A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Hiểu Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc .
- Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật .
B. Chuẩn bị : Máy tính, máy chiếu, tư liệu về nhà văn Jack London.
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu như thế nào về nhan đề truyện Bố của Xi – mông? Từ đó em rút ra được bài học gì sau khi học xong câu chuyện?
3. Bài mới : GV vào bài bằng cách giới thiệu về lòng yêu thương loài vật.
CON CHÓ BẤC Giắc Lân - đơn Tiết 156 NS: 11/4/2009 ND: 13/4/2009 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Hiểu Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc . - Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật . B. Chuẩn bị : Máy tính, máy chiếu, tư liệu về nhà văn Jack London. C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu như thế nào về nhan đề truyện Bố của Xi – mông? Từ đó em rút ra được bài học gì sau khi học xong câu chuyện? 3. Bài mới : GV vào bài bằng cách giới thiệu về lòng yêu thương loài vật. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. - HS trình bày những hiểu biết của mình về tác giả trên cơ sở tìm hiểu bài ở nhà. GV chiếu chân dung nhà văn Jack London, giới thiệu thêm một số nét và những tác phẩm tiêu biểu của ông. - GV yêu cầu HS tìm hiểu những thông tin về tác phẩm. GV chốt ý. GV hướng dẫn HS đọc, tóm tắt, tìm hiểu nội dung văn bản. HS đọc, tóm tắt và tìm bố cục văn bản. GV chiếu bố cục lên bảng phụ để HS tham khảo. GV hướng dẫn HS phân tích. (?) Phần mở đầu tác giả muốn nói với người đọc điều gì ? Cách cư xử của Thoóc-tơn với Bấc như thế nào ? (?) Tình cảm đó có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào ? - HS tìm các chi tiết, trả lời, Hs khác bổ sung. Gv chốt ý lên bảng. (?) Em có nhận xét gì về tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc ? - HS suy nghĩ, trình bày (?) Qua nhân vật Thoóc-tơn em học được tính cách gì tốt đẹp ở con người này ? - HS nêu cảm nhận của mình. GV tích hợp giáo dục cho Hs lòng thương yêu loài vật. Chiếu một số hình ảnh về con cho Bấc được dựng thành phim để Hs cảm nhận rõ hơn tình thương yêu loài vật của Thooc – tơn. (?) Tình cảm của Bấc đối với ông chủ biểu hiện qua những khía cạnh nào ? Tìm những chi tiết để chứng minh ? HS thảo luận nhóm nhỏ, tìm chi tiết vào giấy nháp, trình bày, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. (?) Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả ? - Tinh tế, tài tình, chính xác và trí tưởng tượng phong phú, sinh động, chân thực. (?) Điều gì khiến cho tác giả nhận xét tinh tế đi sâu vào trong “tâm hồn” của thế giới loài vật như vậy? - Tình thương yêu loài vật của tác giả. (?) Nêu cảm nhận của em về con chó Bấc ? (?) Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? - Nhân hoá, so sánh đặc sắc. (?) Liên hệ với câu chuyện có ý nghĩa tương tự mà em đã được học ? HS liên hệ. Gv chiếu một số hình ảnh đẹp về loài vật, những tình cảm gần gũi giữa người và vật để HS tham khảo. GV hướng dẫn HS rút ra phần nội dung bài học. GV hường dẫn HS luyện tập bằng một số bài tập trắc nghiệm. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đọc – hiểu văn bản Đọc – tìm hiểu chú thích. Bố cục: Phân tích a. Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc : - Chăm sóc chó như là con của anh. + Chào hỏi thân mật. + Chuyện trò, nói đùa vui vẻ + Túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa yêu. + Kêu lên trân trọng đằng ấy à Yêu thương, trân trọng loài vật như đối với con người. b.Tình cảm của Bấc đối với ông chủ : - Cử chỉ hành động : + Cắn vờ . + Nằm phục ở chân chủ hàng giờ, mắt háo hức quan tâm theo dõi trên nét mặt. + Nằm xa hơn quan sát + Bám theo gót chân chủ. - Tâm hồn : + Trước kia chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy. + Thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm gì mạnh mẽ ấy. + Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực + Không muốn rời Thoóc-tơn một bước, lo sợ Thoóc-tơn rời bỏ.. à Yêu quý tôn thờ, kính phục chủ III. Tổng kết Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập. 4. Hướng dẫn về nhà : Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thương loài vật của Thoóc-tơn qua đoạn trích. Tìm hiểu những thông tin về tác giả và vở kịch Bắc sơn. 5. Rút kinh nghiệm KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tiết 157 NS: 11/4/2009 ND: 14/4/2009 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS về phần Tiếng Việt học kì II. Từ đó giúp HS rút kinh nghiệm cho những bài học sau. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biều điểm. 2. Học sinh: học bài, ôn tập toàn bộ phần Tiếng việt. C. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định 2. Phát đề (Có đề bài kèm theo) 3. Theo dõi Hs làm bài 4. Thu bài – hướng dẫn về nhà: Ôn tập toàn bộ phần Tiếng việt chuẩn bị thi Học kì. Ma trận đề Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Khởi ngữ C1 C2 0.5 Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái Thành phần cảm thán C3 C4 C5 0.5 0.25 Liên kết câu và liên kết đoạn văn C6 C2 2.25 Nghĩa tường minh và hàm ý C12 C1 C1 5.25 Câu đặc biệt Câu đơn C8 C11 0.25 0.25 Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp C9 C10 0.5 Từ loại C7 0.25 Tổng điểm 10.0 Đáp án và biểu điểm: Trắc nghiệm: 1a, 2c, 3b, 4b, 5c,6d, 7c, 8d, 9c, 10d, 11c, 12b.(Mỗi câu đúng được 0.25đ) Tự luận: Câu 1: Học sinh nêu được khái niệm nghĩa tường minh (1đ), nghĩa hàm ý (1đ). - Chỉ ra câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt áo đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài may để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. (1đ) - Nội dung của hàm ý: “ Ngài phải cúi đầu thấp trước quan trên, ngài ngửng đầu lên cao đối vớ dân đen” . Hàm ý sâu xa hơn: “Ông là kẻ nịnh trên, nạt dưới” (2đ) Câu 2: Các phép liên kết: - Giống, ba, già, ba con: Phép lặp. (1đ) - Vậy: Phép thế. (1đ) LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG Tiết 158 NS: 11/4/2009 ND: 14/4/2009 A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : - Oân lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng . Biết viết một văn bản hợp đồng thông dụng có nội dung đơn giản và gần gũi với lứa tuổi. - Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng (có thái độ đúng đối với công việc soạn thảo hợp đồng), ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng. B. Chuẩn bị : HS chuẩn bị bài ở nhà C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định 2. Bài cũ: Hợp đồng là gì ? Mục đích và tác dụng của hợp đồng ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. - GV yêu cầu HS đọc các yêu cầu trong SGK, ôn lại lí thuyết. - Gọi HS khác đứng tại chỗ trả lời. - HS khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận. GV hướng dẫn và tổ chức cho Hs thực hiện các bài tập trong SGK. Bài tập 1 : HS đứng tại chỗ trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. - GV sửa. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu các thông tin đã cho. (?) Các thông tin ấy đã đầy đủ chưa ? Cách sắp xếp các mục như thế nào ? (?) Em hãy thêm những thông tin cần thiết cho đầy đủ theo bố cục của mỗi hợp đồng ? - HS làm theo nhóm 5’ - Gọi 3 em đại diện nhóm lên trình bày 3 phần của hợp đồng. - HS khác nhận xét bổ sung. - GV cho HS quan sát bảng hợp đồng mẫu. Bài tập 3,4 về nhà. I. Lí thuyết II. Luyện tập Bài tập 1 : Chọn cách diễn đạt: a. Cách (1) c. Cách (2) b. Cách (2) d. Cách (2) Bài tập 2: Lập hợp đồng thuê xe. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THUÊ XE Căn cứ vào nhu cầu của người có xe và người thuê xe. Hôm nay, ngày tháng năm Tại địa điểm : Số nhà x, phố(thôn, xóm) phường(xã) TP(tỉnh) Chúng tôi gồm: Người có xe cho thuê: Nguyễn Văn A. Địa chỉ : Đối tượng cho thuê : Xe Dreem II Thái lan. Thời gian thuê : 3 ngày Giá cả : 10 000 đ/ 1 ngày, đêm. Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Hai bên thống nhất đúng thời hạn, loại xe, giá cả đã quy ước. Điều 2: Nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều 3 :. Đại diện người cho thuê. Người thuê xe. (Kí ghi rõ họ tên) (Kí ghi rõ họ tên) 4. Hướng dẫn về nhà : Làm hoàn chỉnh Bài tập trong SGK. Học kĩ nắm chắc phần Lí thuyết. 5. Rút kinh nghiệm : BẮC SƠN Nguyễn Huy Tưởng Tiết 159 – 160 NS: 11/4/2009 ND: 15/4/2009 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Nắm nội dung ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 – vở kịch “Bắc sơn”. Thấy xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. - Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo dựng trong tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cáh nhân vật. - Hính thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói. B. Chuẩn bị : Nội dung vở kịch Bắc Sơn, vhân dung nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định 2. Bài cũ: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lân-đân đối với loài vật qua truyện “Con chó Bấc” ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm. * GV yêu cầu HS đọc chú thích (*) SGK - Gọi 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. GV giới thiệu thêm và cho Hs quan sát chân dung nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. GV hướng dẫn HS đọc VB , giải thích một số từ khó. ?Em hãy xác định thể loại của văn bản? HS xác định, GV giới thiệu thêm đôi nét về thể loại kịch. ? Đoạn trích có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính? ? Hãy chỉ ra tình huống bất ngờ, gay cấn mà tác giả xây dựng trong các lớp kịch ? - Khi Thái , Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm (Vợ Ngọc) ? Tình huống đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch ? Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng ? Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm ? ? Đánh giá của em về hành động của Thơm ? ? Hành động đó thể hiện điều gì ? - Sự chuyển biến thái độ dứt khoát đứng về phía cách mạng. ? Qua nhân vật Thơm tác giả muốn khẳng định điều gì? - Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cáh mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng.. ? Cảm nhận của em về nhân vật Thơm ? HS trình bày cảm nhận của mình. GV chốt ý. GV hướng dẫn HS phân tích nhân vật Ngọc. ? Bằng thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y ? Đó là bản chất gì ? - Qua ngôn ngữ, thái độ, hành động của nhân vật. ? Em có đánh giá nhận xét gì về nhân vật này ? Hs cảm nhận, GV giảng, chốt ý. ? Những nét nổi rõ trong tình cảm của Thái và Cửu là gì ? ? Em có nhân xét gì về hình ảnh của hai nhân vật này ? ? Qua việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? HS đọc phần Ghi nhớ SGK GV tổ chức cho Hs luyện tập: đọc phân vai đoạn trích này. I. Giới thiệu chung II. Đọc - tìm hiểu văn bản 1. Đọc – tìm hiểu chú thích. 2. Thể loại : Kịch 3. Phân tích a. Nhân vật Thơm : - Hoàn cảnh : + Cha, em hi sinh, mẹ bỏ đi còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng) + Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc) - Tâm trạng : Luôn day dứt, ân hận về cha mẹ - Thái độ với chồng : Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian tìm cách dò xét , cố nín chút hy vọng về chồng - Hành động : + Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình. + Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng à Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã có sự chuyển biến thái độ, đứng hẳn về phái cách mạng. b. Nhân vật Ngọc : - Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài. - Làm tay sai cho giặc (Việt gian) à Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét. c.Nhân vật Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) : - Thái : Bình tĩnh sáng suốt. - Cửu : Hăng hái nóng nảy. à Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với tổ quốc, cách mạng, dân tộc. III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK 4. Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập 2 phần luyện tập. Học kĩ ,nắm diễn biến của hành động các nhân vật kịch. - Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn học nước ngoài. 5. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: