Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 22

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 22

Ngày soạn:

Ngày giảng :

Tiết :106+ 107 Tuần 22

 Bài 20-21

 Chó sói và cừu

trong thơ ngụ ngôn của La phông ten

 Trích

A. Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh hiểu bằng cách so sánh hình tượng cừu và sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten với những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy phông , Tác giả bài văn này đã nêu bật của sáng tác nghệ thuật đố là : Nhà nghệ thuật với cái nhìn nhân đạo luôn cảm nhận đối tượng như những số phận tính cách .

 Hiểu cách phân tích , so sánh trêncác chứng cứ cụ thể của văn bản , từ đó bộc lộ quan điểm nghệ thuật của người viết , đó là nghệ thuật lập luận của bài văn nghị luận văn chương này .

 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu – phân tích luận điểm , luận chứng trong bài văn nghị luận .

B . Chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn , một số tài liệu có liên quan ( một số bản dịch thơ của La phông ten )

2 . Học sinh : Đọc – trả lời câu hỏi SGK

C . Các bước lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam trong quá trình hội nhập .

3 Tiến trình tổ chức các hoạt đọng dạy học .

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :106+ 107
 Tuần 22
 Bài 20-21
 Chó sói và cừu
trong thơ ngụ ngôn của La phông ten 
 Trích 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh hiểu bằng cách so sánh hình tượng cừu và sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten với những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy phông , Tác giả bài văn này đã nêu bật của sáng tác nghệ thuật đố là : Nhà nghệ thuật với cái nhìn nhân đạo luôn cảm nhận đối tượng như những số phận tính cách .
 Hiểu cách phân tích , so sánh trêncác chứng cứ cụ thể của văn bản , từ đó bộc lộ quan điểm nghệ thuật của người viết , đó là nghệ thuật lập luận của bài văn nghị luận văn chương này .
 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu – phân tích luận điểm , luận chứng trong bài văn nghị luận .
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn , một số tài liệu có liên quan ( một số bản dịch thơ của La phông ten ) 
2 . Học sinh : Đọc – trả lời câu hỏi SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức . 
2 . Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam trong quá trình hội nhập .
3 Tiến trình tổ chức các hoạt đọng dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Ai chẳng biết chó sói hung dữ , ranh ma xảo quyệt , còn cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành , chậm chạp , yếu ớt thường là mồi ngon của chó sói . Nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật , một nhà thơ , những con vật này lại được miêu tả , phân tích rất khác nhau . Sự khác nhau đó là thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc bài 
Gv và học sinh thay nhau đọc hết bài 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào chú thích sao SGK và nêu hiểu biếtcủa em về tác giả - tác phẩm ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào các chú thích 3-4 SGK 
? Hãy xác định kiểu loại văn bản ? 
Hãy xác định bố cục văn bản ? nội dung của mỗi phần ? 
? Vì sao văn bản này được gọi văn nghị luận văn học ? 
Gọi là nghị luận văn học vì đối tượng nghị luận là tác phẩm văn học 
GV yêu cầu học sinh đọc từ đầu đến lót bụng như thế 
? Hãy tóm tắt cách nhìn của Buy Phông và La phông ten về cừu ?
I . Đọc – tìm hiểu chú thích .
1 Đọc 
2 . Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả - Tác phẩm 
* Tác giả : H.ten là một triết gia người Pháp thế kỉ XI X, tác giả công trình nổi tiếng nghiên cứuvăn học : La phông ten và thơ ngụ ngôn của ông 
* Tác phẩm : Văn bản Chó sói và cừu non được trích từ công trình ấy 
b . Chú thích khác 
II . Tìm hiểu bố cục 
- Thể loại : Nghị luận văn chương 
- Bố cục : 2 Phần 
+ Phần 1 : Từ đầu – tốt bụng như thế : Hình tượng cừu dưới ngòi bút của La phông ten và Buy phông 
+ Phần 2 : còn lại : Hình tượng sói dưới ngòi bút của La phông ten và Buy phông 
III . Tìm hiểu văn bản .
1 . Hình tượng cừu dưới ngòi bút của La phông ten và Buy Phông 
? Hãy tóm tắt cách nhìn của Buy Phông và La phông ten về cừu ? 
Học sinh trả lời 
Gv ghi bảng theo hai cột 
? Gv yêu cầu học sinh dẫn chứng cừu là con vật tốt bụng , giàu tình cảm ? 
Học sinh trả lời : Cừu mẹ chạy tới bú xong .
? Từ cách nhìn nhận của Buy Phông , hãy cho biết Buy Phông bày tỏ thái độ nào đối với cừu ? 
? Đọc doạn văn của Buy phông , người đọc hiểu thêm gì về cừu con? 
? Nhà thơ xây dựng hình tượng cừu con bằng biện pháp nghệ thuật nào? Từ đó em có suy nghĩ gì về cáchcẩm nhận này ? Học sinh trả lời – Gv ghi 
Theo Buy phông
Theo La phông ten
- Cừu là loài vật đần độn, sợ hãi , thụ động , không biết chốn tránh sự nguy hiểm , khong cảm thấy tình hướng bất tiện 
- Nhà khoa học bày tỏ thái độ khách quan dựa trên những hoạt động bản năng của cừu 
-> Ta có thể hiểu được những đặc tính cơ bản của cừu 
- Ngaòi những đặc tính trên . Cừu còn là con vật dịu dàng , tội nghiệp đàng thương , tốt bụng , giàu tình cảm 
- Nhà thơ bày tỏ thái độ xót thương , cảm thông như với con người nhỏ bé , bất hạnh : Nhà thơ đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế 
- > Với ngòi bút phóng khoáng , vận dụng đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn , La phông ten đã nhân hoá cừu con . Từ đó tạo hình ảnh chân thực xúc động về loàivật này .
 2 . Hình tượng sói dưới ngòi bút của La phông 
 Ten và Buy phông 
Gv yêu cầu học sinh đọc từ “ Con chó sói hết”
? Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy phông và La phông ten có điểm gì giống và khác nhau ? 
Học sinh thảo luận (NL) 
Đại diện nhóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
? Hãy cho biết thái độ của Buy phông và La phông ten về chó sói ? 
? Em hiểu thế nào về lời bình luận sau đây của tác giả : “ Buy phông dựng một vở kịch về sự độc ác , còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” ? 
Hs thảo luận nhóm (NN) 
Các bàn báo cáo kết quả 
Gv bình luận thêm về cách viết của La phông ten : Chó sói với bản tính gian giảo muốn ăn tươi nuốt sống ”
Theo Buy phông
Theo La phông ten
- Theo nhà khoa học , chó sói thù ghét mọi sự kết bạn ; bộ mặt lấm lét , dáng vể hoang dã , tiếng hú rùng rợn , mùi hôi gớm ghiếc , bản tính hư hỏng 
Buy phông tỏ thái độ khó chịu , đáng ghét : Lúc sống thì có hại , chết rồi thì vô dụng 
- Buy phông nhìn thấy kẻ ác thú trong con sói đã geo hoạ cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm tránh xa loài vật này .
Theo nhà thơ , chó sói là tên bạo chúa nhưng cũng đáng thương , tính cách phức tạp : độc ác mà khổ sở , trộm cướp nhưng khốn khổ bất hạnh , vụng về ; gã vô lại thường xuyên đói meo , bị ăn đòn , truy đuổi , đáng ghét và đáng thương.
Nhà thơ tỏ thái độ vừa khinh ghét , vừa thương hại đối với con vật này : đó là tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh 
- La phông ten nhìn thấy ở con vật này những biểu hiện bề ngoài dã thú nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng 
? Từ đó em nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả trong đoạn văn này ? Từ đó tác giả cho thấy mục đích bình luận của mình là gì ?
=> Tác giả dùng phép so sánh đối chiếu làm nổi bật quan điểm sáng tác của mỗi người . Từ đó xác nhận đặc điểm riêng của sáng tác nghệ thuật .
3 . Nghệ thuật sáng tác của La phông ten 
Gv nêu vấn đề 
? Theo em , Buy phông tả hai con vật bằng phương pháp nào ? nhằm mục đích gì ? còn La phông ten , nhà nghệ sĩ , ông tả hai con vật bằng phương pháp nào ? nhằm mục đích gì ? 
Buy phông
La phông ten
Nhà khoa học tả chính xác khách quan , dựa trên sự quan sát ngiên cứu , phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật 
Nhà nghệ sĩ tả với sự quan sát tinh tế , sự nhạy cảm của trái tim , trí tưởng tượng phong phú ->đó là đặc điểm bản chất của sự sáng tạo 
La phông ten không chỉ hiểu sâu về đối tượng mà ông còn hoá thân vào đối tượng . Ông viết về hai con vật nhưng là để giúp người đọc hiểu thêm nghĩ thêm về đạo lí , đó là sự đối mặt giữa cái thiện và cái ác , kẻ yếu và kẻ mạnh .
Chó sói và cừu đều được nhân hoá có hành động nói năng như con người với những tâm trạng khác nhau 
? Em nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả H.ten trong văn bản này ? Tác dụng ? 
Hoạt động 3:Hướng dẫn tổng kết ghi nhớ 
? Qua phân tích bài văn này , em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tác nghệ thuật ? 
Học sinh trả lời 
Nhà nghệ thuật có cái nhìn nhân vật phóng khoáng hơn nhà khoa học 
Trong khi phản ánh nhân vật , nhà nghệ thuật thường bộc lộ thái độ qua cảm xúc 
Nhân vật trong tác phẩm văn học thường có những tính cách phức tạp 
Do đó nghệ thuật có thể phản ánh đời sống một cách chân thực và xúc động 
? Em học tập được gì về nghệ thuật viết bình luận văn học của nhà văn H.ten từ văn bản này ? 
Lập luận dựa trên những chứng cứ có sẵn trong văn bản , được so sánh đối chiếu 
Gv rút ra ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Gv yêu cầu học sinh đọc thêm : chó sói và cừu 
- Tác giả phân tích , so sánh , chứng minh để làm rõ luận điểm cần nghị luận 
IV . Ghi nhớ (SGK) 
4 . Củng cố :
Gv đưa bài tập củng cố 
Cách viết về chó sói và cừu của của Buy phông và La phông ten co điểm gì giống nhau ? 
Cả hai ông đều sử dụng biện pháp nhân hoá 
Cả hai ông đều dựa vào đặc tính của cừu và sói để viết về chúng 
Cả hai ông đều viết về loài cừu và loài sói chứ không phải một con cừu con sói cụ thể 
Hai ông đều viết về cừu và sói như những số phận tính cách cụ thể 
5 . Hướng dẫn học bài :
Học kĩ bài 
Soạn : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
 Đọc – tìm hiểu bài tập SGK 
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :108
 Tuần 22
 Bài 20-21-22
Nghị luận về một vấn đề tư
 tưởng đạo lí 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Nắm được kiểu bài nghị luận xã hội : nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
 Nhận diện và rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí .
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – tài liệu tham khảo 
2 . Học sinh : Bài soạn – SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự vật hiện tượng trong đời sống ? 
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt đọng dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Trong đời sống xã hội , xung quanh ta có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta nhìn nhận , đánh giá phân tích những mặt đúng sai . Trong đó vấn đề về tư tưởng đạo lí đang và được xã hội hết sức quan tâm 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới .
Học sinh đọc văn bản : Tri thức là sức mạnh .
Gv nêu câu hỏi (a) 
? Văn bản trên bàn về vấn đề gì ? 
Học sinh trả lời – Gv ghi 
? Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần ? chỉ ra nội dung của mỗi phần ? và mối quan hệ của chúng với nhau ? 
Gv yêu cầu học sinh nêu cụ thể hai luận cứ 
+ Tri thức đúng là sức mạnh ( dẫn chứng ) 
+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
Gv mở rộng :
 phần mở bài nêu vấn đề 
Phần thân bài : Lập luận chứng minh vấn đề 
Phần kết bài : mở rộng vấn đề để bàn luận 
Học sinh đọc câu c, d 
Học sinh thảo luận nhóm ( NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Gv nhận xét kết luận .
Gv mở rộng : Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức đối với sự tiến bộ xã hội .
Gv yêu cầu học sinh đọc câu ( e) 
Học sinh thảo luận (NN) 
Đại diện các nhóm bàn báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét về vấn đề tư tưởng đạo lí 
? Em hiểu thế nào là nghị luận về tư tưởng đạo lí ?
? Nhận xét về nội dung , hình thức của kiểu văn bản này ? 
Gv rút ra phần ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) 
Hoạt động3 : hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc văn bản “ Thời gian là vàng” 
Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của đề bài” 
Học sinh làm bài 
Gv gọi học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
Gv nhận xét kết luận 
I . Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
1 . Bài tập 
 Văn bản : Tri thức là sức mạnh .
a . Văn bản trên bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người tri thức trong sự phát triển xã hội .
b . Bố cục : 3 phần 
+ Mở bài ( đoạn 1) : nêu vấn đề cần bàn luận 
+ Thân bài ( đoạn 2,3 ) nêu ra ví dụ chứng minh tri thức là sức mạnh .
+ Kết bài ( đoạn còn lại ) : phê phán một số người không biết quí trọng trí thức , sử dụng không đúng chỗ 
-> Mối quan hệ giữa các phần chặt chẽ cụ thể.
c . Các câu mang luận điểm : 
- Nhà khoa học người Anh ... “ tri thức là sức mạnh” 
- Sau Lê nin  “ Ai có tri thức người đó có được sức mạnh” 
- Tri thức đúng là sức mạnh .
- Rõ ràng người có tri thức thâm hậu người khác không làm nổi 
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng 
- Tri thức co sức mạnh to lớn chưa biét quí trọngtri thức .
- Họ không biết rằng trên mọi lĩnh vực .
=> Các luận điểm trên diễn đạt rõ ràng , ý kiến của người viết .
d. Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh .
e . Điểm khác nhau giữa bài nghị luận về một sự vật hiện tượng với bài nghị luận về tư tưởng đạo lí .
+ Loại thứ nhất : xuất phát từ thực tế đời sống để khái quát một vấn đề tư tưởng đạo lí .
+ Loại thứ hai : bắt đầu từ một tư tưởng đạo lí sau đó dùng phép lập luận giải thích chứng minh , phân tích để thuyết phục người đọc nhận thức đúng về tư tưởng 
2 . Nhận xét .
- Nghị luận về tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng , đạo đức lối sống của con người .
- Hình thức : Bài văn phải có đủ bố cục ba phần , có luận điểm đúng đắn , lời văn chính xác sinh động.
- Nội dung : Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích , chứng minh ,so sánh , đối chiếu  để chỉ ra đúng chỗ của một tư tưởng nào đó . Nhằm khẳng định tư tưởng của người viết 
3 . Ghi nhớ (SGK) 
II . Luyện tập 
1 Bài tập 1 . 
a. Văn bản trên thuộc loại bài nghị luận về tư tưởng đạo lí 
b . Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian .
- Thời gian là sự sống 
- Thời gian là thắng lợi 
- Thời gian là tiền 
- Thời gian là tri thức 
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh giá trị của thời gian 
c . Phép lập luận chủ yếu là chứng minh và phân tích .
Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng .
Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng , chứng minh cho luận điểm 
4 . Củng cố : Gv củng cố toàn bài 
Thế nào là văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí đạo lí , nội dung và hình thức của văn bản này ? 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
 Chú ý nội dung bài tập SGK 
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :109+ 110
 Tuần 22
 Bài 20-21
 Liên kết câu và liên kết
 đoạn văn 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh hiểu và nâng cao kĩ năng sử dụng phếp liên kết đã học từ bậc tiểu học .
 Nhận biết liên kết về nôI dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn 
 Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan 
2 . Học sinh : Bài soạn – SGK 
C. Các bước lên lớp 
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Thế nào là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú ?
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Liên kết là hiện tượng chung của các ngôn ngữ trên thế giới . Tuy nhiên , các phương tiện liên kết cụ thể trong ngôn ngữ thì có thể khác nhau không nhiều thì ít . ở đay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự liên kết trong tiếng Việt .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới .
Học sinh đọc đoạn văn SGK và nêu yêu cầu câu (a) SGK 
Học sinh làm bài – Gv gọi học sinh trình bày 
Gv giải thích thêm : Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ bộ phận – toàn thể 
Học sinh đọc câu hỏi 2 SGK 
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì ? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn ? Nêu trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ? 
Học sinh thảo luận 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv nhận xét 
Gv giải thích thêm : 
Tác phẩm nghệ thuật làm gì ? ( phản ánh thực tại )
Phản ánh thực tại như thế nào ? ( tái hiện và sáng tạo ) 
Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì ? ( để nhằm gửi một điều gì đó ) 
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ? ( chú ý các từ in đậm ) 
Học sinh làm bài – trình bày kết quả 
Gv nhận xét kết luận 
Ví dụ : Nghệ sĩ – nhà văn – nhà thơ - hoạ sĩ – nhạc sĩ 
? Qua tìm hiểu bài tập trên , em hiểu thế nào là liên kết câu , liên kết đoạn văn trong văn bản ?
? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản ? 
? Em nhận xét gì về việc liên kết giữa các đoạn văn và các câu trong đoạn văn trong văn bản 
? Liên kết về nội dung và hình thức được thể hiện như thế nào trong đoạn văn ? 
Học sinh trả lời – Gv nhận xét ,kết luận 
- Nội dung 
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản , các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn 
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí 
- Hình thức : Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính sau : 
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đãcó ở câu trước ( phép lặp từ ) 
+ Sử dụng phép đồng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng 
+ Sử dụng phép thế 
+ Sử dụng phép nối 
Gv cùng học sinh rút ra phần ghi nhớ SGK 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
 Hoạt động3 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập SGK 
Học sinh thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
+Nhóm 1+ 2 nội dung 1 
+ Nhóm 3+4 nội dung 2 
Gv nhận xét kết luận 
Tiết 2 : 
Học sinh đọc bài tập 1 SGK 
Học sinh làm bài tập – trình bày 
Gv nhận xét – kết luận 
Học sinh đọc bài tập 2 SGK 
Học sinh làm bài tập – trình bày 
Gv nhận xét – kết luận 
Học sinh đọc và nêu yêu câu bài tập 3 SGK 
Học sinh thảo luận (NL) 
+ Nhóm 1+2 nội dung câu a
+ Nhóm 3+4 nội dung câu b 
Đại diện các nhóm báo cáo 
+ Nhóm 1+2 báo cáo nội dung phần a 
+ Gv nhận xét sửa chữa 
Gv đưa ra ví dụ : Cắm đi một mình trong đêm . Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông . Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận . Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối .
Gv yêu cầu nhóm 3+4 báo cáo nội dung phần b 
Gv đưa ra ví dụ : “ suốt hai năm ốm nặng , chị làm quần quật ,” 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 4 
Học sinh làm bài – trình bày 
Gv nhận xét – Kết luận 
I . Khái niệm liên kết .
1 . Bài tập .
a. Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh hiện tại của người nghệ sĩ . Cách phản ánh thực tại ( thông qua suy nghĩ , tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ ) là một bộ phận làm nên “ tiếng nói của văn nghệ” 
b . Nội dung chính của mỗi câu .
+ Câu 1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh hiện tại .
+ Câu 2 : Khi phản ánh thực tại , người nghệ sĩ muón nói lên một điều gì đó mới mẻ 
+ Câu 3 : Cái mới mẻ ấy là thái độ tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ .
- Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn .
- Trình tự sắp xếp câu hợp lí 
c. Mối quan hệ chặt chẽ về nôI dung giữa các câu được thể hiện bằng những biện pháp sau : 
- Lặp từ vựng : Tác phẩm – tác phẩm 
- Dùng những từ ngữ cùng trường liên tưởng : tác phẩm – nghệ sĩ 
- Phép thế ( thay thế từ ) : dùng từ anh thay thế cho từ nghệ sĩ , dùng cụm từ “cái đã có rồi” để thế cho cụm từ “ những vật liệu mượn ở thực tại” ( “ cái đã có rồi” , đồng nghĩa “ Những vật liệu ” ) 
- Phép nối : dùng quan hệ từ nhưng .
2 . Nhận xét .
- Liên kết là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu , giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết 
- Các đoạn văn trong văn bản và các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nôị dung và hình thức 
3 . Ghí nhớ (SGK) 
II. Luyện tập 
Bài tập 
1. Chủ đề đoạn văn là khẳng định điểm mạnh và yếu về năng lực trí tuệ của con người Việt Nam . Nội dung các câu đều tập trung và việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục 
Trình tự của các câu sắp xếp hợp lí : 
+ Câu 1 : Khẳng định điểm mạnh hiển nhiên của con người Việt Nam 
+ Câu 2 : Khẳng định tính ưu việt của điểm mạnh 
+Câu 3 : Khẳng định điểm yếu 
+ Câu 4 : Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém bất cập 
+ Câu 5 : Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là khắc phục các lỗ hổng 
2 . Các phép liên kết .
- Phép thế : câu 2 nói với câu 1 cum từ “ bản chất trời phú ấy” 
- Phép nối : câu 2 nối với câu 3 bằng quan hệ từ nhưng 
- phép nối : câu 4 nối với câu 5 bằng cụm từ ấy là .
- Phép lặp : câu 5 nối với câu 4 bằng từ lỗ hổng 
Bài tập 1 .
a. Liên kết câu : Lặp từ vựng ( trường học – trường học ) 
 liên kết đoạn văn : Thay thế bằng tổ hợp đại từ ( như thế thay cho câu “ về mọi mặt  phong kiến” )
b. Liên kết câu : lặp từ vựng ( văn nghệ – văn nghệ ) 
 Liên kết đoạn văn : lặp từ vựng ( sự sống – sự sống ; văn nghệ – văn nghệ ) 
c. Liên kết câu : lặp từ vựng 
d. Liên kết câu : phép trái nghĩa ( phép đối ) : Yếu đuối – mạnh ; hiền lành - ác 
Bài tập 2 
- Thời gian ( vật lí ) – thời gian ( tâm lí ) 
- Vô hình – hữu hình 
- Giá lạnh – nóng bỏng 
- Thẳng tắp hình tròn 
- Đều đặn , lúc nhanh , lúc chậm 
Bài tập 3 
a. Lỗi về liên kết nội dung : các câu không phục vụ chủ đề đoạn văn 
- Chữa : thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu 
b . Lỗi : liên kết về nội dung : trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí .
Chữa : thêm trạng ngữ chỉ thời gian cào câu 2 để làm rõ quan hệ thời gian giữa các sự kiện .
Bài tập 4 .
a. Lỗi : dùng từ ở câu (2) cà câu( 3) không thống nhất 
Cách sửa : Thay đại từ nó bằng đại từ chúng 
b. Lỗi : Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này .
Sửa : Thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng 
4. Củng cố : Gv củng cố nội dung bài học 
Thế nào là liên kết đoạn văn và liên kết câu ? 
Liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn , trong văn bản thể hiện như thế nào ? 
5 . Hướng dẫn học bài .
Học sinh học kĩ bài 
Soạn : Văn bản “ Con cò” 
 + Đọc tìm hiểu chú thích 
 + Chú ý nội dung phần đọc tìm hiểu văn bản .
 -----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_22.doc