Tiết 46 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN .
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí ,đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giầu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ trữ tình giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng .Kĩ năng đọc diễn cảm thơ tự do.
3.Thái độ.
-Học sinh hiểu và có thái độ trân trọng, biết ơn, yêu mến hình ảnh những người lính cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B.CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp : - phương pháp dùng lời có nghệ thuật ,vấn đáp gợi tìm ,
- phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
2. Phương tiện :
- Giáo viên: Soạn bài ,tham khảo tài liệu, tranh ảnh .
- HS: Đọc bài, Soạn bài theo câu hỏi cuối bài.
Soạn: 19/ 10/ 2009 Người soạn : Nguyễn Thị Yến. Giảng: 21 / 10 / 2009 Lớp : 9A3 Bài 10 - Văn bản: đồng chí ( Chính Hữu ) Tiết 46 : Đọc – Hiểu văn bản . A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1.Kiến thức. - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí ,đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giầu ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ trữ tình giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng .Kĩ năng đọc diễn cảm thơ tự do. 3.Thái độ. -Học sinh hiểu và có thái độ trân trọng, biết ơn, yêu mến hình ảnh những người lính cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp : - phương pháp dùng lời có nghệ thuật ,vấn đáp gợi tìm , - phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 2. Phương tiện : - Giáo viên: Soạn bài ,tham khảo tài liệu, tranh ảnh . - HS: Đọc bài, Soạn bài theo câu hỏi cuối bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(3) ? Phân tích nhân vật Ngư Ông. ? Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm tư tưởng ước mơ gì qua nhân vật Ngư Ông? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1) Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp phần lớn thơ ca viết về người lính cách mạng ,thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh vừa tả thực vừa tượng trưng như Tây tiến của Quang Dũng; Đèo cả của Hữu Loan. Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. Nhưng có một nhà thơ lấy nguồn cảm hứng sáng tác là viết về cuộc đời người chiến sĩ, về tổ quốc Việt Nam gian lao và anh dũng trong các cuộc chiến tranh giải phóng- Đó là Chính Hữu. Để hiểu rõ nguồn cảm hứng đó chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. * Hoạt động 3: Bài mới.(40) Hoạt động của giáo viên Hđ - hs Nội dung cần đạt Quan sát chú thích SGK. ? Trình bày những hiểu biết về Chính Hữu? - Nhấn mạnh đôi nét về tác giả. “Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh 1926, quê ở huyện Can Lộc- Hà Tĩnh. -Từ một người lính trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. -Thơ của ông hầu như chỉ vếit về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt ông luôn viết về tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đ/c, đồng đội, quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. -Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ? “ Đồng chí” sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. -Bài thơ in trong tập " Đầu súng trăng treo''. GV: Nêu yêu cầu đọc. Đọc chậm rãi, tình cảm chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng, câu thơ đồng chí đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ, câu thơ“ Đồng chí” đọc với giọng ngâm nga. - Đọc mẫu, gọi hs đọc. - Nhận xét giọng đọc của hs. ? Giải thích các chú thích 1, 2, 3? - Từ “ Đồng chí” mới xuất hiện, phổ biến ở Việt Nam từ những năm 30, thế kỉ XX - Đăc biệt là từ sau Cách Mạng Tháng Tám-1945. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thơ tự do.(Các câu thơ với số tiếng khác nhau dùng nhiều vần chân, nhịp thơ không cố định , theo dòng cảm xúc). ? Theo em cảm hứng chủ yếu của bài thơ là gì. - Tình đồng chí, đồng đội- Hình ảnh anh bộ đội cách mạng của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. ? Giải thích nhan đề của bài thơ. - Đồng chí là tình cảm mới , tình cảm đồng đội thiêng liêng của các chiến sĩ. Đó là sức mạnh làm cho lực lượng quân đội ta dù trang bị thô sơ vẫn có thể chiến thắng kẻ thù. GV: Tên nhan đề thật giản dị, chân thật, mộc mạc như đời thường. ? Xác định những phương thức biểu đạt trong bài thơ? Phương thức nào là chính? Vì sao. - Miêu tả, tự sự và biểu cảm.Biểu cảm là chính- Vì bài thơ tập trung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí keo sơn . Các yếu tố tự sự , miêu tả chỉ có ý nghĩa phụ hoạ. ? Bố cục bài thơ? Nội dung chính từng phần? - Cảm nghĩ về cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí. - Cảm nghĩ về những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.. -Hình ảnh hai người lính trong phiên canh gác. ? Đọc đoan thơ đầu. ? Sáu câu thơ đầu giới thiệu điều gì về các anh bộ đội?( Quê hương,lai lịch, nguồn gốc ? “ Nước .... chua” “ Đất... đá” gợi nhắc đến vùng quê nào? -. làng quê nghèo. Nước mặn, đồng chua gợi liên tưởng đến những vùng đất cằn cỗi, cày cấy khó khăn ? Nhận xét về hoàn cảnh xuất thân của những người lính (Tương đồng về cảnh xuất thân nghèo khó). -> Những người lính đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, ra đi từ những miền quê nghèo đói. -> Tình đồng chí có cội nguồn cùng giai cấp thống khổ. ? Cơ sở của tình đồng chí được nhà thơ cắt nghĩa ntn? - Bình thường người xa lạ là người không quen biết khi đã thân thiết gắn bó cùng nhau sẽ gọi đôi người. Thế nhưng nhà thơ viết “ Tôi ...ngưòi xa lạ” GV: Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng nhũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. ? Em hiểu gì về dụng ý này của nhà thơ? -> Tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ , có sức liên kết tự nhiên, rộng rãi mọi người cùng chí hướng. ? Qua đó nhà thơ muốn cắt nghĩa đặc điểm nào của tình đồng chí? - Tình đồng chí là tình cảm gắn bó, tươi mới và mãnh liệt. ? Tình đồng chí còn được bắt nguồn từ cơ sở nào? (cùng chung nhiệm vụ,hoàn cảnh gian khổ) ? Những người lính trở thành quen nhau rồi thành đồng chí bởi những lí do nào khác nữa? Em hãy chứng minh? -Họ cùng chiến đấu bên nhau cùng chung mục đích lí tưởng đánh giặc cứu nước Súng bên súng...đầu. - Nét tương đồng thứ 2. ? “ Súng... đầu” gợi một cảnh tượng ntn? - Đội ngũ cùng sát cánh trùng điệp trong đấu tranh. ? Tình cảm của họ được thể hiện qua câu thơ nào? Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ -Họ cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống đầy gian nan của người lính - Nét t. đồng thứ 3. ? Em hiểu thêm điều gì về biểu hiện của tình đồng chí? -> Tình đồng chí gắn kết con người thành sức mạnh to lớn trong chiến đấu. ? Giúp em hiểu ntn về tình đồng chí? -> Tình đồng chí thân thiết gắn bó ,chia sẻ buồn vui, xoá đi mọi khoảng cách.như một tình bạn chân thật.Từ những người xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lí tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả.Họ đã trở thành đồng đội ,đồng chí của nhau. ? Nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng sáu câu thơ trên. (giọng thơ..?) Hình ảnh thơ đối xứng- sóng đôi thành một cặp: “Quê anh-làng tôi ; nước mặn đồng chua- đất cày sỏi đá; anh –tôi ; súng- súng ; đầu -đầu”- Lời thơ giản dị, dân giã như lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Tất cả cảm xúc đó được dồn nén thành lời thơ “Đồng Chí” ? Em có nhận xét gì cảm xúc của tác giả. -> Đồng chí ! Sự kết tinh cao độ của mọi cảm xúc tình bạn, tình người. ? Có gì đặc biệt trong nghệ thuật và cách diễn đạt ở câu thơ 7? -Câu thơ có cấu trúc đặc biệt :Chỉ một từ với dấu chấm than, ngắn gọn, xúc tích. ?Câu thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng được ngắt ra thành một dòng thơ đã biểu đạt ý nghĩa gì? -Câu thơ hai tiếng vang lên là sự lí giải mà cũng là sự phát hiện của nhà thơ về cội nguồn hình thành nên tình bạn tri kỉ, tình đồng chí, đồng đội giữa những anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. GV:Câu thơ hai tiếng vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa nhữnh người lính. Đồng thời như bản lề gắn kết đoạn 1 với đoạn 2. Nó vang lên giản dị , mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và ca ngợi một tình cảm cách mạng mới mẻ baawts nguồn từ những tình cảm truyền thống:Tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới. ? Phân tích đoạn thơ, em cảm nhận được tình cảm cội nguồn nào của tình đồng chí? TìnhĐồng chí được xây cất từ tình cảm của giai cấp cần lao, tự nguyện, mới mẻ nhưng gần gũi tạo thành sức mạnh của đội ngũ đấu tranh GV:Sáu câu đầu là cội nguồn sự hình thành của tình đồng chí. 10 câu tiếp là biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. GV yêu cầu học sinh đọc thầm 10 câu thơ tiếp. GV:Mạch cảm xúc của nhà thơ tiếp tục lí giải về chiều sâu của tình đồng chí,10 dòng thơ tiếp theo nói với ta những gì về tình đồng chí. GV đọc các câu thơ “ Ruộng nương anh gửi.. Giếng nước ... ra lính” ?Những câu thơ trên biểu hiện tình cảm gì của những người lính? Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... Ruộng nương, gian nhà không, giếng nước gốc đa. ? Em cảm nhận gì về cái hay trong câu thơ “ Gian ... lay”? Từ “ mặc kệ” được sử dụng có dụng ý gì? - Từ “Mặc kệ” : bỏ tất, để lại, không quan tâm. Nhưng người lính – chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng.Thế mà nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy .Đó là nhận thức lớn lao, nhữnh quyết tâm mãnh liệt. Đi đánh giặc cứu nước, theo Cụ Hồ đi kháng chiến .Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ GV:.Mặt khác,còn gợi ra sự hóm hỉnh,tếu táo, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ.Hoàn toàn không phải vô tâm , vô trách nhiệm với gia đình , cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại.Sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị, cảm động mà đáng khâm phục. ? Nghệ thuật sử dụng. ? Nhằm diễn tả điều gì? -> Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng của nhau: Đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đi đánh giặc. Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ - GV yêu cầu học sinh đọc các câu thơ tiếp đến “áo anh ...chân không giầy” ? Hoàn cảnh sống của những người lính được thể hiện qua chi tiết nào? - “ Aó rách vai”, “ Quần vá”, “ Chân không giày”, “ Sốt rét rừng ? Em nhận xét gì về lời thơ? ( anh – tôi ; áo anh- quần tôi , rách vai- vài mảnh vá) ? Không chỉ hiểu và thông cảm với nhau tình đồng chí còn được biểu hiện ở khía cạnh nào? Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. GV:Chính Hữu đã từng viết: “Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa,là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. ? Sức mạnh nào giúp người lính vượt qua được những khó khăn gian khổ ? Vì tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ, tình thương nhau chân thành sâu sắc. ? Phân tích hình ảnh “Thương nhau ... bàn tay”? - Bình Bàn tay giao cảm thay cho lời nói “ Bàn tay” nói lời im lặng qua sự đoàn kết ,gắn bó, sự cảm thông, niềm hứa hẹn lập công.Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính chỉ bằng cử chỉ nắm tay dường như đã truyền thêm sức mạnh cho nhau. “ Phút chia tay ta chỉ ... mình. Điều ta chưa nói, bàn tay đã nói” ( Lưu Quang Vũ ) ?Nhận xét cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ hình ảnh của 10 câu thơ trên? Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã.Có nhiều câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau. ?Những hình ảnh thơ nào khiến em xúc động nhất về tình đồng chí? ....Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.. Miệng cười buốt giá, chân không giầy GV:Dường như những người lính nào cũng trải qua nỗi nhớ, nối khó khăn thiếu thốn, bệnh tật và trong hoàn cảnh đó họ gắn bó với nhau và sức mạnh của tình đồng chí đã gắn kết họ ,khiến họ vượt qua khó khăn, tình đồng chí đã đem đến cho họ niềm lạc quan vui vẻ, yêu đời.Hình ảnh nụ cười buốt giá- là nụ cười bừng lên , sáng lên trong gió rét, sương muối, trong đêm trăng lạnh giá, đó là nụ cười của tình đồng chí, tình thương yêu vô bờ trong im lặng của hơi ấm bàn tay . - Gọi hs đọc 3 câu thơ cuối. GV: Sử dụng bức tranh SGK để phân tích. ?Ba câu thơ cuối như một bức tranh đẹp về tình đồng chí, em nhận thấy trong bức tranh ấy nổi lên những hình ảnh nào?Mối quan hệ giữa những hình ảnh đó? -Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng chờ giặc tới... ?Em cảm nhận gì về bức tranh này? Bức tranh miêu tả anh bộ đội Cụ Hồ đang phục kích giặc trong đêm rừng hoang sương muối. - Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, rét say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng. - ? Điều gì đã giúp những người lính vượt qua được những khó khăn gian khổ ấy? -> Tình đồng chí giúp họ vượt lên khắc nghiệt của thời tiết,mọi gian khổ. ? Em có nhận xét gì về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”? Theo em có những nhân vật nào trong bức tranh. - Mỗi người lính có ba người bạn:Người đồng chí đứng cạng khẩu súng và ánh trăng. - Bình: Đầu súng nóng bỏng sẵn sàng nhả đạn, vầng trăng lung linh tâm hồn người lính đẹp hướng về hoà bình yên vui. ? Mỗi một hình ảnh trong bức tranh trên đều mang ý nghĩa biểu tượng em hãy chỉ rõ biểu tượng đó? H/ả rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của đời lính. Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ , gần và xa...Mảnh trăngnhư treo lơ lửng trên đầu ngọn súng.Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiên thực và lãnh mạn.Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ- thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bội đội Cụ Hồ. ? Hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa gì. GV:Hình ảnh còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cáI gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát, không buộc chặt.Suốt đêm, vầng trăng từ trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.Chính ý nghĩa biểu tượng đẹp và khái quát này mà tác giả đặt nhan đề của tập thơ là Đầu súng trăng treo. - H/ả anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. ?Qua bài thơ này em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? GV khái quát: - Họ là những người lính xuất thân từ nông dân, họ sẵn sàng bỏ lại những gì thân thiết nhất của cuộc sống ra đi vì nghĩa lớn. -Rời quê nhà ra đi các anh bộ đội vẫn nặng lòng với làng quê thân yêu, họ luôn cảm nhận được tình nhớ thương của quê nhà. -Từ một anh trai cày họ trở thành người lính và trải qua bao gian lao, thiếu thốn tột cùng của đời quân ngũ... -Đẹp nhất ở họ là tình đồng đội, tình đồng chí sâu sắc đằm thắm, họ trở thành tri kỉ, thành đồng chí, vì thế trong gian lao họ vẫn ngời lên tinh thần lạc quan vui vẻ... ? Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hoán dụ. - Hình ảnh thơ thực, lãng mạn. - Hình ảnh đẹp lãng mạn về cuộc đời người lính, bất chấp khó khăn gian khổ để ung dung, tự tin. ? Bài thơ nêu nội dung gì? ? Em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào ở những con người gọi nhau là đồng chí? - Gọi hs đọc ghi nhớ. ? Đọc diễn cảm bài thơ? ? Tình cảm nào trong em được bồi đắp khi đã đọc – hiểu văn bản “ Đồng chí”? ? Hãy đặt nhan đề khác cho bài thơ. “ Tình đồng chí”, Bộ đội Cụ Hồ, . - Phát biểu Lắng nghe - Trả lời. Lắng nghe - 3 hs đọc Giải nghĩa - Phát hiện Tự bộc lộ Xác định Giải thích Chia đoạn Đọc -Phát biểu. - Liên hệ, phát biểu. Nhận xét. Phát biểu. Lắng nghe - Nêu ý hiểu. - Trả lời. Phát biểu. Phân tích. - Nêu ý hiểu. - Phát hiện - Tự bộc lộ. - Nêu cảm nhận. - Phát hiện - Phân tích - Nêu cảm nhận. - Đọc. Phát hiện. - Nêu cảm nhận. Phát biểu. Đọc - Phát hiện - Phân tích Bình Nghe Phát hiện. - Nhận xét Đọc - Trả lời. - Trả lời. - Phân tích Nêu cảm nhận - Phát hiện - Phân tích Lắng nghe - Nhận xét - Nêu cảm nhận. Nghe. - Tự bộc lộ. - Đọc. Quan sát - Tự bộc lộ. Nhận xét Phân tích hình ảnh Nhận xét Nghe Nêu cảm nhận Nghe Liệt kê Tự bộc lộ Đọc Phát biểu I- Đọc- tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả -tác phẩm: 2. Đọc. 3. Từ khó: 4. Cấu trúc văn bản: - Ba đoạn: + 7 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí. +11 câu tiếp: Những biểu hiện về sức mạnh của tình đồng chí + 3 câu cuối: Hình tượng giàu chất thơ về tình đồng chí giữa những người lính. II- Đọc -Hiểu văn bản: 1.Bảy câu thơ đầu: *NT: giọng thơ mộc mạc, giản dị - Câu thơ đối xứng- sóng đôi - Cấu trúc đặc biệt, ngắn gọn. *ND:Tình đồng chí được bắt nguồn từ cùng cảnh ngộ xuất thân, cùng chung mục đích lí tưởng, cùng chia ngọt sẻ bùi. 2.Mười câu thơ tiếp: * NT: ->Hoán dụ, nhân hoá. -> Sóng đôi, tương ứng *ND: Sự cảm thông tình thương yêu mộc mạc, tinh thần lạc quan, đoàn kết gắn bó. 3. Ba câu thơ cuối: *NT: Hình ảnh thực, lãng mạn, biểu tượng đầy ý nghĩa. *ND:Tin cậy cùng chung lý tưởng chiến đấu, chia sẻ sự hy sinh cùng mơ ước về cuộc sống thanh bình. *Hình ảnh anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: Sống có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, vượt gian khổ vì độc lập tự do và hoà bình của tổ quốc. III- Tổng kết: 1 .Nghệ thuật. - Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức biểu cảm. 2. Nội dung. - Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến. - Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách .mạng. * Ghi nhớ. ( sgk /131) IV- Luyện tập: * Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:(1) - Học thuộc bài thơ. - Nắm vững nội dung, nghệ thuật. - Soạn bài“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Soạn: 20 / 10/2009 Giảng : 22 /10/2009 Bài 10: Văn bản- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) Tiết 47: Đọc -hiểu văn bản A.Mục tiêu cần đạt. * Kiến thức - Cảm nhận được nét đẹp độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng h/ả những chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng trong phong cách thơ của Phạm Tiến Duật thông qua giọng điệu ngôn ngữ trong bài thơ * Kĩ năng - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giầu hình ảnh * Thái độ - Có thái độ trân trọng mến phục h/ả những anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. B.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp : - phương pháp dùng lời có nghệ thuật ,vấn đáp gợi tìm , - phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 2. Phương tiện : - Giáo viên: Soạn bài ,tham khảo tài liệu, tranh ảnh . - HS: Đọc bài, Soạn bài theo câu hỏi cuối bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 3') ? Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
Tài liệu đính kèm: