Giáo án môn Ngữ văn 9 - Đoàn thuyền đánh cá

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá

________________________________________

Phân tích cảnh ra khơi của” Đoàn thuyền đánh cá” được miêu tả trong bốn câu đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:

”Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.

Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.

Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm.

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.

Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.

Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ

 

doc 40 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Đoàn thuyền đánh cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn thuyền đánh cá 
Phân tích cảnh ra khơi của” Đoàn thuyền đánh cá” được miêu tả trong bốn câu đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
”Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển.
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm.
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.
Phân tích bài thơ ” Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Thông qua một đêm đánh cá của một đoàn thyền trên biển, nhà thơ ca ngợi không khí lao động mới, tràn đầy niềm lạc quan, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la.
Bài thơ đã dựng được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc những năm đầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bài thơ mở đầu bằng cảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” và kết thúc bằng hình ảnh “Mặt trời đội biển như màu nước-mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. Như vậy là cảnh lao động của đoàn thuyền đánh cá diển ra trong một đêm ròng. Thế nhưng, bài thơ là một bức tranh với những đường nét khoẻ khoắn, màu sắc tươi sáng lạ thường. Đánh cá trên biển mênh mông thực chất là một công việc lao động nặng nhọc, đầy nguy hiểm. Vậy mà cả bài thơ là một khúc ca sảng khoái, tràn đầy niềm vui, phối hợp nhạc điệu với những động tác khoẻ mạnh, dồn dập. Bài thơ lặp lại nhiều lần chữ “hát”, và tiếng hát đã thực sự trở thành âm thanh chủ đạo của bài thơ.
Cùng với tiếng hát được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, trong bài thơ này, tác giả còn tập trung miêu tả hình ảnh những con cá, những đàn cá gợi lên một bức tranh sinh động về cảnh biển giàu, đẹp. Hình ảnh đàn cá liên tiếp suất hiện, lấp lánh ánh sáng màu sắc như một bức sơn mài:
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày đệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Cá nục cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em vẩy trắng vàng choé
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”
Giữa khung cảnh biển đêm mênh mông, hình ảnh con người lao động xuất hiện với tư thế làm chủ biển khơi, làm chủ công việc của mình. Hình ảnh họ xuất hiện thật gân guốc, khoẻ khoắn: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng - Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Bằng cảm hứng lãng mạn, Huy Cận đã dựng lên hình ảnh những người con lao động mới với tầm vóc ngang tầm vũ tru và hoà hợp với khung cảnh trời nước bao la:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Trên cái không gian bát ngát, con thuyền có buồn là trăng, được lái bằng gió lướt sóng đi phơi phới, gợi lên niềm vui niềm tự hoà chân chính của con người mới, làm chủ thiên nhiên, hăng say lao động làm giàu cho Tổ quốc. Huy Cận đã nhìn cảnh đánh cá trên biển khơi bằng con mắt lạc quan phơi phới của mình.
Sau một đêm đánh cá trên biển, bình minh lên, đoàn thuyền đánh cá lại trở về bến bãi. Vẫn là câu hát nhưng đây là câu hát tràn ngập niềm vui của con người sau một đêm lao động khẩn trương và đạt sản lượng mong muốn. Thiên nhiên như chia sẻ niềm vui đó: ”Câu hát căng buốm cùng gió khơi” và cảnh trở nên vô cung sinh động. Trên mặt biển mênh mông, đoàn thuyền lao vùn vụt: ”Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền như chạy đua cùng với thời gian với niềm vui háo hức để trở về với bến bờ đang nhộn nhịp đón chờ....
Bài thơ là khúc ca sảng khoái của người lao động đánh cá, thể hiện niềm phấn khởi trước những thành quả lao động của mình. Hình ảnh con người hiện lên trong bài thơ là hình ảnh conngười mới làm chủ thiên nhiên, nhiệt tình lao động sản xuất để làm giàu cho tổ quốc, gắn với biển cả quê hương.
Chuyện người con gái nam Xương 
Đề 1: Trong truyện “Người con gái Nam Xương”, nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương ruồng rẫy và đánh đuỗi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Em hãy đọc kĩ lại tác phẩm và tìm xem có những chi tiết nào trong truyện tác giả muốn hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Những nguyên nhân nào làm cho thảm kịch đó vẫn diễn ra dẫn đến cái chết đau thương cũa người phụ nữ đức hạnh?
Em hãy bình luận về nguyên nhân cái chết đó.
HƯỚNG DẪN
1. Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững chi tiết, độc lập suy nghĩ để tìm ra những chi tiết mà đề yêu cầu. Tài thắt nút và mở nút là ở chỗ ấy. Mỗi em tìm tòi theo cách của mình miễn là hợp lí.
2. Bình luân về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương. Có nguyên nhân trực tiếp do tính nết cá nhân của Trương Linh và nguyên nhân sâu xa của chế độ xã hội từ đó tìm ra ý nghĩa tố cáo và nhân đạo của tác phẩm.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta thế kỉ XVI, một tập truyện văn thơ đầu tiên bằng chữ Hán ở Việt Nam. Truyện “Người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm.
Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương, chồng là Trương Linh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lai đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Linh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Linh trở về thì con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận Trương Linh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”
Tính Trương Linh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.
Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Linh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đơì làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.
Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Linh mới tỉnh ngô, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.
Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai hoạ này. Vũ nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực!cái chết oan uổng quá và người chồng độc đoán quá!
Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung. ...  trong hình ảnh người lính hành quân bảo vệ bờ cõi và người nông dân lao động trên đồng, tiêu biểu cho một dân tộc ngàn năm tay cày, tay súng. Sự đối xứng của hai hính ảnh đi liền với hai chữ mùa xuân trùng điệp tự nó tạo nên giai điệu rộn ràng, một không khí khẩn trương sôi nổi, chẳng cần tác giả phải chua thêm: 
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao. 
Nhạc sĩ Trần Hoàn rất tinh khi cắt bỏ hai dòng thơ này không đưa vào bản nhạc.
Đất nước như vì sao
Cứ vượt lên phía trước 
là một so sánh độc đáo, mới lạ, nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể nhưng mang giá trị khái quát cao. 
Toả sáng vĩnh hằng, đất nước trong quá khứ và hiện tại cứ bền bỉ và vượt lên qua bao giânnn vất vả, bất chấp mọi kẻ thù, như một thiên thể giữa bầu trời nhân loại. Đặt vào bối cảnh đất nước những năm 1975 – 1980 với những ngặt nghèo của hai cuộc kháng chiến chống đói nghèo lạc hậu và bảo vệ chủ quyền dân tộc, hình ảnh so sánh trên thật có ý nghĩa. Có nét gần gũi với Nguyễn Đình Thi trong cảm hứng về đất nước: 
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
nhưng một bên thì da diết xót xa, một bên lại vững vàng rắn rỏi. Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành:
Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa cà
Một nốt trầm xao xuyến
Cái tôi đã chuyển hoá thành cái ta, điệp lại nhiều lần như liệt kê, nhấn mạnh thể hiện sự hoà điệu với mọi người trong ước vọng chung là góp sức xuân của từng cá nhân cho mùa xuân đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân vào tiếng chim hót báo hiệu và thức tỉnh, một cành hoa tô điểm cho núi sông, một nốt trầm xao xuyến trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên khích lệ. 
Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu: Bông hoa tím soi bóng dòng sông, con chim chiền chiện với tiếng hót long lanh ở đầu bài thơ, những hình ảnh dung dị của mùa xuân, đến đây được láy lại trở thành ẩn dụ cho mùa xuân nho nhỏ. Ta bống thấm thía nhan đề của bài thơ. Vì mỗi cuộc đời như một mùa xuân thể hiện niềm tự tin, tự hào của con người trong tư thế tự do và làm chủ. 
Trước Thanh Hải đã có Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, một nhà xuân(2)còn mùa xuân nho nhỏ thân thương đến lúc này ta mới gặp lần đầu.Từ cảm hứng trữ tình công dân dạt dào sôi nổi, nhà thơ trở về với chức phận nghệ sĩ của mình qua đoạn thơ kết:
Mùa xuân – ta xin hát
Câu nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Cái chung lại trở về với cái riêng trong tiếng hát ca của người nghệ sĩ nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của nước non ngàn dặm nối liền một dải bằng dọng ca lặng thầm da diết của điệu hò, điệu lí đất chôn rau. 
Bài thơ khép lại bằng một triện đỏ in dấu hồn thơ của người con xứ Huế.Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta bởi chất nhạc xao xuyến và ước nguyện chân thành cảm động. Cái ước nguyện lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ chính là một “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.
( Sưu tầm )
Từ cảm xúc của mùa xuân tác giả đã chuyển mạch thơ 1 cách tự nhiên--> bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống về giá trị cuộc đời mỗi con người
Nhà thơ muốn làm:
.............Một con chim --> góp tiếng hót trong muôn ngàn tiếng hót
.............Một cành hoa --> tô điểm cho vườn hoa xuân đầy hương sắc
.............Một nốt trầm trong bản hòa tấu muôn điệu. Chỉ một nốt trầm thôi nhưng xao xuyến lắn sâu trong lòng người
.............Một mùa xuân nho nhỏ --> để góp thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước
=>Đó là khát vọng dc hòa nhập dc cống hiến sức mình tươi trẻ cho đất nứoc. Ước nguyện đó đã dâng lên thành một lẽ sống cao đẹp : mỗi người hãy cống hiến cho cuộc đời chung 1 nét riêng, cống hiến phần tinh túy nhất dù là nhỏ bé, khiêm nhường
.....Ước nguyện ấy bất chấp thời gian, tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc" lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt.Điệp từ "dù"--> lời tự nhắc trong hoàn cảnh nào cũng cống hiến hét mình. Ước muốn ấy còn được nhà thơ thể hiện = hình ảnh thơ sáng đẹp, 1 giọng văn thủ thỉ tâm tình, tha thiết
....Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của nhà thơ
....Sự chuyển đổi đại từ "tôi"--> "ta" ko phải là ngẫu nhiên mà nằm trong dụng ý của tác giả, đồng thời nó hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ
-------"ta" ....>>tạo sắc thái trang trọng thiêng liêng như lời nguyện ước
...................>> ước nguyện ấy ko chỉ là của TH mà nhà thơ như nói lên ước nguyện của hàng triệu trái tim Việt
...................>> nhưng trong cái "ta" ấy vẫn có 1 giọng điệu nhỏ bé, khiêm nường của cái "tôi" Thanh Hải
----> Ta bắt gặp ở đây 1 nhân sinh quan đầy ý nghĩa mà nhà thơ Tố Hữu đã từng nói........ "Nếu là con chim,chiếc lá
.........Con chim phải hót,chiếc lá phải xanh
................ Lẽ nào vay mà không có trả
.........Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
ST
Nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" 
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn “trong cái lặng im... đất nước”.Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng.
Dàn ý chi tiết 
I. Mở bài: 
- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy. 
- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông... 
II. Thân bài: 
- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. 
1. Đó là anh thanh niên: 
- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. 
- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp: 
+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng. 
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. 
+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. 
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. 
- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao: 
+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. 
+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ. 
- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ. 
- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp: 
+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi. 
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh. 
2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên: 
a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. 
b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước”. 
3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng: 
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. 
- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh. 
III. Kết bài: 
Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước.
Sưu tầm

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung bai van hay lop 9(5).doc