Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì II

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì II

Tiết 91- 92

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 - Chu Quang Tiềm -

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài NL sâu , sinh động , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

CHUẨN BỊ CỦA THẦY TRÒ :

- Một vài chương trình " Mỗi ngày một cuốn sách " trong thời gian gần đây.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :

1. Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên giới thiệu chương trình ngữ văn kỳ II .

2. Dạy và học bài mới:

Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc . Trong các công trình nghiên cứu của mình , ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách . Bài nghị luận "Bàn về đọc sách " là lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại cho đời sau những kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả nhất trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người .

 

doc 148 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19. 
Bài 18
 Tiết 91-92 Bàn về cách đọc sách
 Tiết 93 Khởi ngữ
 Tiết 94 Phép phân tích và tổng hợp
 Tiết 95 Luyện tập phân tích và tổng hợp 
 Ngày soạn.
 Ngày dạy..
Tiết 91- 92 
Bàn về đọc sách
 - Chu Quang Tiềm -
Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài NL sâu , sinh động , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
Chuẩn bị của thầy trò :
- Một vài chương trình " Mỗi ngày một cuốn sách " trong thời gian gần đây.
các hoạt động dạy học trên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên giới thiệu chương trình ngữ văn kỳ II . 
2. Dạy và học bài mới: 
Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc . Trong các công trình nghiên cứu của mình , ông đã nhiều lần lưu tâm đến việc đọc sách . Bài nghị luận "Bàn về đọc sách " là lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại cho đời sau những kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả nhất trong quá trình học tập và làm việc của mỗi người . 
Hoạt động của thầy &trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản .
? Giới thiệu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản " Bàn về đọc sách " 
HS : Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà - Độc lập trình bày
GV : Nhận xét, bổ sung
Giáo viên hướng dẫn đọc : Rõ ràng , mạch lạc , ...
- Học sinh đọc
? Hãy cho biết văn bản này thuộc thể loại nào? 
? Dựa vào những yếu tố nào để xác định ?
HS : Độc lập trình bày
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận
GVgiao việc cho HS đọc chú thích và kiểm tra việc nắm từ khó của học sinh .
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận ấy ? 
HS : Độc lập trình bày
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
Học sinh đọc đoạn đầu . 
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm , em thấy sách có tầm quan trong như thế nào ? 
HS : Độc lập trình bày
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ? 
? Vậy việc đọc sách có ý nghĩa gì ? 
HS: Trao đổi nhóm bàn, trình bày độc lập
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận
GV : Nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm học tập
? Trong thời đại hiện nay , để trau dồi học vấn , ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? 
? Em hiểu câu " Có được sự chuẩn bị như thế ....... nhằm phát hiện thế giới mới " như thế nào ? 
HS: Thảo luận nhóm
GV: T/c cho các nhóm NX chéo, bổ sung, kết luận
Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu cách lựa chọn sách khi đọc
GV: Cho HS đọc đoạn 3
HS: Đọc
? Muốn tích luỹ học vấn , đọc sách có hiệu quả , tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? 
HS : Độc lập trình bày
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận
? Theo tác giả , nên chọn sách để đọc như thế nào ? 
HS: Trao đổi nhóm bàn, trình bày độc lập
GV: Cho lớp nhận xét, Bổ sung, kết luận.
 Tác giả đã khẳng định " Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời học vấn khác " . Vì thế " Không biết rộng , không thông thoát thì không thể nắm gọn " - chứng tỏ , sự từng trải của 1 học giả lớn .
Hoạt động 4: HD HS tìm hiểu đoạn cuối.
HS : Đọc đoạn cuối .
Giáo viên : Việc biết lựa chọn sách để đọc đã là một quan điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách . Cùng vấn đề này Chu Quang Tiềm còn bàn cụ thể về cách đọc sách 
? Em hãy phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách . 
HS: trao đổi nhóm bàn, trình bày độc lập
GV: T/c cho HS nhận xét, bổ sung, kết luận 
 GV:Nêu vấn đề cho HS thảo luận
? Luận điểm này được tác giả triển khai như thế nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chỗ nào ?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời
GV:Tc cho các nhóm nhận xét chéo
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập .
? Bài viết này có tính thuyết phục cao . Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? 
HS : Trao đổi nhóm bàn, độc lập trả lời
GV:Tc cho lớp nhận xét, kết luận 
I . Tìm hiểu chung :
1 . Tác giả - tác phẩm :
- Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) : nhà mĩ học , lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
- " Bàn về đọc sách " trích " Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nổi buồn của việc đọc sách " xuất bản 1995 .
2 . Đọc :
Rõ ràng , mạch lạc , ...
3 . Thể loại :
- Văn bản nghị luận : ( lập luận giả thiết 1 vấn đề xã hội ) 
-> Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách như thế nào để có hiệu quả .
- Dựa vào hệ thống luận điểm , cách lập luận và tên văn bản .
4 . Giải nghĩa từ khó : 
Học vấn và học thuật .
5 . Bố cục : 
- Luận điểm 1 : ( 2 đoạn văn đầu ) : Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách .
- Luận điểm 2 : ( đoạn văn thứ 3 ) : Các khó khăn , nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay . 
- Luận điểm 3 : ( 3 đoạn văn cuối ) : Bàn về phương pháp đọc sách .
II . Phân tích : 
1 . Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách . 
* Tầm quan trọng lớn lao của sách trên con đường phát triển nhân loại , vì : 
+ Sách đã ghi chép ...... tích luỹ qua từng thời đại .
+ Những cuốn sách có giá trị ........ học thuật của nhân loại .
+ Sách trở thành kho tàng quý báu .... năm nay .
* Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ( Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại ) .
 * Đọc sách là để chuẩn bị hành trang , thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập , phát hiện thế giới .
- Học sinh tự bộc lộ .
2 . Cách lựa chọn sách khi đọc :
- Trong tình hình hiện nay , sách càng nhiều , việc đọc sách càng không dễ . Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ rõ người đọc đứng trước 2 điều nguy hại sau : 
+ Sách nhiều khiến ta ........ không biết nghiền ngẫm . 
+ Sách nhiều khiến người đọc ........ có ích .
-> Cách chọn sách :
+ Không tham đọc nhiều .......... phải chọn cho tinh , đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị , có lợi cho mình .
3 . Phương pháp đọc sách : 
* Cách đọc đúng đắn : 
- Đọc kĩ , đọc nhiều lần , đến thuộc lòng . 
- Đối với sự say mê , ngẫm nghĩ , suy nghĩ sâu xa , tích luỹ ....... 
- Đọc - hiểu : Có nhiều chách đọc : đọc to , đọc thành tiếng , đọc thầm , đọc bằng mắt , đọc 1 lần , đọc nhiều lần .....
* Mối quan hệ giữa học vấn phát triển và học vấn chuyên môn với việc đọc sách :
- Bác bỏ quan niệm chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên học vấn phát triển . Mà đây là 1 chỉnh thể tự nhiên .
- Đọc sách là học tập tri thức , rèn luyện tính cách , chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách .
III. Tổng kết - Luyện tập : 
1 . Bố cục : Đây là bài nghị luận rất chặt chẽ , hợp lý , các ý kiến được dẫn dắt nhẹ nhàng , tự nhiên , sinh động .
2 . Nội dung : Các lời bàn , cách trình bày của tác giả vừa đạt lí , thấu tình -> là một học giả có uy tín . -> nhận xét đưa ra xác đáng thuyết phục . Đồng thời tác giả trình bày bằng cách phân tích cụ thể bằng giọng trò chuyện , tâm tình khiến người đọc tiếp nhận mọtt cách nhẹ nhàng , thấm thía . 
3 . Về cách viết : 
Tác giả sử dụng từ ngữ hóm hỉnh , giàu hình ảnh , giàu chất thơ . 
4 . Ghi nhớ : Học sinh đọc to ghi nhớ sách giáo khoa . 
Hướng dẫn học ở nhà :
- Học sinh đọc thuộc ghi nhớ . Nắm nội dung bài học .
- Qua văn bản " Bàn về đọc sách " em thu hoạch thấm thía nhất ở điểm nào ? vì sao ? ( Viết thành một đoạn văn ngắn ) .
- Soạn bài " Khởi ngữ" . 
 Ngày soạn.
 Ngày dạy..
Tiết 93 . 
Khởi ngữ .
Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh nhận biết khởi ngữ với chủ ngữ của câu . 
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó . 
- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói , viết .
Chuẩn bị Đồ DùNG DạY HọC :
GV : sgk, sgv ngữ văn 9, bảng phụ
HS : Chuẩn bị bài ở nhà
tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Dạy – học bài mới : 
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức về khởi ngữ .
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các VD ở phần I (SGK),
Học sinh đọc yêu cầu của mục 1 : 
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu sau và quan hệ với vị ngữ .
HS : Độc lập trình bày
GV : Tc cho HS nhận xét, bổ sung, kết luận
? Những từ ngữ đứng trước CN , dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu -> là khởi ngữ .
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ? 
 + ? Nêu đặc điểm ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ? 
HS: Độc lập trả lời
GV: Cho lớp nhận xét, giải thích rõ 
VD : ở câu a, b , c vai trò của khởi ngữ là : 
a, " Anh " 1 -> nêu lên đối tượng được nói tới trong câu .
b , " Giàu " 1 : nêu lên sự việc được nói tới trong câu .
c , Khởi ngữ " Về ....... văn nghệ " -> nêu lên đề tài của câu nói . 
? Vậy có thể thêm những quan hệ từ nào trước các khởi ngữ ?
HS: Đọc lập trả lời
GV: Nhân xét và lưu ý học sinh :
- Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ đảo .
VD1 : Quyển sách này tôi đọc rồi 
-> B N đảo 
VD2 : Quyển sách này , tôi đọc nó rồi .
-> Khởi ngữ .
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ .
VD1 : Bông lúa này hạt mỏng quá .
-> Chủ ngữ 
VD2 : Bông lúa này , hạt mỏng quá .
-> Khởi ngữ 
- Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại :
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác .
VD : Giàu , tôi cũng giàu rồi .
+ Quan hệ gián tiếp : 
VD : Kiện ở huyện , bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được .
I . Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu .
* Ví dụ : 1 , xác định CN trong các câu 
a. " Anh " in đậm : không là CN
 Anh không in đậm : là CN .
b. " Tôi " -> là CN .
c. " Chúng ta " - > là CN .
 2 , Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN .
* Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước CN .
* Quan hệ với VN : Các tữ ngữ in đậm không có quan hệ trực tiếp với VN theo quan hệ C - V . 
* Bài học : 
1 . Khởi ngữ ( đề ngữ , TP khởi ý ) : là thành phần câu đứng trước CN . 
2 . Vai trò của khởi ngữ trong câu : 
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó .
3 . Dấu hiệu nhận biết : 
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ tữ : về , đối với .
- Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
 II . Luyện tập :
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 : xác định khởi ngữ : 
a, " Điều này " 
b, " Đối với chúng mình " 
c, " Một mình " 
d, " Làm khí tượng " 
e, " Đối với cháu "
Bài tập 2 : 
a, Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm .
b, Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được .
Hướng dẫn học ở nhà .
1 . Tìm thành phần khởi ngữ ở bài " Bàn về đọc sách " 
2. Soạn bài " Phép phân tích và tổng hợp " .
 Ngày soạn.
 Ngày dạy.. 
 Tiết 94 Phép phân tích và tổng hợp .
Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong bài TLVNL .
Chuẩn bị của thầy trò 
Giấy khổ to , bút dạ để sinh hoạt nhóm 
tổ chức các hoạt động dạy- học 
KTBC
Dạy – học bài mới
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp .
HS: Đọc văn bản  ...  chức các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày đặc điểm tiêu biểu của thể loại kịch ? 
Dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giới thiệu chung về tác giả.
Giáo viên giới thiệu bối cảnh hiện thực đất nước sau 75-80.
Giới thiệu về vở kịch .
? Xác định các nhân vật chính, phụ? Đọc phân vai .
? Xác định nội dung của đoạn trích.
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
Hoạt động 2: HDHS phân tích chi tiết
Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp T.Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
? Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
?Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp .
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác nhau như thế nào?
HS : Trao đổi nhóm bàn, độc lập trình bày, gv nhận xét
? Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận 4 nhóm mỗi nhóm một nhân vật, đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung, gv kết luận từng nhân vật).
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xétvà bình
.
 .
Hoạt động 3:HDHS tổng kết
Học sinh đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3.
3. Đọc-tìm hiểu chú thích.
a,Đọc, tìm hiểu chú thích.
b,Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
II. Phân tích :
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết điịnh công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-Tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ sư Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc như một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
Hoạt động 4:
IV Luyện tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫm kịch trong đoạn trích.
?Sự phát triển của mâu thuẫn kịch.
?Phát biểu tình cảm của em với một nhân vật trong kịch.
Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập diễn kịch .
- Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học" .
Tuần 34.
Bài 33-34.
Tiết 166.	 Tôi và chúng ta
Tiết 167-168. Tổng kết văn học
Tiết 169-170. Kiểm tra tổng hợp
Ngày soạn 
ngày dạy.. 
Tiết 167-168.
Tổng kết văn học.
( Có giáo án kèm theo)
Mục tiêu bài học
Giúp HS: 
-Hệ thống hoá kiến thức đẫ học về văn học Việt Nam theo thể loại và giai đoạn
- Có cái nhìn tổng thể về vă học
Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ, soạn bài
HS: Chuẩn bị bảng hệ thống theo yêu cầu của SGK
Tổ chức các hoạt động Ôn tập
KTBC ( KT sự chuẩn bị bài của HS)
Tổ chức ôn tập
Hoạt động 1: HDHS hệ thống kiến thức cơ bản của Văn học Việt Nam theo thể loại và giai đoạn
GV : Chia 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm là một nội dung 
	Nhóm 1: Văn học dân gian
	Nhóm 2: Văn học trung đại
	Nhóm 3: Các tác phẩm Truyện hiện đại
	Nhóm 4: Các tác phẩm thơ hiện đại
HS: Thảo luận nhóm chỉnh sửa lại nội dung đã chuẩn bị ở nhà trình bày lên máy chiếu
GV: Nhân xét kiểm tra và kết luận
Văn học dân gian ( HS điền theo mẫu )
 thể loại
định nghĩa
các văn bản được học
Truyện
-truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử.
- Cổ tích:Kể về cuộc đời một số kiểu nhânvật..
Con Rồng cháu tiên
Bánh chưng bánh giầy
.
 Sọ dừa
Thạch Sanh
Em bế thông minh
Văn học trung đại ( HS điền theo mẫu )
Thể loại
Tên văn bản
Thời gian
Tác giả
Tóm tắt nội dung và nghệ thuật
Truyện- kí
1 Con hổ có nghĩa
2.Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Đầu thế kỉ 15
Vũ Trinh
Hồ nguyên Trừng
1.Mượn truỵện loài vật để nói con người
2. ca ngơi phẩm chất cao quýcủa thái y lệnh họ Phạm
..
Truyện hiện đại ( HS điền theo mẫu )
Thể loại
Tên văn bản
thời gian
Tác giả
Tóm tắt nét chính ND- NT
Truyện 
1. Sống chết mặc bay 
2. Những trò lố hay là Va ren.
1918
1925
Pham Duy Tốn
Nguyễn ái Quốc
1 Tố cáo tên quan phủ vô nhân đạo
2. Đối lập hai nhân vật: Va ren gian trá lố bịch và Phan bội Châu Kiên cường bất khuất..
Kí
..
..
Tuỳ bút
..
Thơ hiện đại ( HS điền theo mẫu )
Thể loại
Tên văn bản
thời gian
Tác giả
Tóm tắt nét chính ND- NT
Thơ 
1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
1914
Phan Bội Châu
 1. Phong thái ung dung, khí phách kiên cườngcủa người chí sĩ yêu nước
..
..
..
Nhìn chung về văn học Việt Nam
Hoạt động 2 : HĐHS tìm hiểu các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam
GV: Cho HS thảo luận nhóm về các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến
GV: Nhận xét, kết luận ( bảng phụ)
1.Các bộ phận cấu tthành văn học
a.Văn học dân gian
- Hoàn cảnh ra đời:Trong LĐSX, đấu tranh XH
- Đối tượng sáng tác: chủ yếu là người LĐ ở tầng lớp dưới( Văn học bình dân, mang tính cộng đồng)
Đặc tính: Tính tập thể, truyền miệng, tính dị bản
Thể loại :Phong phú, có cả văn hoá các dân tộc thiểu số( thái, mường..)
Nội dung : sâu sắc 
+ Tố cáo XHPK, thông cảm với những nỗi nghèo khổ
+ Ca ngợi nhân nghĩa , đạo lí
+ Ca ngợi quê hương đất nước tình ban bè, gia đình 
Ước mơ cuộc sống tốt đẹp
b. Văn học viết
- về chữ viết : Chữ Hán, Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp
- Nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời đại, mọi thời kì
+ Đ/t chống xâm lược, chống PK, chống đế quốc
+Ca ngơi đạo đức nhân nghĩa
+ Ca ngợi lòng yêu nước, anh hùng
+ ca ngợi LĐ dựng xây
+ Ca ngợi thiên nhiên
+ Ca ngợi tình bạn bè, gia đình
Hoạt động 3: HDHS ôn tập văn học theo tiến trình lịch sử 
 2.Tiến trình lịch sử văn học VN 
Từ TK X- XIX
Là thời kì VHTĐ, trong điều kiện XHPK suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giưx được nền tự chủ
+ Văn học yêu nước( Lí –Trần – Lê- Nguyễn) có N. Trãi, T Q Tuấn, L T Kiệt, NĐChiểu
+ Văn học tố caó XHPK và thể hiện khát vọng tự do yêu đương hạnh phúc(H X Hương, N Du, N Khuyến, T Xương)
b. Đầu XX- 1945 
VHyêu nước cách mạng30 năm đầu thế kỉ
Sau 1930: Xu hướnghiện đại trong VH lẵng mạn, Văn học hiện thực, VH cách mạng
c. 1945- 1975
- VH viết kháng chiến chóng Pháp( Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ,..)
- VH về KK/C chống Mỹ( Bài thơ về tiểu đội xe., Những ngội sao xa xôi,) 
- VH về cuộc sống LĐ( Đoàn thuyền đánh cá..,)
d. Sau 1975: 
- VH viết về chiến tranh( hồi ức, kỉ niệm)
- Viết về sự nghiệp Xddats nước, đổi mới..
Hoạt động4: HDHS ôn tập nét đặc sắc của truyền thống VH Việt Nam 
GV: Yêu cầu HS đứng tại chỗ lần lượt nhắc lại những đăc điểm của VH Việt Nam
HS: Độc lập, lớp bổ sung, Gv nhận xét , kết luận
Mấy nét đặc sắc của truyền thống VH Việt Nam
Tư tưởng yêu nước
Tinh thần nhân đạo
Sức sống bền bỉ và tinh thần dẻo dai, lạc quan
Tính thẩm mỹ cao
GV: Lấy VD phân tích để HS nắm chắc từng vấn đề và chốt lại
	* Tóm lại: 
- VHVN góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởngcác thế hệ người Việt Nam.
- Là bộ phận quan trọngcủa văn hoá tinh thầndântộc thể hiệnnhững nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống,tính cách con người VN, DT-VN trong các thời đại
Hoạt động5: HDHS luyện tập
 Bài tập 1: ôn tập về một số thể loại VH
GV: Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét bổ sungvà kết luận
HS: Đã làm bài ở nhà, một HS trình bày , lớp nhận xét , GV kết kuận
Bài tập 2: Quy tắc niêm , luật thơ Đường( HS làm ở nhà)
Hướng dẫn học bài ở nhà
Tiếp tục ôn tập các phần còn lại
Chuẩn bị kỹ để làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tiết 169-170.
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Thi theo đề của Phòng và Sở giáo dục.
- Đề và đáp án có trong tập hồ sơ.
Tuần 35.
Bài 34
Tiết 171-172. Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Tiết173-174 . Trả bài kiểm tra văn , Tiếng việt
Tiét 175. Bài kiểm tra tổng hợp
Ngày soạn.
Ngày dạy..
Tiết 171- 172
 Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 Mục tiêu cần đạt 
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
 Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ.
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ
Dạy và học bài mới
Hoạt động 1:Những trường hợp cần viết thư( điện) chúc mừng, thăm hỏi
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK về 5 trường hợp cần viết thư(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết thư (điện).
Hoạt động 2: Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
Học sinh trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3. Luyện tập.
Học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập.
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
Hướng dẫn học bài ở nhà
Tiếp tục ôn tập các phần còn lại
Chuẩn bị kĩ nội dung vừa KT hịc kì
Tiết 173-174-175.
Trả bài kiểm tra Văn, Tiếng việt, bài kiểm tra tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV9 HKII 0809.doc