TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A.Mục tiêu:
Giúp HS: _ Nắm được chủ đề của văn bản,tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
_ Biết viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
B.Phương pháp: Phân tích
C.Chuẩn bị:
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Kt.bài củ: KT sự chuẩn bị của hs.
III.Bài mới:
1.Khởi động: Một văn bản được tạo ra luôn có mục đích. Làm thế nào để người đọc người nghe hướng đến cái đích đó ?
Một trong những yêu cầu quan trọng là văn bản đó phảỉ có tính thống nhất về chủ đề. Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Ngày tháng năm Tiết:4. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản A.Mục tiêu: Giúp HS: _ Nắm được chủ đề của văn bản,tính thống nhất về chủ đề của văn bản. _ Biết viết văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. B.Phương pháp: Phân tích C.Chuẩn bị: D.Tiến trình: I.ổn định: II.Kt.bài củ: KT sự chuẩn bị của hs. III.Bài mới: 1.Khởi động: Một văn bản được tạo ra luôn có mục đích. Làm thế nào để người đọc người nghe hướng đến cái đích đó ? Một trong những yêu cầu quan trọng là văn bản đó phảỉ có tính thống nhất về chủ đề. Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? 2.Kiến thức: 1.HĐ1: +Hãy đọc lại văn bản “Tôi đi học”và trả lời câu hỏi của sgk. ?Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?(Hồi hộp,bỡ ngỡ,mới lạ) +Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. ?Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này ? (ấn tượng sâu sắc về ngày đi học đầu tiên) TL :?Từ tìm hiểu trên, hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì ? 2.HĐ2: ? Căn cứ vào đâu mà ta biết văn bản “Tôi đi học”nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Nhan đề văn bản,nhiều từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học: Tôi đi học, đến trường,học trò,nhiều câu văn nhắc đến buổi tựu trường.v.v) +Văn bản tập trung hồi tưởng tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật . ? Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật suốt cuộc đời ?(hằng năm cứlòng tôi lại ; tôi quên thế nào được ; mỗi lầnlòng tôi lại) ?Tìm các từ ngữ,các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp?(tự nhiên thấy lạ, thấy mình trang trọng và đứng đắn, lấy làm lạ thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này, hình gì cũng thấy lạ và hay hay, không dám tin sự quyến luyến là có thật) ?Văn bản tập trung trình bày vấn đề gì?Tính tập trung ,thống nhất được thể hiện ở những phương diện nào của văn bản?(tập trung một chủ đề, nội dung các phần của văn bản gắn kết,thống nhất, ngôn ngữ liên kết,) TL: ?Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó ? +HS đọc ghi nhớ. 3.HĐ3: 3.1 +Đối tượng:Rừng cọ. +Vấn đề:Cây cọ với cuộc sống người dân sông Thao.Thứ tự: Giới thiệu; tả; nêu công dụng,giá trị; tình cảm của con người. +Chủ đề:Vẽ đẹp của cây cọ và sự gắn bó của nó với người sông Thao.(Chẳng có nơi nào,rừng cọ trập trùng.Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.Người sông Thao nhớ về rừng cọ quê mình.) 3.2 +Trao đổi:ý b. 3.3 +Điều chỉnh:a,c,b,d,e,g,h. +Con đường và cảnh vật chung quanh tự nhiên thấy lạ ;ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm; cảm thấy e sợ,chơ vơ; . I.Chủ đề của văn bản: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. II.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: _Chủ đề xác định,không lạc sang chủ đề khác. _Nội dung các phần gắn kết,thống nhất. _Từ ngữ thể hiện sự liên kết *GHI NHƠ (sgk). III.Luyện tập: 1.Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản:Rừng cọ quê tôi. 2.Trao đổi: 3.Thảo luận: IV.Củng cố: ?Chủ đề của văn bản là gì ? ?Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? E.Dặn dò: +Về nhà xem lại bài học,thuộc ghi nhớ. +Soạn bài: Trong lòng mẹ.(Học trong 2 tiết).
Tài liệu đính kèm: