(tự học có hướng dẫn)
A.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
_Cảm nhận được vẻ đẹp tình mẹ và ý nghĩa của lời ru qua hình tượng con cò trong bài thơ.
_Thấy được sự vận dụng ca dao sáng tạo của tác giả và đặc điẻm về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu bài thơ.
B.PHƯƠNG PHÁP:
_Gợi tìm, phân tích.
C.CHUẨN BỊ:
_HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
*Tiết 106
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
? Để làm rõ hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten, tác giả H.Ten đã dùng cách lập luận gì?Theo H.Ten, cách nhìn của LaPhông ten có gì đáng chú ý? Từ đó, H.Ten muốn nói điều gì về tác phẩm nghệ thuật?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Một trong những đề tài được nói tới từ rất xưa nhưng không bao giờ cũ; một đề tài muôn thưở , rất đẹp, rất giàu tính nhân văn của văn học nghệ thuật đó là Người Mẹ và tình mẩu tử.
Nhà thơ Chế Lan Viên nói như thế nào về điều đó qua “Con cò”, một bài thơ hay của ông.
Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
Ngày tháng năm Tiết:111,112 Con cò (tự học có hướng dẫn) A.Mục tiêu: Giúp HS: _Cảm nhận được vẻ đẹp tình mẹ và ý nghĩa của lời ru qua hình tượng con cò trong bài thơ. _Thấy được sự vận dụng ca dao sáng tạo của tác giả và đặc điẻm về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu bài thơ.. B.Phương pháp: _Gợi tìm, phân tích. C.Chuẩn bị: _HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK. D.Tiến trình lên lớp: *Tiết 106 I.ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: ? Để làm rõ hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten, tác giả H.Ten đã dùng cách lập luận gì?Theo H.Ten, cách nhìn của LaPhông ten có gì đáng chú ý? Từ đó, H.Ten muốn nói điều gì về tác phẩm nghệ thuật? III.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Một trong những đề tài được nói tới từ rất xưa nhưng không bao giờ cũ; một đề tài muôn thưở , rất đẹp, rất giàu tính nhân văn của văn học nghệ thuật đó là Người Mẹ và tình mẩu tử. Nhà thơ Chế Lan Viên nói như thế nào về điều đó qua “Con cò”, một bài thơ hay của ông. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. 2.Tổ chức các hoạt động: 1.HĐ1: _HS xem phần chú thích * ? Chế Lan Viên quê ở đâu? Ông được đánh giá như thế nào? Bài thơ được sáng tác năm nào? _HS đọc văn bản: giọng điệu tâm tình. _Chú thích: 1.(sgk). ? Bài thơ kể chuyện con cò ? Miêu tả con cò? Mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm ? ?Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? (Chủ đề của bài thơ?) ?Bài thơ có 3 đoạn. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ? +HS đọc lại bài thơ. 2.HĐ 2: ?ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ đâu?Cách gợi của tác giả có gì đáng chú ý?(lấy vài chữ để gợi bài ca dao Sự phong phú của ca dao, của lời ru và ý nghĩa biểu tượng) ?Hình ảnh con cò có ý nghĩa tượng trưng gì? (Cuộc sống lao động bình yên và những vất vả, lặn lội để kiếm sống của những người mẹ, người phụ nữ thời xưa) ?Tuổi ấu thơ nhận được những gì từ lời ru của mẹ? ?Hình ảnh con cò trong đoạn 2 đã được phát triển như thế nào? ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ?Hình ảnh con cò ở đoạn 2 có ý nghĩa biểu tượng cho điều gì? ?ở đoạn 3, hình ảnh con cò biểu tượngcho điều gì của tấm lòng người mẹ? ? Câu thơ nào mang tính khái quát? Em cảm nhận được gì từ những triết lí đó? Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con.// Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi. (Lòng mẹ yêu con bền vững, rộng lớn, sâu sắc.Lời hát ru của mẹ rất cần cho mỗi cuộc đời chúng ta) ?Có gì đáng chú ý về thể thơ? ?Nhận xét nhịp thơ và giọng điệu của bài thơ? I.Tìm hiểu chung: 1.Chế Lan Viên (1920-1989), nhà thơ hàng đầu của nền thơ VN thế ki XX. TP nỗi tiếng: Điêu tàn(1937) 2.”Con cò” (1962). _Chủ đề: Ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. _Bố cục 3 đoạn: +Hình ảnh con cò và lời ru tuổi ấu thơ. + Hình ảnh con cò và lời ru mong ước tuổi con đi học, trưởng thành. + Hình ảnh con cò và suy ngẫm về lòng mẹ, về ý nghĩa của lời ru. II.Phân tích: Hình tượng con cò: _Con cò trong những câu ca dao hát ru. Sự ngọt ngào, dịu dàng của điệu hồn dân tộc và tình yêu, sự che chở của người mẹ. _Con cò là bạn đồng hành của con người trên suốt cuộc đời. Nhân hóa, liên tưởng: Sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của người mẹ. _Con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. 2.Thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu: _Thơ tự do, nhịp gần với thơ 8 chữ. _Thơ như lời ru. 3.Củng cố: ?Đi suốt bài thơ là hình tượng nào? Hình tượng đó được gợi nên từ những gì? Được phát triển như thế nào? ?Nêu chủ đề của bài thơ ? E.Dặn dò: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ.. 2. Hình tượng con cò được phát triển như thế nào qua bài thơ? 3.Chuẩn bị cho tiết học tiếp: Tìm hiểu tiếp văn bản.
Tài liệu đính kèm: