Giáo án thi giáo viên giỏi Ngữ văn 9 - Tiết 118: Tập làm văn. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án thi giáo viên giỏi Ngữ văn 9 - Tiết 118: Tập làm văn. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tiết 118: Tập làm văn.

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A. Kết quả cần đạt:

- Học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)

- Nắm vững các yêu cầu đối với 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) về mặt nội dung và hình thức để có cơ sở tiếp thu và rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết sau.

- Tích hợp với các kiểu văn bản nghị luận đã học, các cách trình bày đoạn văn, tích hợp với văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản, phân tích mẫu, thực hành tổng hợp.

B. Chuẩn bị:

- HS soạn kĩ bài,trả lời các câu hỏi SGK.

- GV soạn bài, tham khảo SGV, các tài liệu liên quan.

- Chuẩn bị phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng phụ

C. Các bước lên lớp:

• Ổn định tổ chức.

• Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới.

• Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thi giáo viên giỏi Ngữ văn 9 - Tiết 118: Tập làm văn. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 118: Tập làm văn.
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Kết quả cần đạt:
Học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
Nắm vững các yêu cầu đối với 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) về mặt nội dung và hình thức để có cơ sở tiếp thu và rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết sau.
Tích hợp với các kiểu văn bản nghị luận đã học, các cách trình bày đoạn văn, tích hợp với văn bản Lặng lẽ Sa Pa.
Rèn kĩ năng nhận diện văn bản, phân tích mẫu, thực hành tổng hợp.
Chuẩn bị:
HS soạn kĩ bài,trả lời các câu hỏi SGK.
GV soạn bài, tham khảo SGV, các tài liệu liên quan.
Chuẩn bị phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng phụ
Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới.
Bài mới:
Giới thiệu:Trong chương trình ngữ văn 9 kì II, các con đã được, học những kiểu bài nghị luận nào?
=>Như vậy các con đã làm quen với mảng nghị luận đời sống – xã hội. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con một kiểu bài nghị luận mới: Nghị luận tác phẩm văn học mà dạng đầu tiên là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
GV viết bảng:
Tiết 118: Nghị luận về Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
1, Ví dụ: Văn bản ( SGK 61.62.63 )
Gv giới thiệu: HKI các con đã được tìm hiểu văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Nếu như cảnh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng làm đắm say lòng người thjif những con người lao động thầm lặng nơi đây lại gợi cho ta bao suy ngẫm.
 Cô trò mình hãy cùng chia sẻ với những suy nghĩ của Quỳnh Tâm về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” qua văn bản được in trong SGK trang 61.62.63.
Hs đọc văn bản.
Chúng ta vừa đọc toàn bộ văn bản của Quỳnh Tâm
? Các con hãy xác định giúp cô kiểu văn bản của văn bản này.
Đây là văn bản nghị luận.
? Tại sao con nhận ra điều đó
 Vì có nội dung nghị luận và được triển khai qua hệ thống luận điểm, luận cứ.
? Vấn đề được nghị luận ở đây là gì
Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ đáng yêu của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 ? Theo dõi đoạn 1.Vấn đề được nghị luận được giới thiệu trong câu văn nào?
 Câu cuối đoạn 1
=>Như vậy đoạn 1có vai trò giới thiệu vấn đề nghị luận.
? Căn cứ vào nội dung 3 đoạn tiếp theo, hãy ,cho cô biết vấn đề nghị luận ấy được 	triển khai qua những luận điểm nào.
Luận điểm 1: Nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
Luận điểm 2: Anh thanh niên thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
Luận điểm 3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
 ? Theo dõi đoạn văn cuối cùng. Con hãy nêu nội dung chính của đoạn văn này?
 =>Như vậy, đoạn 1: giới thiệu vấn đề nghị luận.
 Đoạn 2,3,4: Triển khai vấn đề nghị luận .
 Đoạn 5: Đánh giá tổng quát vấn đề nghị luận.
Gv: Chúng ta vừa đọc, tìm ra được hệ thống luận điểm cuả văn bản trong SGK
? Nếu được phép đặt tên cho văn bản này, con sẽ chọn nhan đề nào?Lí giải tại sao con lại chọn nhan đề đó?
- Sa Pa không lặng lẽ.
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
=>Nhan đề phải gắn với vấn đề nghị luận.
? Văn bản này là lời kể về cuộc đời anh thanh niên hay là lời nhận xét, đánh giá của Quỳnh Tâm về nhân vật anh thanh niên.
- Văn bản là lời nhận xét, đánh giá của Quỳnh Tâm về nhân vật anh thanh niên.
 =>Vì thế, đây là văn bản nghị luận về nhân vật anh thanh niên.
? Từ ví dụ này con hiểu thế nào là nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật.
 ? Để cấu thành một tác phẩm truyện, ngoài nhân vật , theo con còn cần những yếu tố nào khác nữa.
Cốt truyện, tình tiết, sự kiện.
Gv: Một tác phẩm truyện bao gồm nhiều yếu tố. Nhưng yêu cầu của chương trình ngữ văn lớp 9 chỉ tập trung vào vấn đề nhân vật. Nhưng dù nghị luận về toàn bộ tác phẩm truyện hay chỉ nghị luận về 1 yếu tố của truyện thì các văn bản đó đều có yêu cầu, đặc điểm tương tự như nhau. Vì thế tìm hiểu khái niệm- đặc điểm của văn bản nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ta hoàn toàn có thể khái quát thành khái niệm- đậc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
? Ta đã biết thế nào là nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện. Ai có thể khái quát giúp cô thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện.
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Chuyển ý: Một bài nghị luận về tác phẩm truyện còn đáp ứng những yêu cầu gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ví dụ để trả lời cho câu hỏi trên.
Gv: Các con cùng theo dõi đoạn 2 của văn bản.
Đây là luận điểm đầu tiên được Quỳnh Tâm sử dụng để triển khai vấn đề nghị luận. Các câu trong đoạn văn này đã được cô đánh số thứ tự để các con tiện theo dõi.
Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.(1) Trong lời giới thiệu với ông họa sĩ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. (2) Đã mấy năm nay, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.(3) Công việc hằng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.(4) Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im. (5) Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. (6) Chúng ta hãy nghe lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ : “[] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (7) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.(8) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. (9) Còn đây là tâm sự của anh với cô kĩ sư trẻ “[] lúc nào tôi cũng có người trò chuyện . (10) Nghĩa là có sách ấy mà!”.(11) Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. (12) Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. (13) Thỉnh thoảng anh xuống đường, tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.(14)
? Một bạn đọc giúp cô câu nêu luận điểm trong đoạn văn này và chỉ ra vị trí của câu đó trong đoạn văn.
? Để làm sáng tỏ luận điểm này, Quỳnh Tâm đã triển khai qua những luận cứ nào.
Hoàn cảnh làm việc của nhân vật anh thanh niên.
Lòng yêu nghề của anh thanh niên.
Lòng yêu đời của anh thanh niên.
? Hệ thống luận cứ ấy có cơ sở là những luận chứng. Hãy tìm giúp cô những dẫn chứng được Quỳnh Tâm sử dụng trong đoạn văn này.
HS phát hiện.
? Vậy dựa trên cơ sở nào, Quỳnh Tâm đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhân vật anh thanh niên.
Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vậtđược người viết phát hiện và khái quát 
=>Đó chính là yêu cầu mặt nội dung của một bài nghị luận về tác phẩm truyện. Những nhận xét, đánh giá về truyện không vu vơ cảm tính mà phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật trong tác phẩm 
? Tiếp tục theo dõi đoạn 2 của văn bản. Ở lớp 8, các con mđã học 4 cách trình bày nội dung của 1 đoạn văn. Theo con, đoạn văn này được trình bày theo cách nào.
Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
? Đầu HKII, các dã học các phép lập luận chính trong văn nghị luận. Đoạn văn này được lập luận theo cách nào.
Phép phân tích.
? Từ ý khái quát =>triển khai thành các ý nhỏ=>đoạn văn được lập luận theo phép phân tích. Nhưng bên cạnh lí lẽ, Quỳnh Tâm còn sử dụng nhiều dẫn chứng của tác phẩm “ lặng lẽ Sa Pa”. Vậy ngoài phép phân tích, trong đoạn văn này Quỳnh Tâm còn sử dụng phép lập luận nào khác nữa .
Phép chứng minh.
Gv: Như vậy khi nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức lập luận sẽ khiến luận điểm trở nên giàu sức thuyết phục.
? Qua việc tìm hiểu luận điểm 1, con hãy rút ra những yêu cầu của việc trình bày những nhận xét, đánh gía trong bài nghị luận về tác phẩm truyện ( luận cứ, lập luận)
Trình bày rõ ràng đúng đắn, lập luận thuyết phục .
 Luận điểm 2+3: Thảo luận nhóm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM
Xác định hệ thống luận cứ, cách triển khai luận điểm, các phép lập luận trong luận điểm 2 và luận điểm 3 của văn bản (SGK trang 61,62,63) theo mẫu sau?
Luận điểm 
Luận cứ
Cách triển khai 
luận điểm
Phép lập luận
Luận điểm 4: Đánh giá khái quát về nhân vật anh thanh niên.
? Xác định hệ thống luận cứ được Quỳnh Tâm sử dụng làm sáng tỏ luận điểm này.
HS phát hiện.
=>Luận điểm 4 không chỉ nhận xét khái quát về nghệ thuật xây dựng anh thanh niên mà còn qua nhân vật anh thanh niên thấy được những vấn đề tư tưởng tác giả gửi gắm trong tác phẩm naỳ. 
? Đặt trong mối quan hệ với toàn bài, đoạn cuối văn bản thực hiện nhiệm vụ gì
Tổng hợp lại những vấn đề đã triển khai. =>Chính vì thế bài văn có sức khái quát, có chiều sâu, đầy sức thuyết phục.
Liên hệ: Trong bài kiểm tra văn của các con, khi viết về nhân vật, bài làm cúa các con hầu như chỉ phân tích các đặc điểm của nhân vật, rất ít bạn biết đánh giá khái quát sau khi phân tích. Tìm hiểu đoạn văn cuối cùng này, cô mong các con sẽ học tập Quỳnh Tâm để bài văn của mình đạt kết quả tốt hơn.
Như vậy những nhận xét đánh giá về nhân vật anh thanh niên được triển khai trong 5 đoạn văn của 1 văn bản hoàn chỉnh.
? Các con hãy xác định bố cục của bài văn nghị luận này.
Đoạn 1: Mở bài ( Giới thiệu vấn đề nghị luận)
Đoạn 2,3,4: Thân bài (Triển khai vấn đề nghị luận)
Đoạn 5: Kết bài ( Khái quát vấn đề nghị luận)
Gv: Để làm nên thành công của 1 bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, lời văn cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Đọc văn bản này của Quỳnh Tâm, cô không chỉ bị thuyết phục bơỉ hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận mà còn bị cuốn hút bởi những câu văn rất mềm mại nhịp nhàng.
? Còn còn, tìm hiểu văn bản này, con thích câu văn nào nhất. Lí giải tại sao?
HS phát hiện và trình bày.
=>Từ ngữ trong bài nghị luận về tác phẩm truyện không chỉ cần chuẩn xác mà còn gợi cảm. Tính gợi cảm của lời văn không chỉ thể hiện ở sự chau chuốt của ngôn từ mà còn ở phong cách của người viết khi lựa chọn ngôn từ đó. Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. Trong bài văn của mình, cô mong các con biết lựa chọn những từ ngữ chuẩn xác, gợi cảm để khong chỉ đáp ứng yêu cầu của 1 bài văn nghị luận mà còn cuốn hút người đọc. 
Chuyển: Khái niệm và yêu cầu của 1 bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích được khái quát trong ghi nhớ SGK.
2, Ghi nhớ :
Hs đọc Ghi nhớ
Gv phân tích Ghi nhớ 
II/ Luyện tập
1, Bài tập 1: Nhận diện văn bản ( máy chiếu )
Các đoạn văn sau được viết theo kiểu văn bản nào?
a) Ông Hai là người nông dân ở làng chợ Dầu. Kháng chiến bùng nổ ông cùng gia đình tản cư đến nơi ở mới. Một lần, từ phòng thông tin bước ra - ông bất ngờ được tin làng mình đã Việt gian theo tây. Ông cảm thấy vô cùng đau đớn, xấu hổ và tủi nhục. Biết được điều này, mụ chủ nhà có ý định đuổi gia đình ông đi nơi khác, khiến tâm trí ông rối bời. Thật bất ngờ - ít hôm sau, ông đã được tin cải chính về làng. Ông vô cùng sung sướng đi khoe cái tin ấy với mọi người, khoe cả chuyện tây vào đốt nhà mình nữa.
b) Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được sáng tác năm 1948 – trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Về nghệ thuật, tác phẩm thuộc loại truyện tâm trạng, kết cấu đơn giản, xây dựng được những tình huống kịch độc đáo xúc động, ngôn ngữ rất gần với lời ăn tiếng nói của vùng quê Kinh Bắc, có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Về nội dung, tác phẩm đã khắc họa những chuyển biến mới trong tình cảm yêu làng quê của người nông dân sau cách mạng.
c) Ông Hai rất quan tâm đến tình hình chiến sự. Cái nắng, cái gió với mọi người có thể chỉ là chuyện bình thường nhưng với ông lại không kém phần quan trọng khi ông vừa đi vừa nói: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nóngồi trong ấy giờ này cũng bằng ngồi tù” Ông thường đến phòng thông tin để theo dõi tin tức kháng chiến, vui với niềm vui thắng lợi của quân ta. Quan tâm đến tình hình kháng chiến là một biểu hiện của tình yêu nước.
=> Đoạn a, kiểu văn bản tự sự.
=> Đoạn b, kiểu văn bản thuyết minh.
=> Đoạn c, kiểu văn bản nghị luận.
 2, Bài tập 2 SGK/63
? Đọc yêu cầu bài tập 
=>Bài tập này có 3 yêu cầu:
+ Xác định vấn đề nghị luận
+ Tìm hệ thống luận cứ
+ Luận điểm và những luận cứ đó giúp ta hiểu them điều gì về nhân vật Lão Hạc.
V ấn đề nghị luận: Cuộc lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống- cái chết và những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc.
Các luận cứ:
Sau bao giằng xé, cuối cùng Lão Hạc lựa chọn cái chết( Từ câu 2-4)
Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết( câu 5-7)
Lão chết trong còn hơn sống đục ( câu 8-10)
Cái chết của lão khiến ta nhận ra tình phụ tử ( câu 11-17)
Khái quát vấn đề nghị luận ( câu 18-19)
=>Dù là 1 đoạn văn nghị luận về 1 sự kiện trong tác phẩm truyện thì luận điểm luận cứ của đoạn văn này cũng được trình bày rõ ràng, thuyết phục.
? Đoạn văn giúp con hiểu thêm điều gì về nhân vật Lão Hạc
Lão vô cùng tự trọng và thương con 
GV: Chỉ qua một sự kiện trong tác phẩm là cuộc lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống- cái chết, Văn Giá đã làm ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc- một lão nông vô cùng tự trọng và thương con. Laõ chính là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
3, Bài tập 3: 
Trong bài kiểm tra văn HKI. khi cô yêu cầu các con trình bày suy nghĩ của mình vế lòng hiếu thảo của Vũ Nương, có bạn đã viết như sau:
 Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Khi chồng đi chiến trận, nàng thay chồng chăm sóc phụng dưỡng mẹ già. Khi mẹ ốm, nàng thuốc thang chu đáo, lựa lời khéo léo khuyên lơn. Khi mẹ mất, nàng lo ma chay như với cha mẹ đẻ của mình. Thậm chí, khi đã ở chốn làng mây cung nước, nàng vẫn mong trở về để được minh oan... Vũ Nương quả thực là người con dâu hiếu thảo.
 ( Gv trình chiếu)
? Con hãy đọc đoạn văn này
? Con nhận xét gì về hệ thống luận cứ được bạn sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm.
=>Có 1 luận cứ không phục vụ làm sáng tỏ luận điểm.
Thậm chí, khi đã ở chốn làng mây cung nước, nàng vẫn mong trở về để được minh oan...
=>Các con chú ý các luận cứ phải tập trung làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, sáng tỏ luận điểm.
Như vậy, qua tiết học ngày hôm nay cô đã cùng các con tìm hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cũng như những yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài này.
* Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng Ghi nhớ.
 - Chuẩn bị kĩ Tiết 119: Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thi_giao_vien_gioi_ngu_van_9_tiet_118_tap_lam_van_ng.doc