Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 1, 2: Văn bản: Cố hương (Lỗ Tấn)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 1, 2: Văn bản: Cố hương (Lỗ Tấn)

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp hs : - Nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật, ngôi kể trong văn bản .

- Thấy được bức tranh ảm đạm của một vùng quê nghèo khổ, tàn tạ qua cái nhìn của nhân vật tôi .

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp so sánh, đối chiếu kết hợp các phương thức biểu đạt một cách nhuần nhuyễn, Xây dựng tính cách nhân vật, kể chuyện từ ngôi kể thứ nhất .

- Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm dài, phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sư.

- Thông qua bài học giáo dục các em lòng cảm thông, thương yêu , sự độ lượng giữa con người – con người .

B. Chuẩn bị :

GV:Nghiên cứu sgk, sgv,tài liệu tham khảo ( sách nâng cao, bình giảng.) đồ dùng dạy học.

HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tham khảo tài liệu, đồ dùng học tập.

C. Phương pháp: - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

 - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, động não.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

 1. Ổn định tổ chức (1p).

 2. Kiểm tra bài cũ (5p):

Câu 1(4đ): Điền (Đ) đúng, (S) sai vào các ô trống trong những nhận xét sau về văn bản “ Chiếc lược ngà” :

a. (.) Truyện được viết cùng thể loại với tác phẩm “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí” (S)

b. (.) Văn bản chủ yếu viết về tình cha con trong cảnh ngộ éo le chiến tranh, tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng (Đ)

c. (.) Đoạn trích có 2 tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện .(Đ)

d. (.) Chiếc lược ngà có ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 16 - Tiết 1, 2: Văn bản: Cố hương (Lỗ Tấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ CN / 7 /12/ 2008 TUẦN : 16
Ngày dạy : Thứ 2 /8 / 12 / 2008 PPCT : Tiết 76-77.
 BÀI 16 - Tiết 1,2 - Văn bản : CỐ HƯƠNG 
 ( Lỗ Tấn )
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp hs : - Nắm được cốt truyện, hệ thống nhân vật, ngôi kể trong văn bản .
- Thấy được bức tranh ảm đạm của một vùng quê nghèo khổ, tàn tạ qua cái nhìn của nhân vật tôi .
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp so sánh, đối chiếu kết hợp các phương thức biểu đạt một cách nhuần nhuyễn, Xây dựng tính cách nhân vật, kể chuyện từ ngôi kể thứ nhất .
- Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm dài, phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sư.
- Thông qua bài học giáo dục các em lòng cảm thông, thương yêu , sự độ lượng giữa con người – con người .
B. Chuẩn bị :
GV:Nghiên cứu sgk, sgv,tài liệu tham khảo ( sách nâng cao, bình giảng...) đồ dùng dạy học.
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tham khảo tài liệu, đồ dùng học tập.
C. Phương pháp: - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.
 - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, động não...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định tổ chức (1p).
 2. Kiểm tra bài cũ (5p):
Câu 1(4đ): Điền (Đ) đúng, (S) sai vào các ô trống trong những nhận xét sau về văn bản “ Chiếc lược ngà” : 
a. (........) Truyện được viết cùng thể loại với tác phẩm “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí” (S)
b. (.......) Văn bản chủ yếu viết về tình cha con trong cảnh ngộ éo le chiến tranh, tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng (Đ)
c. (.........) Đoạn trích có 2 tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện .(Đ) 
d. (........) Chiếc lược ngà có ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách .
Câu 2 (6đ) : Tóm tắt ngắn văn bản “ Chiếc lược ngà” Cảm nhận của em sau khi học xong vb ? 
 3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài mới:
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS 
 Nội dung 
* Hoạt động 1(5p): Tìm hiểu TG,TP
- Cho hs đọc thầm chú thích sgk, trình bày những nét chính về tác giả.
? Qua các thông tin của sgk, những hiểu biết của em, hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Lỗ Tấn? 
GV: Thời thanh niên ông học nhiều nghề ( Nghề hàng hải, khai mỏ, nghề y ) với mong muốn đem kiến thức khoa học giúp nước, cứu dân .
- Sau đó ông quyết định chuyển sang làm nghề văn nghệ. LT viết văn với mục đích rõ rệt: Phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chữa trị. Trong quá trình đi tìm chân lí LT đã có những giây phút trầm tư, buồn chán nhưng nhờ luôn gắn bó với phong trào cách mạng, đặc biệt nhờ sự tiếp nhận với CNMLN ông trở thành chiến sĩ cộng sản kiên định .
- Sự nghiệp sác tác của ông khá phong phú thể hiện một cách nhất quán mục đích sáng tác của nhà văn, tác phẩm của ông giàu tính hiện thực và tính chiến đấu. Giọng văn của ông bề ngoài lạnh lùng, điềm tĩnh những bên trong sục sôi nhiệt huyết yêu nước và tinh thần đấu tranh .
- Tác phẩm tiêu biểu: 17 tạp văn và 2 truyện ngắn sâu sắc “ Gào thét” “Bàng hoàng” , tác phẩm” AQ chính truyện”
*Hoạt động 2 (8p): Đọc, Tóm tắt vb.
- Bước 1: Hướng dẫn đọc: Khi đọc cần đọc đúng các nhân vật, lời đối thoại giữa nhân vật “Tôi” – Nhuận Thổ hay lời độc thoại của nhân vật “ Tôi” để bộc lộ tâm lí từng nhân vật.
- Gọi 3 hs đọc vb : Từ đầu -> xem sao.
- Tiếp ->ba bốn ngày .-> Hết.
- Bước 2: GV yêu cầu hs tóm tắt văn bản, nhận xét, bổ sung .
- Bước3: cho hs đọc thầm chú thích 
* Hoạt động 3(25p):Tìm hiểu vb. 
? Xác định ngôi kể, nhân vật chính, nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? vì sao em lại xác định như vậy ? 
? Đoạn trích chia làm mấy phần ? nêu ý chính mỗi phần ? 
( Truyện kể theo trình tự thời gian, không gian )
? Nêu đại ý văn bản ? 
? Từ đó em hiểu giữa nhân vật “ Tôi” có quan hệ với tác giả như thế nào? 
 ( Nhưng không được đồng nhất tác giả là LT). 
? Truyện có tên” Cố hương”, em hiểu gì về tên vb, tên truyện gợi gì cho người đọc ?
* GV chuyển ý sang phần 2 
? Hãy tóm tắt ngắn gọn vb ? (5p)
- GV chuyển ý bằng lời dẫn của nhân vật “Tôi”.
- Cho hs chú ý phần 1 vb (33P)
? Nhân vật “Tôi” trở về quê trong hoàn cảnh, thời điểm nào ? Mục đích của chuyến thăm quê lầ này ? 
? Cảnh tượng làng quê trong con mắt người trở về được hiện ra ntn? 
? Cảnh tượng đó cho ta thấy cuộc sống ở nơi đây ntn ? 
? Trước cảnh vật thực tại như vậy, lòng “Tôi” dội nhớ về kí ức hình ảnh về làng cũ, làng cũ , làng cũ hiện ra trong ý nghĩ “ Tôi” ntn ? 
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong phần 1 ? 
? Em đọc được điều gì trong ý nghĩ của “Tôi” trước sự thay đổi này ? 
- Cho hs chú ý sgk chữ in to từ T209- 215 ( sạch như quét ).
? Những ngày ở quê Tôi đã gặp ai? Đó là những người ntn ? 
? Người mà tôi nhớ và nhắc nhiều nhất đó là ai ? 
? Hình ảnh Nhuận Thổ được hiện ra trong mấy thời điểm ? 
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh Nhuận Thổ trong hai thời điểm trên ? 
? Trong các sự thay đổi đó, dấu hiệu nào cho ta thấy sự thay đổi nhiều nhất của Nhuận Thổ ? 
? Nguyên nhân nào khiến cho Nhuận Thổ thay đổi như vậy ? 
? Mặc dù thay đổi nhưng trong con người NT vẫn có một điều duy nhất không thay đổi, đó là điều gì ? 
? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật NT ? 
GV chuyển ý phân tích nhân vật thím Hai Dương .
? Nhân vật thím HD được kể ở 2 thời điểm xưa và nay . Hãy tìm những chi tiết nói rõ cách nhìn nhận và thái độ của nhân vật tôi đối với nhân vật này ở 2 thời điểm đó ? 
? Em thấy được điều gì về thái độ, bút pháp nghệ thuật của tác giả trong đoạn phân tích ? 
? Quan những điều phân tích trên giúp em hiểu gì về xã hội TQ và tư tưởng nhà văn qua cái nhìn về con người và quê hương ? 
GV khái quát chuyển ý sang tiết học sau . 
(Đọc thầm chú thích, trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm tìm ý ở phần chú thích sgk)
 ( Lắng nghe )
( Tóm tắt văn bản dựa trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà, cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung )
 ( Đọc thầm chú thích sgk / 201 )
 ( Trả lời cá nhân ): Ngôi kể thứ nhất.
* Nhân vật: 
- Nhân vật chính: Nhuận Thổ - Tôi .
- Nhân vật trung tâm: Tôi.
 NT không thể là đầu mối câu chuyện, có quan hệ toàn bộ hệ thống nhân vật, tự nó không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.( Truyện 3 phần – phần đầu N .Thổ chưa xuất hiện, trong phần cuối N.Thổ chỉ xuất hiện trong suy tư, suy nghĩ của tôi )
* Bố cục: 3 phần 
- P1: Từ đầu -> Đang làm ăn sinh sống: Nhân vật “Tôi” trên đường trở về quê cũ
- P2: Tiếp -> Sạch trơn như quét : Những ngày nhân vật tôi ở quê nhà .
- P3: Còn lại -> Trên đường xa quê về thành phố .
* Đại ý: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi trong chuyến về thăm quê cuối cùng để rời nhà lên thành phố .
-> Có nhiều điểm tương đồng với tác giả (xưng tên là Tấn ) – có thể hiểu từ “Tôi” để hiểu tư tưởng của nhà văn LT. 
- Cố hương: Quê cũ, nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của một con người .
- Tên truyện đã gợi đến tình cảm quê hương, làng xóm, gia đình.
 ( TIẾT 72 )
( Tóm tắt lại văn bản ).
(Đọc thầm phần 1 vb, tìm chi tiết )
-Thời tiết đang độ giữa đông...trời u ám...gió lạnh.
- Từ biệt làng quê lần cuối .
( Tìm chi tiết / T207)
 ( Khái quát ý )
 ( Tìm chi tiết )
-> Miêu tả kết hợp vừa kể, tả theo kiểu hồi ức, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật .
 ( Khái quát ý )
( Đọc bằng mắt phần chữ t sgk / 209-215 sạch như quét ).
- Mẹ, cháu Hoàng, thím Hai Dương, Nhuận Thổ .
- Nhuận Thổ .
- Hai thời điểm : Hiện tại – hai mươi năm trước .
( Tìm chi tiết sgk/ so sánh 2 mảnh đời)
-> Thay đổi toàn bộ từ bên ngoài đến bản chất bên trong theo chiều hướng đi xuống đặc biệt thay đổi tính nết, sự tự ti, lòng tham lam .
- Nhà đông con, nghèo đói ..
- Mất mùa, trộm cắp, lính tráng cướp bóc....
-> Tình bạn giữa 2 người không thay đổi ( biếu đậu xanh, nghe tin về lên chơi ..)
-> Nhân vật điển hình của người nông dân TQ với cuộc sống nghèo nàn, tinh thần mê muội của dân chúng trong XHPK đầu TKXX
( Tìm chi tiết so sánh 2 thời điểm ), chú ý sự thay đổi về ngoại hình, tính nết, hành động .
( Khái quát kiến thức )
- So sánh.....
- Thái độ: Buồn, đau xót trước sự thay đổi theo chiều hướng lịu tàn của quê hương , bất lực căm ghét CĐPK.
 ( Khái quát kiến thức )
I. Tác giả - tác phẩm : 
 1. Tác giả: 
- Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên thật: Chu Thụ Nhân
- Nhà văn nổi tiếng, nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của TQ, có nhiều tác phẩm có giá trị .
2. Tác phẩm: 
“ Cố hương” – một trong những tác phẩm tiêu biểu “ Gào thét” 1923 , đây là truyện ngắn có yếu tố hồi kí.
III . Đọc, Tóm tắt văn bản 
III. Tìm hiểu văn bản 
.
1. Cảnh vật và con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật “Tôi”: 
a. Cảnh vật: 
 Hiện tại 
quákhứ
Thấpthoáng thôn xóm tiêu điều , hoangvắng, im lìm .
- Trời uám, cảnh tượng hiu quạnh 
 !
Tàn tạ, nghèo khổ
- Làng cũkhông hẳn như thế này, đẹp hơn kia 
Đẹpkhông ngôn ngữ nào diễn tả nổi .
 !
Đẹp đẽ. 
>So sánh, đối chiếu, kể, tả
=> Thái độ ngạc nhiên, đau xót, nuối tiếc , buồn não lòng trước sự thay đổi của quê hương .
b. Hình ảnh con người : 
* Hình ảnh Nhuận Thổ: 
Quá khứ
Hiện tại 
- Cậu bé đẹp đẽ, khỏe mạnh
- Hiểu biết nhiều .
- Nói chuyện hồn nhiên, vô tư, không sợ 
sệt, mặc cảm .
 !
Một NT đẹp đẽ, lanh lợi tràn đầy sức sống.
- Khuôn mặt vàng sạm, những nếp nhăn sâu hoắm, ăn mặc rách rưới ...
- nói chuyện thưa bẩm, sợ sệt...
 !
Người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn, cam chịu .
* Nhân vật thím Hai Dương : 
- Ngày xưa: “nàng Tây Thi đậu phụ” đẹp người, đẹp nết .
- Hiện tại: trở thành người đàn bà xấu cả ngoại hình lẫn tính cách .
-> So sánh, đối chiếu giữa hồi ức – hiện tại, độc thoại nội tâm xen lẫn tự sự, miêu tả .
=>Tố cáo XHTQ sa sút về mọi mặt, đồng thời lên án các thế lực đã tạo nên những cảnh đáng buồn làm biến đổi tâm hồn người nông dân, đây là “gánh nặng tinh thần”
* Hoạt động 4 (5p): Củng cố
Câu 1: Điền (Đ) đúng, (S) sai vào các câu sau : 
a. (.........) Là một hồi kí đậm chất trữ tình .
b. (.........) Nhân vật trung tâm trong vb là: NT và Tôi .
c. (.........) Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất .
d. ( ........) Thông qua cách miêu tả về sự thay đổi về cảnh vật, con người để tác giả bộc lộ thái độ, tư tưởng của mình về xã hội TQ lúc bấy giờ.
Câu 2: Tóm tắt lại đoạn vừa phân tích, phân tích những thái độ của nhân vật tôi trước sự thay đổi của quê hương ? 
* Hoạt động 6 ( 2p): Dặn dò .
- Về nhà học bài cũ, hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tiếp phần tiếp theo của văn bản .
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCố hương.doc