.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. Các kiểu câu ứng với mục đích nói
- Chia làm 4 loại:
+ Câu trần thuật
+ Câu nghi vấn
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán.
 *Bài tập 1.
- Ba con sao con không nhận?
 ( dùng để hỏi )
- Sao con biết là không phải?
 ( dùng để hỏi )
 *Bài tập 2.
a.- ở nhà trông em nhá.
 ( dùng để ra lệnh )
 - Đừng có đi đâu đấy!
 ( dùng để ra lệnh )
b.- Thì má cứ kêu đi!
 ( dùng để yêu cầu )
 - Vô ăn cơm!
 ( dùng để mời )
* Chú ý: 
'' Cơm chín rồi '' là câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp. ( 1’)
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị: Tiết 156 kiểm tra về truyện

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 150 - TLV.doc