Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Giúp học sinh thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau

 đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 2. Thấy được thành công nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện thơ qua lời miêu tả.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 - Dự kiến các khả năng tích hợp: Tích hợp với văn ở các đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”, với

 Tập làm văn qua bài “Miêu tả nội tâm qua văn bản tự sự”, với tiếng Việt qua bài “Trau dồi vốn từ”.

 2. Học sinh:

 - Đọc trước nội dung bài học.

 - Thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi bài học.

 - Tập giải quyết các bài tập có trong sgk.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: (3)

 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

 - Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích này.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Bài 7: Mã Giám Sinh mua Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 7: Tuần 7, Tiết 31 
 NS: 18/10/2007
 ND : 20/10/2007.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Giúp học sinh thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du : khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau 
 đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 2. Thấy được thành công nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
 3. Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện thơ qua lời miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 - Dự kiến các khả năng tích hợp: Tích hợp với văn ở các đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”, với 
 Tập làm văn qua bài “Miêu tả nội tâm qua văn bản tự sự”, với tiếng Việt qua bài “Trau dồi vốn từ”.
 2. Học sinh:
 - Đọc trước nội dung bài học.
 - Thực hiện theo yêu cầu có trong mỗi bài học.
 - Tập giải quyết các bài tập có trong sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
 - Trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích này.
 3. Bài mới:
 Trong buổi du xuân xuân này, Thuý Kiều gặp Kim Trọng và giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Sau thời gian này, gia đình Kiều bị mắc oan.
 Khi gia đình gặp nạn, tâm trạng nàng luôn bị dày vò, phân vân : “Bên tình bên hiếu , bên nào nặng hơn”?. Cuối cùng, nàng chọn chữ hiếu để trọn đạo làm con. Rất khó khăn khi nàng đưa ra quyết định : bán mình chụôc cha. 
 “Để lời thệ hải minh sơn
 Làm con trước phải đền ơn sinh thành
 Quyết tình, nàng mới hạ tình
 Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”
 Cuộc mua bán ấy diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung đoạn trích “Mã Giám sinh mua Kiều” trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hướng dẫn tìm hiểu vị trí đoạn trích (2’)
? Hãy nêu vị trí của đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”?
g Học sinh dựa theo sgk/ 98 trả lời.
* GV : Nguyễn Du đã thể hiện nội dung trên bằng những câu thơ như thế nào? Chúng ta chuyển sang phần tiếp theo.
Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục. (7’)
* GV hướng dẫn cách đọc : Chú ý giọng điệu, lời nói của Mã Giám Sinh, của mụ mối, và lời của người kể chuyện.
g GV đọc 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp. Sau đó gọi 2 HS khác đọc lại lần nữa. GV nhận xét cách đọc.
* Tìm hiểu từ khó : Cho HS đọc thầm các từ khó có trong sgk / 98, 99.
? Vì sao văn bản này được đặt tên là “Mã Giám Sinh mua Kiều”?
g Vì văn bản này kể và tả việc mua Kiều của Mã Giám Sinh.
? Hãy tóm tắt nội dung của đoạn trích?
g Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em thoát khỏi tai hoạ. Kẻ tìm đến mua Kiều là gã giám sinh họ Mã bảnh bao, trạc bốn mươi tuổi. Kiều trở thành đối tượng để người mua xem xét đắn đo, cân sắc, cân tài. Sau một hồi cò kè bớt một thêm hai, Mã Giám Sinh đã mua được Kiều với giá ngoài bốn trăm.
? Có thể đặt tên khác cho văn bản này được không?
g Ví dụ : Một cuộc mua bán kì lạ, Nỗi đau của nàng Kiều, Chân dung Mã Giám Sinh 
? Nhân vật nào là trung tâm của cuộc mua bán này? Vì sao?
g Mã Giám Sinh – kẻ chủ động mang tiền đi mua người dưới hình thức là lễ vấn danh (mang danh nghĩa hỏi vợ), xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản.
? Nhân vật nào là nạn nhân của cuộc mua bán này? Vì sao?
g Thuý Kiều – người phải cam chịu nhục nhã, bán mình lấy tiền chuộc cha.
* GV : Trong đoạn trích này, chúng ta sẽ không tìm hiểu bố cục mà tìm hiểu ttheo từng nhân vật. Chúng ta sẽ tiến hành phân tích theo hai nhân vật chính : người mua, kẻ bán - Mã Giám sinh và Thuý Kiều. Mã Giám Sinh đóng vai trò chủ động, trọng tâm.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
(Tìm hiểu chân dung Mã Giám Sinh : 20’)
* Cho HS đọc lại những câu thơ đầu.
? Nhân vật Mã Giám Sinh được kể và tả qua các phương diện nào?
g Lai lịch, dung mạo, lời nói, hành vi, cử chỉ.
? Lai lịch của Mã Giám Sinh được giới thiệu như thế nào?
g - viễn khách 
 - tên : Mã Giám Sinh
 - quê :  cũng gần.
? Thế Mã Giám Sinh nghĩa là gì? Viễn khách nghĩa là gì? Qua cách giới thiệu của Nguyễn Du và cách trả lời của Mã Giám Sinh (viễn khách – cũng gần), em nhận thấy lai lịch của người này như thế nào?
g Lai lịch mập mờ, không rõ ràng.
? Với lai lịch như thế, với cách trả lời như thế buộc người ta phải nhìn ngắm kĩ hơn hình dáng của chàng rễ tương lai. Và hình dáng của Mã Giám Sinh được miêu tả qua những câu thơ nào? Ta cần chú ý đến những chi tiết nào?
g Quá niên trạc ngoại tứ tuần
 Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
? Nhận xét về cách dùng từ ngữ miêu tả? Những từ này gợi hình ảnh về một người đàn ông như thế nào?
g Người đàn ông ưa chải chuốt, bóng bẩy, dù đã đứng tuổi (ngoài bốn mươi) mà vẫn chịu ăn chơi, chứng tỏ đây là con người thiếu đứng đắn.
* GV nói thêm : Ngoài 40 (ở nước Trung Hoa trung đại) mới đi hỏi vợ thì cũng lạ. Nhưng đây lại là vợ bé, vợ lẽ hay nàng hầu? Cái điều khiến ta nghi ngờ hơn vì cái “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” của anh ta. Có cái gì đó làm dáng, làm đỏm quá đáng, kệch cỡm, khoe khoang, lộ liễu, không hợp với lứa tuổi. Từ “nhẵn nhụi, bảnh bao” đi với nhau trong một câu thơ tạo ra sự “đối xứng cân đối” giữa hai vế, hé lộ cái ý chê cười của người kể chuyện.
? Tiếp theo, tính cách nhân vật này còn được bộc lộ qua lời nói. Tìm những câu thơ thể hiện cách trả lời, cách nói của Mã Giám Sinh?
g - Hỏi tên, rằng
 - Hỏi quê, rằng
? Em có nhận xét gì về cách trả lời của Mã Giám Sinh khi được vấn danh?
g Trả lời cộc lốc, không đúng ngôn ngữ của người đi hỏi vợ. Cách trả lời lấc cấc, thiếu hẳn sự lễ độ, lịch sự tối thiểu.
? Từ đó, buộc người ta phải nhìn đến bầu đoàn của anh ta. Bầu đoàn của anh ta có gì đặc biệt không?
g Trước thầy sau tớ lao xao.
? Chi tiết này gợi cảnh tượng như thế nào?
g Một đám người lộn xộn, ầm ĩ , không nề nếp.
* GV giảng thêm : Nguyễn Du tả người rất kĩ, rất tinh, đến từng chi tiết. Ông không viết thầy đi trước, tớ đi sau mà đặt từ chỉ vị trí lên lên danh từ là có dụng ý làm nổi bật lên cái vẻ lộn xộn, bát nháo, thiếu đứng đắn, lịch sự ngoại giao tối thiểu cần thiết. Từ láy “lao xao” rất gợi, nó gợi lên cái dáng vẻ thầy trò vừa đi vừa tiếng to tiếng nhỏ không ngớt, chẳng buồn tôn trọng nhà chủ, chẳng buồn tôn trọng ai. TưÏ do, phóng đãng.
? Tiếp theo, sau khi đã vừa ý nàng Kiều, Mã Giám Sinh đã nói như thế nào?
g Rằng : Mua ngọc đến Lam Kiều
 Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
? Có gì đặc biệt trong cách nói của Mã Giám Sinh lúc này?
g Khi phải tiêu tiền thì tỏ thái độ mềm mỏng, nói năng kiểu cách, ra vẻ lịch sự.
? Từ đó bộc lộ ra tính cách gì của Mã Giám Sinh?
g Giả dối, xảo quyệt kiểu con buôn.
? Tại sao y lại nói năng rất văn vẻ như vậy? Điều này có mâu thuẫn với các cử chỉ, hành động, lời nói của Mã trước đó hay không?
g Khi đã vừa ý, Mã mới tuỳ cơ lựa lời nói rất khách sáo, văn hoa. Y lại trở về giọng điệu của một chàng trai đi hỏi vợ :
 Rằng : Mua ngọc đến Lam Kiều
 Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?
 Giọng điệu, lời lẽ này không có gì mâu thuẫn với cử chỉ, lời nói, hành động trước đó cả. Vì gã chỉ cốt chăm chú vào công việc là chính. Công việc bán mua là trên hết, trước hết. Bản chất con buôn mạt hạng lấn át vai kịch đóng hờ. Cho nên cái câu hỏi giá hàng lại được đưa đẩy bằng lời lẽ khuôn sáo, lễ phép xa xôi, nghe thật buồn cười, lố bịch.
* GV : Tiếp theo, tác giả khắc hoạ tiếp về hành động, cử chỉ của nhân vật này.
? Mã Giám Sinh có hành động như thế nào khi vào đến nhà Kiều? 
g Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
? Ngồi tót sỗ sàng là cách ngồi như thế nào?
g Nhảy lên ngồi chễm chệ, thiếu lịch sự.
? Theo em, từ ngữ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ này? Phân tích cái hay của từ ngữ đó? Qua đó, em thấy nhân vật này là người như thế nào qua hành động “ngồi tót”?
g “Tót” là hành động rất nhanh nhẹn. Khác với “tót vời” là tuyệt vời. Ngồi tót là hành động hết sức bất nhã của Mã Giám Sinh. Thể hiện sự hợm hĩnh, vô văn hoá. 
? Theo dõi tiếp những lời kể về hành vi mua bán của Mã Giám Sinh, những lời thơ nào diễn tả cách chọn hàng của họ Mã? Những từ nào ta cần chú ý?
g Đắn đo cân sắc cân tài
 Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
? Em có nhận xét gì về cách họ Mã chọn hàng qua các từ ngữ này?
g Trực tiếp, lọc lõi, kĩ lưỡng, thô bạo.
* GV :
g Mã đúng là một tên mua người nhiều kinh nghiệm, lọc lõi, không sợ bị hớ. Y rất cẩn thận so đi tính lại, nhìn ngược, ngắm xuôi. Mã Giám Sinh cân, đong, đo, đếm bằng mắt, bằng tai, bằng tay  Y thử bắt Kiều làm bài thơ trên quạt, ép Kiều đánh đàn, bắt khoan, bắt nhặt 
? Điều này được chứng minh ngay sau đó khi mụ mối phát giá nghìn lạng vàng, bản chất con buôn hiện càng rõ. Điều này thể hiện qua chi tiết nào?
g Cò kè bớt một thêm hai
 Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
? Ta cần chú ý những từ ngữ đặc sắc nào?
g Cò kè, bớt, thêm
? Từ “cò kè” gợi cho em điều gì?
g Từ “cò kè” đã lột tả được chân dung và bản chất con buôn keo kiệt, dìm giá, đầy mánh lới của y. Rất thận trọng trong mua bán, cốt sao có lợi cho mình.
? Từ đó tính cách nào của Mã Giám Sinh được bộc lộ?
g Thực dụng đến thô bạo.
* GV nói thêm : Mã rất xứng là tay mua hàng thành thạo, sành sỏi. Y mặc cả mãi, lâu lắm mới ngã giá chỉ còn non một nửa theo giá phát ban đầu của mụ mối : 1.000 lạng vàng – 600 lạng = 400 lạng vàng.
 Cuối cùng Mã nói vài câu hẹn ước các nghi lễ tiếp theo : nạp thái, vu quy  nhưng thực chất là định ngày đưa người đi.
? Em có nhận xét gì về bút pháp khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh của Nguyễn Du?
g - Kết hợp kể và tả.
 - Để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua dáng vẻ, lời nói, hành vi.
 - Tác giả có xen vào bộc lộ thái độ khinh ghét đối với nhân vật.
 - Dùng nhiều từ ngữ cụ thể, suồng sã để xây dựng và khắc hoạ nhân 
 vật.
? Bút pháp đó đã làm hiện hình Mã Giám Sinh với tính cách nổi bật nào?
g Giả dối, thực dụng, bất nhân.
* GV bình chốt : Mã Giám Sinh lần đầu tiên xuất hiện trong lễ vấn danh là vỏ ngoài, mua người về lầu xanh là ruột. Gã sinh viên trường Quốc tử giám đã ngoài bốn mươi này có hình dáng, cử chỉ lố bịch, kệch cỡm, hợm của và vô học. Cử chỉ nhảy tót lên ngồi, câu trả lời lấc cấc, ép đàn, thử thơ, cò kè mặc cả  là rất thật. Còn câu hỏi giá lễ phép là giả dối. Thật, giả nơi họ Mã đều rất đơn giản, vụng về. Người đọc có thể nhận thấy ngay. Mã chỉ là một tên mua người cho chủ nhà chứa, tên lưu manh thô bỉ, mạt hạng dưới ngòi bút của Nguyễn Du. Trong “Truyện Kiều” ta còn gặp gã, còn phải chứng kiến nhiều hành động ti tiện, đểu giả, hèn mạt khác của tên bợm đội lốt sinh viên già ấy.
* GV chuyển ý : Nạn nhân của cuộc mua bán này chính là Thuý Kiều.
Kiều đang trong cảnh ngộ chấp nhận đem mình ra làm một món hàng để Mã Giám Sinh mua.
Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Thuý Kiều : 7 phút.
? Trong hoàn cảnh ấy, dáng vẻ, tâm trạng của Kiều hiện lên qua những câu thơ nào?
g - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
 - Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
 - Mối càng vén tóc bắt tay
 Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
? Nêu nhận xét của em về biện pháp nghệ thuật được dùng?
g Bút pháp ước lệ, ngôn từ so sánh bóng bẩy.
? Em hình dung dáng vẻ, tâm trạng của Kiều như thế nào qua những lời thơ ấy?
g 
- Bao nhiêu nước mắt trào cùng bước chân, phản ánh nội tâm đau đớn.
-Tự mình cúi mặt, không dám ngước lên, phán ánh nỗi hổ thẹn trong lòng.
- Dáng vẻ tiều tuỵ, vô hồn.
? Từ đó ta thấy Kiều là một thân phận như thế nào?
g Thụ động, cô độc, bị chà đạp.
? Tại sao nàng là người bán mà không hề chủ động?
g Nàng Kiều đúng là người bán hàng và do chính nàng rao bán. Nhưng trong suốt cuộc mua bán, ta thấy Kiều bị động, rụt rè, sượng sùng, xấu hổ, nước mắt ròng ròng, mặc kệ mụ mối muốn làm gì mình thì làm. Bảo đi thì đi, bảo đứng thì đứng, ngồi thì ngồi, đàn thì đàn, làm thơ thì cũng vâng lời làm thơ  vô hồn, vô cảm. Hơn nữa, uất, nhục, tức mà không thể làm gì  vì tất cả do chính nàng chủ động đề ra.
? Theo em, liệu nàng Kiều có nhận ra sự lừa bịp của Mã Giám Sinh? Vì sao? (Nếu nhận ra, sao nàng vẫn nhận lời? Nếu không nhận ra, thì sao nàng lại được gọi là “thông minh vốn sẵn tính trời”?)
g HS phát biểu, có thể có hai ý kiến :
- Nàng Kiều có thể không nhận ra không phải vì nàng thiếu thông minh, nhạy bén mà vì cái nhục, cái tức, xấu hổ, ê chề vì mình bị coi là một món hàng, một đồ vật đã khiến nàng không còn để ý gì đến sự đáng ngờ của Mã, mặc dù khá lộ liễu.
- Nàng Kiều cũng đã nhận ra phần nào, nghi ngờ phần nào sự giả dối của thầy trò Mã Giám Sinh, nhưng hoàn cảnh, tình thế bắt buộc, không còn cách giải quyết nào khác, đành phải “nhắm mắt đưa chân, mà xem con tạo xoay vần đến đâu”.
? Em có nhận xét gì về thái độ của Nguyễn Du đối với nàng Kiều?
g Nguyễn Du rất thương, rất ái ngại cho Kiều nhưng không làm gì được, cũng đành nuốt nước mắt như Kiều, theo Kiều mà thôi.
? Thân phận của nàng Kiều gợi cho em cảm xúc gì?
g HS tự bộc lộ.
Hướng dẫn tổng kết ( 4 ’)
? Kết thúc đoạn mua bán này là : Định ngày nạp thái vu quy
 Tiền lưng đã sẵn việc gì cũng xong
Theo em đó là ý nghĩ, lời nói của ai? Bình luận về việc gì?
g Đây là lời nói, bình luận của tác giả về sức mạnh của đồng tiền trong xã hội, trong cuộc sống của con người.
* GV giảng thêm : Nhưng đó cũng là những ý nghĩa khác nhau của tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ vấn danh bịp bợm đó.
- Mã Giám Sinh đắc ý vì đúng là có tiền mua tiên cũng được, có nhiều vàng bạc thì muốn gì cũng xong.
- Thuý Kiều thì cay đắng vì mình chẳng qua cũng chỉ là một món hàng đáng giá 400 lạng vàng. Nhưng nàng đành thở dài chấp nhận vì nhờ đó mà có thể chuộc được mạng cha và em trai.
 Có thể nói, trong đoạn trích này nói riêng, trong “Truyện Kiều” nói chung, có một hình tượng mới, lúc hiện rõ, khi giấu mặt, nhưng lúc nào cũng mặc nhiên chứng tỏ vai trò quan trọng của nó, sức mạnh khuynh đảo của nó. Đồng tiền cứu nguy cho một gia đình thoát cơn bĩ cực, nhưng lại lạnh lùng đẩy một cô gái khuê các xuống địa ngục trầøm luân, biến một bông hoa tài sắc vẹn toàn thành một món hàng bán buôn giá vài trăm lạng vàng .
 Nhưng bản thân đồng tiền chẳng mang tính thiện, ác gì. Vấn đề là người sử dụng nó như thế nào, nhằm mục đích gì? (Đồng tiền có thể làm tha hoá con người nhưng cũng có thể cứu người – Thúc Sinh, Từ Hải đều dùng vàng để chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh)
? Em hãy cho biết nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích này là gì?
g Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật bằng một vài từ rất đời thường mà rất đúng, rất đắt, đúng thần thái của nhân vật.
? Đoạn trích ta vừa học xong toát lên nội dung chính nào?
g
- Lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm của con người.
 (Thân phận Thuý Kiều : cô độc, bị chà đạp )
- Bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.
 (Tính cách Mã Giám Sinh : thô lỗ, thực dụng đến bất nhân, )
? Từ đó cho thấy một thực trạng xã hội như thế nào?
g Trắng đen lẫn lộn, những giá trị tốt đẹp bì chà đạp bởi quyền lực của đồng tiền.
? Thái độ và tình cảm của Nguyễn Du khi kể lại sự việc này như thế nào? Hay nói cách khác, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích?
g - Khinh bỉ bọn buôn người, kẻ bất nhân.
 - Xót thương con người bị chà đạp.
Hướng dẫn luyện tập (3’) 
? Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích?
g HS tự bộc lộ.
? Nhập vai Thuý Kiều, mụ mối hoặc Mã Giám Sinh (ngôi thứ nhất) kể lại cuộc mua bán thật, lễ vấn danh vờ vừa học?
g HS thực hiện theo định hướng của GV.
I. Giới thiệu chung : Sgk/ 98.
II. Đọc – Hiểu văn bản :
 1. Đọc, tìm hiểu chú thích : 
 Sgk/ 98, 99.
 2. Phân tích :
a. Chân dung nhân vật Mã Giám Sinh :
* Lai lịch :
 - viễn khách 
 - tên : Mã Giám Sinh
 - quê :  cũng gần.
g Lai lịch mập mờ, không rõ ràng.
* Dung mạo :
 - ngoại tứ tuần,
 - nhẵn nhụi, 
 - bảnh bao.
g Từ láy : Ưa chải chuốt, bóng bẩy, chịu ăn chơi, thiếu đứng đắn.
* Lời nói :
 - Hỏi tên, rằng
 - Hỏi quê, rằng
g Trả lời cộc lốc, lấc cấc, thiếu lễ độ .
 - lao xao
g ầm ĩ , không nề nếp.
 - Sính nghi xin dạy
g Kiểu cách, ra vẻ lịch sự : Giả dối, xảo quyệt kiểu con buôn.
* Hành động, cử chỉ :
 - ngồi tót,
g Hợm hĩnh, vô văn hoá.
 - đắn đo, cân, ép, thử,
g Lọc lõi, kĩ lưỡng, thô bạo.
 - Cò kè, bớt, thêm
g Thực dụng đến thô bạo.
c Kết hợp kể + tả, nhân vật tự bộc lộ tính cách, tác giả xen bộc lộ thái độ, dùng nhiều từ ngữ suồng sã, cụ thể  : 
Một tay buôn người, một tên lưu manh bất nhân, giả dối, thực dụng.
b. Nạn nhân : Thuý Kiều
 - lệ  mấy hàng.
 - Ngại ngùng 
 - thẹn 
 - buồn như cúc , gầy như mai .
g Ước lệ, so sánh : 
Cô độc, bị chà đạp.
III. Tổng kết :
 1. Nghệ thuật : sgk.
 2. Nội dung : sgk.
IV. Luyện tập :
4. Hướng dẫn về nhà :
 - Nắm nội dung kiến thức vừa học.
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Học thuộc ghi nhớ sgk/ 99.
 - Chuẩn bị bài mới : Miêu tả trong văn bản tự sự.
 + Đọc lại nội dung bài học.
 + Thực hiện theo yêu cầu của SGK.
 + Giải quyết trước các bài tập phần luyện tập.
_________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docMGS MUA KIEU.doc