Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 88, 89: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 88, 89: Tập làm thơ tám chữ

A. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức :Giúp học sinh:

- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.

- Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn hoặc viết tiếp những câu vào một bài thơ cho trước.

2.Kĩ năng.

-Học sinh biết làm thơ tám chữ.

3.Thái độ.

B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.

*Giáo viên: Sưu tầm một số bài thơ tiêu biểu.

*Học sinh: Sưu tầm những bài thơ tám chữ.

C.Tổ chức các hoạt động dậy và học.

* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. (1)

? Thế nào là thể thơ tám chữ ? Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ ?

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : (1)

 - Gv : Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 88, 89: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/12/08 
Ngày dạy: 31/12/08 
Tiết 89. Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức :Giúp học sinh:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
- Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn hoặc viết tiếp những câu vào một bài thơ cho trước.
2.Kĩ năng.
-Học sinh biết làm thơ tám chữ.
3.Thái độ.
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học.
*Giáo viên: Sưu tầm một số bài thơ tiêu biểu.
*Học sinh: Sưu tầm những bài thơ tám chữ.
C.Tổ chức các hoạt động dậy và học.
* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. (1’) 
? Thế nào là thể thơ tám chữ ? Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ ? 
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : (1’)
 - Gv : Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 3: Bài mới (. 87’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Tìm một số đoạn thơ tám chữ hay của các tác giả tiêu biểu mà em biết?
? Nhận xét cách gieo vần và cách ngắt nhịp của các vần thơ?
GV: Nêu yêu cầu viết.
+Câu phải đủ tám chữ.
+Đảm bảo sự lô gích về ý nghĩa với những câu đã cho.
+Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp.
+Câu thơ nguyên tác:
Mà sông bình yên nước chảy theo dòng
Nguyên tác:
Một cành đào chưa thể gọi là xuân.
GV: Gọi học sinh đọc bài thơ đã chuẩn bị.
? Bình bài thơ-->nhận xét.
- Thể thơ, vần,nhịp, kết cấu, nội dung, chủ đề?
GV nhận xét và sửa các lỗi mắc phải cho học sinh.
-Sưu tầm, đọc
-Nhận xét
-Làm độc lập
-Nghe
-Đọc
-Nhận xét
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
1.Vũ Hoàng Chương.
Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới Phương Đoài 
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi.
 ( Phương xa )
2.Thế Lữ.
Đã biết bao phen những buổi chiều thu
Ta bâng khuâng tìm cánh mộng bên hồ
Nhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm
Đôi mắt cô em như say như đắm
Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa.
 ( Tiếng gió )
- Gieo vần chân linh hoạt ( liên tiếp hoặc giãn cách ).
- Thơ tám chữ gần với văn xuôi, cách ngắt nhịp rất linh hoạt.
II. Tập làm thơ tám chữ.
1.Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
1.Cành mùa thu đã mùa xuân, nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông
Tôi cũng khóc tôi sau lần gặp trước.
 ( Đỗ Bạch Mai - Trước dòng sông)
- Mà sông xưa vẫn chảy...
- Bởi đời đời tôi cũng đang chảy...
- Sao thời gian cũng chảy...
2.Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng.
 ( Phạm Công Trứ - Vô đề )
- Chợt quen nhau chưa thể gọi...
- Một cành hoa đâu đã gọi...
- Mùa đông ơi sao đã tội...
2.Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
1.Nhà trường: Nhớ trường.
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng.
2.Tình bạn: ( Nhớ bạn )
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau lóng lánh lệ rơi.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: (1’)
 - Thế nào là thể thơ tám chữ.
 - Xem lại bài kiểm tra học kì.
 -Tiết sau trả bài kiểm tra học kì I.
Ngày soạn:30/12/08
Ngày dạy: 2/1/09
Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Hệ thống và củng cố lại toàn bộ kiến thức của cả ba phân môn trong học kì I
-Giúp học sinh nắm lại kiến thức và nhận thấy những ưu và nhược điểm của bản thân để có thể sửa chữa trong học kì II.
-GV phân loại một cách chính xác học sinh và có biện pháp, phương pháp phù hợp rèn luyện cho từng đối tượng học sinh.
2.Thái độ:
-Các em có thái độ đúng đắn trong khi học và có ý thức tự sửa các lỗi sai đã được giáo viên sửa.
3Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của mình và của bạn
B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
GV: Chấm bài
HS: Xem lại bài viết và sửa lỗi
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới:
*Hoạt động 3: Bài mới:
Đề bài:GV cho học sinh đọc lại đề bài
	I.Yêu cầu:
-Nắm được yêu cầu của đề bài và thực hiện các thao tác đúng.
-Về nội dung: Chép được chính xác đoạn thơ trong bài thơ “ánh trăng” và nêu được nội dung chủ đề của bài thơ.
+Nắm chính xác nội dung nghệ thuật của các văn bản
-Về hình thức:Trình bày sạch sẽ, khoa học với văn phong sáng sủa, mạch lạc có cảm xúc.
	II.Đáp án:
 	(Như tiết 87- 88)
	III.Nhận xét – trả bài:
	1.Nhận xét:
*Ưu điểm:
-Nhìn chung đại đa số các em thuộc đoạn thơ và chép đúng đoạn thơ.
-Bài tiếng việt các em xác định đúng nhưng chưa giải nghĩa một cách thoả đáng.
-Bài viết văn nhiều bài có cảm xúc, hiểu được nội dung chính của văn bản, một số bài viết đã có được ý phê phán chiến tranh và căn nguyên là do chiến tranh nên cha con ông Sáu trong truyện mới bị rơi vào tình cảnh đáng thương đó.
-Một số bài viết trình bày khá sạch sẽ và khoa học, ít mắc lỗi chính tả.
*Nhược điểm:
-Tuy vậy điểm cucả đại đa số các em rất thấp, ít điểm khá và trung bình, đại đa số là yếu do:
+Còn nhiều bài làm quá sơ sài, chưa đọc kĩ yêu cầu của đề bài nên làm không đầy đủ, không chính xác.
+Nhiều bạn còn lơ là với việc thi cử, còn đi thi muộn nên chưa kịp làm bài thi.
+Nhiều bạn không chịu khó học bài nên không nắm được kiến thức cơ bản và không làm được bài.
+Các em còn mắc rất nhiều lỗi chính tả do trong quá trình viết bài chưa thực sự chú ý vào các lỗi chính tả do vậy mặc dù đã được sửa lỗi xong các em vẫn mắc lỗi.
	2.Trả bài:
GV giao bài cho lớp phó học tập trả và yêu cầu các em xem thật kĩ bài đặc biệt là các lỗi mắc phải.
-HS xem chỗ nào giáo viên chấm bài không thoả đáng, yêu cầu giáo viên chấm lại.
	IV.Sửa lỗi sai:
*Lỗi chính tả: các em hay mắc các lỗi do phát âm và các lỗi chính tả khác như: l/đ, b/v, tr/ch, s/x/gi, n/l.
*Lỗi dùng từ:nhiều em dùng từ chưa chính xác: ông Sáu phải đi đấu tranh trong rừng, ông lại được đi chiến tranh, ông muốn ôm con mà không xong.
*Lỗi diễn đạt: nhiều bạn diễn đạt rất lan man, dài dòng và câu nhiều khi còn tối nghĩa.
	V.Đọc bài mẫu- Thu bài – Tổng hợp điểm:
-GV chọn một bài khá đọc cho học sing nghe để học hỏi
-Cho các em thu lại bài sau khi các em đã xem kĩ những lỗi sai trong bài
-Tổng hợp điểm:
	9A1	9A2
G	0	0
K	0	1
TB	1	2
Y	19	12
K 	3	11

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 88 -89 - VH.Tap lam tho tam chu.doc