Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 20, 21

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 20, 21

Tiết 91 - 92

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I. Mục tiêu :

 - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc thuyết phục của Chu Quang Tuyền .

II. Chuẩn bị :

 1. Ổn định : (1')

 2. Bài cũ : (5') Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 20, 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/12	
Tuần : 20
Tiết 91 - 92
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Mục tiêu :
	- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
	- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc thuyết phục của Chu Quang Tuyền .
II. Chuẩn bị :
 1. Ổn định : (1')
 2. Bài cũ :	 (5')	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 3. Bài mới :
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
15'
7'
15'
15'
7'
15'
Hoạt động 1:
? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
- Giãi nghĩa từ khó : Trường chinh ,kinh ....
? Văn bản có bố cục mấy 
phần ? Nội dung chính của mỗi phần ?
Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc kỹ phần 1 .
? ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân 
loại ?
? Đọc sách có tác dụng như thế nào ?
? Tại sao ngày nay việc chọn sách để đọc rất khó ?
- GV nhận xét ,chốt ý đúng .
? Vậy cần lựa chọn sách để đọc như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về những ý kiến của tác giả ?
Tiết 2 : ( 92 )
Hoạt động 2
- Giáo viên cho học sinh đọc lại phần 3 .
? Phương pháp đọc sách được tác giả đề cập như thế nào ?
? Nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục sức hấp dẫn cao của văn bản ?
? Phát biểu điều mà em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc bài " Bàn về đọc sách "?
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
-1 HS giãi nghĩa .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
-Học sinh đọc .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- 1 em đọc , cả lớp theo dõi .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
I. đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả :
- Chu Quang Tiềm (1897-1986 )
nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc .
2. Tác phẩm :
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm dày công suy nghĩ , là những lời bàn tâm sự tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau .
3. Bố cục : 3 phần .
- Phần 1 :" Học vấn ... phát hiện thế giới mới ": Tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách .
- Phần 2 : Tiếp theo ..". tự tiêu hao lực lượng ": Nêu khó khăn các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải trong việc đọc sách trong tình hình hiện nay .
- Phần 3 : Còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách .
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại .
* Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay .
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn : Đọc sách là con đường tích luỹ và nâng cao vốn tri thức .
2. Cách lựa chọn sách khi đọc :
- Hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng không dễ .
 + 2 thiên hướng sai lệch thường gặp.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu .
- Sách nhiều khiến người ta khó lựa chọn ® Lãng phí thời gian về sức lực với những quyển sách không thật sự có ích .
- Chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị có lợi cho mình .
- Đọc kỹ các quyển sách thuộc chuyên môn của mình .
- Đọc thêm các loại sách liên quan đến chuyên môn của mình .
=>Tác giả là 1 người có kinh nghiệm , có sự từng trải của 1 học giả lớn .
3. Bàn về phương pháp đọc sách :
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ " Trầm ngâm tích luỹ , tưởng tượng tự do ".
- Không nên đọc 1 cách tâm can theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống .
* Đọc sách là chuyện rèn luyện tính cách , chuyện học làm người .
4. Tính thuyết phục sức hấp dẫn của văn bản :
- Cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình .
- Các nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ với tư cách của 1 học giả có uy tín .
- Phân tích cụ thể bằng giọng chuyện trò tâm tình chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại .
- Bố cục của bài viết chặt chẽ hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên .
- Cách viết giàu hình ảnh , nhiều chỗ ví von cụ thể, sinh động .
* Luyện tập :
- Đọc sách phải lựa chọn sách phù hợp để đọc .
- Phương pháp đọc sách .
- ý nghĩa của việc đọc sách .
=>Tổng kết :
	- Đọc sách để nâng cao học vấn .
	- Phải lựa chọn để đọc , đọc đúng phương pháp .
	- Các ý kiến đã trình bày 1 cách sinh động có lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục .
4. Củng cố :
	- Rút kinh nghiệm cho bản thân khi đọc sách .
5. Dặn dò :
	- Học bài : Tác dụng và ý nghĩa của việc đọc sách , lựa chọn sách để đọc . Phương pháp đọc sách .
	- Soạn bài : " Khởi ngữ " theo hệ thống câu hỏi SGK .
Ngày soạn : 25/12
Tuần : 20
Tiết 93
KHỞI NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt :
	- Giúp học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
	- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là (câu) nêu đề tài cua câu chứa nó .
	- Biết đặt những câu có khởi ngữ .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên : Bảng phụ - Kiến thức về khởi ngữ .
	- Học sinh : Chuẩn bị bài mới .
III. Tiến trình bài dạy :‘‘‘`
 1. Ổn định :(1')
 2. Bài cũ :	 (5')
	? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc đọc sách?
	? Em hãy cỉ ra những phương pháp đọc sách?
 3. Bài mới :
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thống nhất ghi bảng
20'
15'
Hoạt động 1:
- Giáo viên đưa bảng phụ lên bảng với các ví dụ 1 (a,b,c) . Phân biệt từ ngữ in đậm trong những câu sau .
? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa những từ in đậm ?
? Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ ?
? Trước các từ in đậm trên hoặc có thêm những quan hệ từ nào ?
? Vậy em hãy cho biết thế nào là khởi ngữ?
Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 .
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ .
 - Học sinh nhóm khác bổ sung .
- Giáo viên chốt ý .
- Giáo viên cho học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 .
a) Anh ấy làm bài tập cẩn thận lắm .
b) Tôi hiểu rồi nhưng chưa giải thích được .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh so sánh .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
_ Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu .
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày .
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu .
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu :
 1. Ví dụ :
- Câu a : Chủ ngữ ở câu cuối là từ " anh thứ 2 ".
- Câu b : Chủ ngữ là " Tôi ".
- Câu c : Chủ ngữ là " Chúng ta ".
- Về vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ .
- Về quan hệ với vị ngữ, các từ in đậm không có quan hệ CV với vị ngữ. Có thể thêm những quan hệ từ : Về, đối với .
2. Bài học:
- Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
Ghi nhớ ( SGK ).
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1 :
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích :
a) Điều này .
b) Đối với chúng mình .
c) Một mình .
d) Làm khí tượng .
đ) Đối với cháu .
2. Bài tập 2:
- Hãy viết lại câu chuyện sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì)
a) Làm bài tập thì anh ấy cẩn thận lắm .
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng chua giải thích được .
Chủ ngữ
là
4.Củng cố:
? Em hãy cho biết công dụng của Khởi ngữ?
- Khởi ngữ là thành phần câu để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
5. Dặn dò :
	- Hoàn thành bài tập .
	- Chuẩn bị bài : " Phép phân tích và tổng hợp " theo hệ thống câu hỏi SGK .
Ngày soạn : 28/12
Tuần : 20
Tiết 94
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận .
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Kiến thức về phân tích sự việc, tác phẩm văn học, tổng hợp lại những vấn đề riêng lẽ.
- Học sinh : Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi.
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp:(1')
 2.Kiểm tra bài cũ: (5')
	? Thế nào là khởi ngữ?
	? Cho biết công dụng của khởi ngữ ? Cho VD minh họa?
 3. Bài mới:	
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
15'
15'
5'
Hoạt động 1:
- GV cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa "trang phục".
? Vì sao không ai làm cái điều phi lý như tác giả đã nêu lên?
? Dẫn chứng thứ nhất nêu lên vấn đề gì?
? Tác giả dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng?
? Để phân tích nội dung của sự vật người ta có thể sử dụng những biện pháp nào?
? Vậy em hiểu thế nào là phép phân tích ?
Hoạt động 2:
 - GV cho học sinh tìm hiểu tiếp.
?"Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng của toàn xã hội" có phải là câu tổng hợp các ý trên không?
?Câu tổng hợp các ý trên được thể hiện ở câu nào?
?Vậy thế nào là tổng hợp?
? Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản "Bàn về đọc sách"của Chu Quang Tiễm.Kĩ năng phân tích của tác giả?
- GV cho HS làm theo nhóm ,mỗi nhóm làm một câu 
 ( 4nhóm ).
Hoạt động 3:
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh rút ra bài 
học .
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ví dụ :
 "trang phục"
- Bái văn nêu về những dẫn chứng trang phục
 + Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh ,với công việc.
-Vì làm những việc đó ,nó không phù hợp ,nó trái với quy luật ,với đạo đức với môi trường .
-Dẫn chứng 1:
 +Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh,với công việc .
-Dẫn chứng 2:
 +Ăn mặc phải phù hợp văn hoá xã hội.
*Trình bày từng bộ phận của một vấn đề để chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
-Ăn mặc trong công việc.
-Ăn mặc trong quan hệ xã hội :đi đám cưới ,đám tang..
-Giả thiết,so sánh đối chiếu ,giải thích chứng minh.
*....Cô gái một mình trong hang sâu chắc khong váy xoè váy ngắn.
2. Bài học :
*Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận,phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật hiện tượng để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể nêu lên các biện pháp giả thiết ,so sánh, đối chiếu...
*Câu cuối của ví dụ đã thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu ở trên.
*Thế mới biết ,trang phục hợp văn hoá ,hợp đạo đức,hợp mối trường mới là trang phục đẹp.
*Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp .Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.
II-LUYệN TậP:
-Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
-Do sách nhiều chất lượng khác nhau nên phải chọn sách mà đọc đừng lãng phí sức mình.
-Không đọc thì không có điểm xuất phát cao, đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức .
-Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận
 4.Cũng cố : (3')
- Thế nào là phép phân tích ?
 - Thế nào là cách lập luận tổng hợp ?
 5.Dặn dò : (1')
- Học bài ,nắm được phép phân tích và tổng hợp .
	- Hoàn thành BT ,chuẩn bị trước tiết luyện tập '' Phân tích tổng hợp .''
Ngày soạn : 27/12
Tuần : 21
Tiết 95
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. Mục đích cần đạt :
 	 ... i ơi không dùng để gọi ai cả ,chúng chỉ giúp người nói giải bày nổi lòng của mình . 
* Bài học : Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận... )
III ) Luyện tập :
1. Bài tập 1: 
- Xác định các thành phần tình thái cảm thán :
a. Thành phần tình thái : Có lẽ .
b. Thành phần cảm thán : Chao ôi 
c. Thành phần tình thái : Hình như 
d . Thành phần tình thái : Chả nhẽ 
2 Bài tập 2 :
- Xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy hay độ chắc chắn :
- Dường như, hình như, có lẽ như, có lẽ chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
3. Bài tập 3 :
- Trong nhóm từ thì từ '' chắc chắn'' có độ tin cậy cao nhất .
- Từ '' hình như'' có độ tin cậy thấp nhất .
- Trong câu '' Với lòng mong nhớ của anh chắc anh nghĩ rằng ....
+ Tác giả dùng từ ''chắc '' vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra 2 khả năng .
- Thứ nhất là tình cảm huyết thống thì sự việc có thể diễn ra như vậy .
- Thứ hai do thời gian và ngoại hình sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút .
4. Bài tập 4 : 
- GV hướng dẫn HS viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ. Trong đoạn văn đó có chứa thành phần cảm thán và tình thái .
- Thành phần tình thái : Có lẽ, chắc là ,hình như ...
- Thành phần cảm thán : ôi ,ồ ,trời ơi ...
4. Cũng cố : Thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
4. Củng cố:
5. Dặn dò : 
- Hoàn thành BT ở vở BT . Nắm vững 2 thành phần đã học .
 	- Chuẩn bị bài mới " Nghị luận về một sự việc ,hiện tượng '' ... 
Ngày soạn :05 /1
Ngày dạy :28/1/08
Tiết 99
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I ) Mục tiêu cần đạt :
+ Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống .
+ Tích hợp với văn qua văn bản : Tiếng nói của văn nghệ . Với tiếng Việt ở các bài " Thành phần biệt lập '' 
+ Rèn luyện kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội .
II ) Chuẩn bị : 
GV : Kiến thức về làm một bài văn nghị luận .
HS : Chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi .
III ) Tiến trình bài dạy :
1 : ổn định : (1')
2 : Bài cũ : (5')
? Thế nào là phân tích ? 
? Thế nào là tổng hợp ? 
3 : Bài mới : 
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung bài học
15'
25'
Hoạt động 1
- GV cho HS đọc kỹ văn bản: 
 Bệnh lề mề .
? Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống
 ? Bản chất hiện tượng đó là gì .
? Tác hại của bệnh lề mề .
? Phải kiên quyết chống bệnh lề mề ,vì sao ? 
- GV cho HS nêu bố cục của bài viết .
? Vậy thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? 
- GV nhận xét ,chốt ý đúng .
Hoạt động 2:
- HS đọc bài tập ,nêu yêu cầu 
- GV cho HS trình bày ý kiến của mình .
- GV cho HS đọc BT, nêu yêu cầu .
- GV cho HS thảo luận nhóm .? Yêu cầu của bài tập 2 có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không ? Vì sao ?
- GV chốt ý .
- HS đọc văn bản .
- HS yếu suy nghĩ trả lời .
- HS phát hiện .
- Thảo luận theo bàn ,nêu tác hại .
- HS yếu nêu ý kiến cá nhân .
- 1 HS nêu bố cục .
- HS nêu khái niệm 
- HS khác nhận xét ,bổ sung .
- 1 HS đọc bài tập ,nêu yêu cầu .
- HS trình bày ý kiến .
- HS lắng nghe .
- HS thảo luận nhóm theo bàn .
I ) Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
1 . Ví dụ : SGK trg
2 . Nhận xét :
- Trong văn bản trên tác giả bàn luận về các hiện tượng " Tham gia hội họp không đúng giờ của một số người trong đời sống .
- Bản chất hiện tượng đó là thói quen kém văn hoá của người không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác ,ích kỹ , vô trách nhiệm với công việc chung .
- Không bàn bạc công việc một cách có đầu có đuôi ,làm mất thời gian của người khác, tạo ra một thói quen kém văn hoá .
- Vì cuộc sống văn minh hiện đại, đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau . Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá .
- Bố cục bài viết mạch lạc ,trước hết nêu hiện tượng ,phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh ,cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục .
3 . Bài học : 
- - Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội ,đáng khen ,đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ .
- Nội dung của bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc ,hiện tượng có vấn đề ,phân tích mặt sai ,mặt đúng ....
- Bài viết phải có bố cục mạch lạc ,có luận điểm rõ ràng ,luận cứ xác thực ,phép lập luận phù hợp ,lời văn chính xác , sống động . ...
III ) Luyện tập :
1 . Bài tập 1 : - Thảo luận về các sự việc ,hiện tượng tốt ,các tấm gương tiêu biểu của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội .,
*. Các sự việc : Giúp bạn học tập tốt . 
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm 
- Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên trường .
- nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt .
- Trả lại của rơi cho người đánh mất .
2. Bài tập 2 : 
+ Vấn đề trên đáng viết để phê phán việc làm xấu của các bạn HS vì : Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút .
- Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút .
4 . Củng cố : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội , đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
5 . Dặn dò : Học bài ,nắm nội dung . Hoàn thành bài tập . Chuẩn bị bài : " Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng " . . 
Ngày soạn : 05/01
Tuần: 21
Tiết 100
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu : 
+ Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống .
+ Tích hợp với văn qua văn bản " Tiếng nối văn nghệ " .Với tiếng Việt ở bài " Thành phần biệt lập "
+ Rèn luyện kỹ năng viết một bài văn nghị luận xã hội .
II. Chuẩn bị : 
- GV: Kiến thức về làm một bài văn nghị luận về một sự việc ,hiện tượng trong đời sống .
- HS: Phương pháp làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng ..
III. Tiến trình bài dạy :
 1. ổn định : (1')
 2. Bài cũ : (5')
	?Thế nào là nghị luận về một sự việc ,hiện tượng trong đời sống xã hội ?
 3. Bài mới : 
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
15'
20'
Hoạt động 1:
- GV cho HS đọc đề, GV ghi lên bảng đề 1.
? Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng gì?
? Nội dung bài nghị luận gồm mấy ý?
? Đó là những ý nào ?
- Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề 4.
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào?
? Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nguyễn Hiền là gì?
? Hai đề vừa tìm hiểu có điểm nào giống nhau và khác nhau?
? Mỗi em tự nghĩ 1 đề bài tương tự?
Hoạt động 2:
- GV cho HS đọc đề bài :
? Đề thuộc loại gì ? Đề nêu lên hiện tượng sự việc gì ?
? Yêu cầu của đề ?
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào ?
? Vì sao thành đoàn Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ?
? Những việc làm của Nghĩa có khó không ?
? Nếu mỗi HS làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào ?
? Sắp xếp ý theo bố cục bài nghị luận ? 
- GV hướng dẫn cho HS viết một số đoạn thể hiện một số ý trong phần thân bài .
_GV chốt ý .
- GV cho HS sữa lỗi dùng từ diễn đạt ,liên kết giữa các câu .? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng ,đời sống ,em phải làm gì .
iHiÒn 
- 1 HS đọc .
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh tìm hiểu trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- HS lắng nghe .
? HS suy nghĩ trả lời .
- HS nêu nguyên nhân .
HS suy nghĩ trả lời .
- HS sắp xếp .
- HS làm bài theo hướng dẫn .
- HS rút ra bài học .
-1 HS đọc ghi nhớ .
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
Đề 1 : Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó, học giỏi .
- Bànvề hiện tượng học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
- Nội dung bài nghị luận gồm 2 ý:
 + Bàn về 1 tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
 + Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó.
- Tư liệu:
 + Vốn sống:
a) Vốn sống trực tiếp: Kinh nghiệm sống mang lại.
- Sinh ra trong 1 gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì dễ đồng cảm với hoàn cảnh tương tự.
- Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình có giáo dục thì có lònh nhân ái, tính hướng thiện.
b) Vốn sống gián tiếp:
- Vốn hiểu biết có được do học tập và đọc sách báo.
Đề 4 :
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nhà rất nghèo.
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là ham học, tư chất đặc biệt là thông minh mau hiểu.
- Tinh thần kiên trì vượt khó để học.
* Giống nhau:
- Cả 2 đề đều có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương đó là những tấm gương vượt khó học giỏi.
- cả 2 đều yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình. 
- Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông.
VD: Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
II. Cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống :
1. Tìm hiểu đề-tìm ý:
 a) Tìm hiểu đề:
- Đề thuộc loại nghị luậnvề 1 sự việc hiện tượng đời sống.
- Đề nêu lên sự việc người tốt việc tốt , đặc biệt là tấm gương bạn P. Văn Nghĩa 
Ham học ,chăm làm ,có đầu óc sáng tạo .* Yêu cầu : Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy .
 b . Tìm ý : - Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy : Nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể bắt đầu từ cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả .
- Vì bạn Nghĩa là một tấm gương tốt với những công việc giản dị mà bất kỳ ai cũng làm được .
- Những việc làm của Nghĩa không khó ai cũng có thể làm được .. Đó là những việc làm nhỏ nhưng có nghĩa lớn .
* Nếu mỗi HS làm được như bạn Nghĩa thì cuộc sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi lẽ không có HS lười biếng ,hư hỏng hoặc thậm chí là tội phạm .
2 . Lập dàn ý :
A . Mở bài :
- Giới thiệu P văn Nghĩa .
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
B . Thân bài :
- Phân tích ý nghĩa về việc làm của PVN - Đánh giá việc làm của PVN .
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập PVN .
C . Kết bài : Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương PVN .
- Rút ra bài học cho bản thân .
3 . Viết bài :
- Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập PVN .
4 . Đọc lại bài viết và sữa lỗi .
- Sữa lỗi dùng từ ,diễn đạt ,liên kết câu .
* Bài học : ( Ghi nhớ SGK )
III ) Luyện tập :- Lập dàn bài cho đề 4
Mục 1 
 Dàn bài :
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền nhà nghèo - Xin làm chú tiểu quét chùa .
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền : Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh .chỗ nào chưa hiểu hỏi để thầy giảng thêm -viết chữ trên lá ,lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất 
- ý thức tự trọng của Hiền : Yêu cầu nhà Vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về kinh .
4.Củng cố:
	? Em hãy nêu các bước tiến hành làm bài văn nghị luận ?
5.Dặn dò:
	- Viết phần còn lại của bài văn ở nhà.
	- Chuẩn bị sưu tập tài liệu :"Hướng dẫn chuẩn bị chương trình địa phương phần TLV"

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 2021.doc