Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 23

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 23

Tiết :111+112 Tuần 23 Bài 22

 Con cò

 Chế Lan Viên

 Văn bản hướng dẫn đọc thêm

A .Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh thấy được tình thương đẹp đẽ cao cả của người mẹ và ý nghĩa nâng đỡ bồi đắp tình yêu của lời ru trong đời sống con người .

 Thấy được đây là biểu hiện đáng quí của lòng yêu cuộc sống , yêu con người của nhà thơ Chế Lan Viên

 Thấy được sự sáng tạo mới từ ca dao quen thuộc , hình thức thơ tự do , giọng thơ vừa tha thiết vừa tình cảm , vừa lắng đọng suy tư là những nét nghệ thuật nổi bật của văn bản thơ này

 Giáo dục lòng yêu con người , bồi đắp tình yêu quê hương đất nước .

 Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do , phân tích hình tường thơ được sáng tác bằng liên tưởng tượng

B . Chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – các tài liệu có liên quan

2 . Học sinh : Bài soạn – sưu tầm những câu ca dao nói về con cò , con vạc

C . Các bước lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ :

Bài nghị luận “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten” bàn về vấn đề gì ? Qua phân tích bài văn này , em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tác nghệthuật .

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1.3.08 
Ngày giảng :3.2.08
Tiết :111+112
 Tuần 23 Bài 22
 Con cò 
 Chế Lan Viên 
 Văn bản hướng dẫn đọc thêm 
A .Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh thấy được tình thương đẹp đẽ cao cả của người mẹ và ý nghĩa nâng đỡ bồi đắp tình yêu của lời ru trong đời sống con người .
 Thấy được đây là biểu hiện đáng quí của lòng yêu cuộc sống , yêu con người của nhà thơ Chế Lan Viên 
 Thấy được sự sáng tạo mới từ ca dao quen thuộc , hình thức thơ tự do , giọng thơ vừa tha thiết vừa tình cảm , vừa lắng đọng suy tư là những nét nghệ thuật nổi bật của văn bản thơ này 
 Giáo dục lòng yêu con người , bồi đắp tình yêu quê hương đất nước .
 Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do , phân tích hình tường thơ được sáng tác bằng liên tưởng tượng 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – các tài liệu có liên quan
2 . Học sinh : Bài soạn – sưu tầm những câu ca dao nói về con cò , con vạc  
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức . 
2 . Kiểm tra bài cũ : 
Bài nghị luận “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten” bàn về vấn đề gì ? Qua phân tích bài văn này , em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tác nghệthuật .
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Viết về con cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Du có đoạn viết : 
“ Cái cò sung chát đào chua 
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời 
Ta đi chọn kiếp con người 
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
Nguyên Khoa Điềm có bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( được nhà thơ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát Lời ru trên nương ) Còn Chế Lan Viên thì bay bổng bay cao với đôi cánh cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa .
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : giọng thủ thỉ tâm tình như lời ru , chú ý điệp từ , điệp ngữ , câu cảm 
Giáo viên cùng học sinh đọc toàn bài 2-3 lần 
Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh 
Học sinh chú ý vào SGK 
? Nêu những hiểu biết về tác giả tác phẩm ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? 
Giáo viên giải thích : Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn không đều theo mạch cảm xúc của nhà thơ
? Xác định kiểu loại văn bản ? 
? Vậy phương thức biểu đạt chính trong văn bản này là gì ? ngoài ra văn bản kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? 
Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm 
Kết hợp các phương thức biểu đạt khác: tự sự và miêu tả 
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
? Em hiểu bài thơ nào theo cách nào dưới đây ? 
Kể chuyện về con cò ? 
Miêu tả con cò ? 
Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để bộc lộ tình cảm 
Học sinh trả lời – chọn ý 
? Hình tượng con cò xuyên suốt lời ru với những biểu tượngnào ? 
Học sinh trả lời : Con cò , đứa con bé bỏng, người mẹ , cuộc đời .
? Với em biểu tượng nào có ý nghĩa nhất ? 
Học sinh tự bộc lộ .
Học sinh đọc diễn cảm 4 câu thơ mở đầu 
? Em nhận xét gì về hình ảnh con cò qua bốncâu thơ mở đầu .
? Từ đó em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ mở đầu như thế nào ? Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét ghi 
? Tại sao tác giả lại viết “ Trong lời mẹ hát , có cánh cò đang bay” 
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét – bình 
Trong lời ru của mẹcó cánh cò đang bay . Bởi ngay từ thủa lọt lòng , lời ru ấy cứ dần thấm vào tâm hồn của con , tự nhiên âu yếm bắt đầu từ vô thức , từ bản năng như dòng suối ngọt ngào , khi đó con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru và những cánh cò ấy.
Học sinh đọc tiếp : Con cò bay lả bay la xáo măng 
? Trong lời ru của mẹ có những cánh cò nào đang bay ?
? Em thường gặp những cánh cò ấy trong thể loại văn học nào ? 
Gv yêu cầu học sinh đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã vận dụng theo chú thích 1 SGK 
Ngoài ra giáo viên dẫn đọc những câu ca dao khác 
? Theo em tại sao tác giả lại không trích hoàn chỉnh những câu ca dao trên mà chỉ trích một phần , một vài chữ ? 
Học sinh trả lời 
Gv chốt – Mở rộng 
ở đây , hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Song tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy . Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩ , biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao . 
? Em hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở câu ca dao : “ Con cò bay lả bay la , con cò mà đi ăn đêm , đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” 
Học sinh phân tích 
Gv nhận xét bổ sung 
Gv phân tích : Hình ảnh người mẹ thà chết trong còn hơn sống đục để đau lòng cò con cùng với hình ảnh trong nhiều câu ca dao khác
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng hát nỉ non 
- Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
- Lặn lội thân cò nơi quãng vắng 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông 
 Tuy chưa hiểu và cũng chưa cần hiểu ,hay chưa thể hiểu các câu ca dao , lời hát ru , những điệu hồn dân tộc cứ thấm dầm , thấm dần vào tinh thần của bé , nuôI dưỡng tâm hồn của bé bằng âm điệu dịu dàng ngân nga của tình mẹ bao la , tình yêu và sựk che chở của người mẹ hiền .
Giáo viên ghi hai câu thơ
? Có mấy biểu tượng trong lời hát ru trên ? 
? Lời ru của mẹ hoà lẫn trong lời ru con . Từ đó em cảm nhận tình mẹ trong lời ru này như thế nào? 
? Khúc hát ru này gợi cho nhớ về những kỉ niệm nào – tuổi ấu thơ nào của em ? 
Học sinh tự bộc lộ 
Tiết 2: 3.3.08
? Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển nhơ thế nào trong mối quan hệ với em bé và tình mẹ ? 
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét kết luận 
? Cuộc đời mỗi người , trải qua tuổi nằm nôi , đến tuổi trưởng thành đều gắn với hình ảnh con cánh cò trắng . 
? Vởy hãy tìm những câu thơ thể hiện điều đó ? 
? Hãy phân tích để thấy được hình ảnh cánh cò trắng đã theo suốt con người trong suốt cuộc đời ? 
Học sinh phân tích 
Giáo viên –nhận xét – phân tích .
Cánh cò và tuổi thơ , cánh cò và cuộc đời con người , cánh cò và tình mẹ , rõ ràng ở đây đã có sự hoà quyện , khó phân biệt . Cái màu trắng phau phau trong sạch của cánh cò , cái dịu dàng êm ả của cánh cò bay lả bay la cứ như thế gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn , trưởng thành . Con đắp chăn hay , đắp cánh cò ? Cánh cò bay theo chân con tung tăng đến lớp , cánh cò lại che , lại quạt hơi mát vào câu văn , câu thơ mới viết của con 
? Bằng cách nào mà nhà thơ có thể đem đến cho người đọc những câu thơ bay bổng và da diết đến nao lòng người như vậy ? 
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét khái quát 
? Vậy , từ đó hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng nào về lòng mẹ , tình mẹ ? 
? Em hiểu mong ước của người mẹ được bộc lộ như thế nào thế nào từ lời ru này ? 
Học sinh đọc đoạn 3 
? Hình ảnh con cò trong đoạn 3 có gì phát triển so với hai đoạn trên ? những câu thơ nào thể hiện điều đó ? 
? Từ đó nhà thơ khái quát qui luật gì của tình mẹ ? 
Gv bình : Tiếng ru con , tiếng hát của mẹ hiền cất lên dìu dặt mênh mang . Mẹ nghĩ về cuộc đời của con mai sau và tình yêu thương của mẹ 
“ Dù ở gần con 
 Dù ở xa con 
Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn yêu con” 
? Ttong đoạn văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
Học sinh trả lời 
Giáo viên nhận xét kết luận 
? Biểu tượng của cuộc đời trong cánh cò được diễn tả trong lời văn nào ? 
? Vậy bốn câu thơ trên gợi cho em sợ liên tưởng gì về cuộc đời ? 
Học sinh nhận xét 
Gv kết luận 
Gv bình : Lời thơ thẫm đãm chất triết lí trữ tình , nghĩ về con cò trong ca dao , nghĩ về cuộc đời con mai sau , người mẹ nghĩ về thân phận , số phận những con cò nhỏ bé đáng thương trong cuộc đời .Và phả chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát “ Có xáo thì xáo nước trong , đừng xáo nước đục đau lòng cò con” ? Thác trong còn hơn sống đục ấy là ý vị cuộc đời đáng thương , đáng kình trọng xưa nay .
? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ này là gì ? 
? Từ đó em cảm nhận được ý nghĩa nào của lời ru trong đoạn thơ này ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết ghi nhớ 
? Đọc bài thơ con cò , em cảm nhận những điều caođẹp về tình mẹ và những lời ru ? 
Học sinh thảo luận nhóm lớn (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
? Những vẻ đẹp thơ ca nào của Chế Lan Viên được bộc lộ trong bài thơ này ? 
- Khai thác và làm mới ý nghĩa ca dao 
- Phóng túng trong thể thơ tự do 
- Sáng tạo những hình ảnh thơ mới lạ bằng trí tưởng tượng phong phú 
? Hai bài hát ru mang hai tên khác nhau (Con cò và Khúc hát ru  ) của hai tác giả ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều co chung ý nghĩa nào ? 
Đều gieo và lòng người những ấm lòng của tình mẹ , gợi cảm xúc yêu thương che chở và hi vọng , gợi niềm tin yêu vào những điều nhân ái trong cuộc đời 
Học sinh rút ra phần ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Luyện tập 
Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài 
Gv nhận xét – Kết luận 
I . Đọc tìm hiểu chú thích .
1 . Đọc 
2 . Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả - tác phẩm 
- Tácgiả : Chế Lan Viên ( 1920-1989) là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam thế kie XX
- Tác phẩm sáng tác 1962
b . Thể thơ 
II . Bố cục .
- Bố cục : 3 phần 
+ Phần 1 : Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ 
+ Phần 2 : Đoạn 2 : Hình ảnh con cò đI vào tiềm thức của tuổi thơ 
+ Phần 3 : Còn lại : Từ hình ảnh con cò , suy ngẫmvề triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người .
III . Tìm hiểu văn bản 
1 . Lời ru tuổi ấu thơ .
 Con còn bế trên tay
 Con chưa biết con cò
 Nhưng trong lời mẹ hát
 Có cánh cò đang bay .
- > Lời vào bài giới thiệu con cò một cách tự nhiên hợp lí qua những lời ru của mẹ .
Lời ru của mẹ gắn với những cánh cò đang bay .
- Con cò bay la con cò Đồng Đăng 
- Con cò ăn đêm cò sợ xáo măng 
- Tác giả vận dụng sáng tạo ca dao Việt Nam để đưa vào mạch thơ , mạch cảm xúc của mình , trong lời ru của mẹ
+ Các câu “ Con cò bay la , con cò bay lả ” gợi tả không gian , khung cảnh quen thuộc của cuộc sống êm đềm bình lặng , thong thả của cuộc sống vốn ít biến động thủa xưa .
+ Các câu ca dao “ Con cò mà đi ăn đêm ” gợi hình ảnh người phụ nữ lam lũ tần tảo , vất vả 
- Ngủ yên ! Ngủ yên !Cò ơi chớ sợ ! 
 Cánh cò mềm mẹ đã sẵn tay nâng !
-Hai biểu tượng - Con cò yếu đuối 
 - Đứa con bé bỏng 
- > Tình mẹ nhân từ , rộng mở với những gì nhỏ bé , đáng thương , đáng được che chở . Lời ru vỗ về gữ yên giấc ngủ trẻ thơ , bồi đắp lòng nhân ái
2 . Lời ru mong ước tuổi con học trò .
“ Ngủ yên ! Ngủ yên ! Ngủ yên !
Và trong hơi mát câu văn 
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ , trở nên gần gũi thân thiết và cũng sẽ cùng con đi đến hết cuộc đời. 
- Từ thuở ấu thơ , thuở nằm nôi 
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ 
Cánh của cò hai đứa đắp chung 
- Tuổi đến trường đi hcọ 
 Con theo cò đi học 
 Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân.
- Đến khi trưởng thành , con sẽ làm thơ 
 Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ 
 Trước hiên nhà 
 Và trong hơi mát câu văn 
- Bằng sự liên tưởng tượng phong phú và độc đáo của tác giả , hình ảnh con cò như bay ra từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người , theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người trong mỗi chặng dường 
-> Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ , về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ 
* Mẹ mong tâm hồn con trong sáng ấm áp làm đẹp cho cuộc đời 
- Hình ảnh con cò ở đây nghiêng về tấm lòng người mẹ , lúc nào cũng ở bên con cho suốt cuộc đời
 Dù ở xa con
 Dù ở gần con
Lên rừng xuống biển
 Cò mãi yêu con
-> Nhà thơ khái quát mọi qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc :
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn yêu con” 
-> Tác giả điệp lại chữ “ dù” và “ vẫn” để khẳng định tình mẫu tử bền chặt son sắt : “ có gì cao hơn núi , có gì sâu hơn biển , cò gì bao la bằng lòng mẹ yêu con” 
à ơi
Một con cò thôi
 Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
-> Lời ru mang theo những buồn vui của cuộc đời , đây là lời ru chứa đựng lòng nhân ái bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận 
- Tác giả sử dụng linh hoạt các câu thơ tự do , ít vần độ dài ngắn khác nhau . Vận dụng trí tưởng tượng , liên tưởng mới lạ 
-> Lời ru thể hiện cao cả và đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn giành cho mỗi cuộc đời con người 
IV . Ghi nhớ (SGK) 
V . Luyện tập 
1 . Bài tập 1
4 . Củng cố :Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ ?
A . Bài thơ là những cảm nhận , suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bóthiêng liêng .
B. Bài thơ là những cảm nhận , suy ngẫm của tác giả về tình cảm gia đình nói chung 
C . Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước 
D. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi thân thương 
5 . Hướng dẫn học bài .
Học kĩ bài
Soạn : Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
+ Đọc chú ý nội dung câu hỏi SGK
+ Chú ý phần luyện tập
 ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:2.3.08 
Ngày giảng :4.3.08
Tiết :113
 Tuần 23 , Bài 22
Trả bài tập làm văn số 5 
A. Mục tiêu cần đạt .
 - Ôn tập củng cố kiến thức đã học 
 - Đánh giá được ưu điểm , nhược điểm củ một số bài viết cụ thể .
B . Các bước lên lớp 
1 . Tổ chức .
2 . Tiến trình tổ hức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt đông 1 : Khởi động 
Để đánh giá được ưu điểm , nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt :
 - Kiểu bài 
Nội dung .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm ý, lập dàn ý.
Gv chép đề lên bảng 
Gv yêu cầu hs xác định yêu cầu của đề bài 
Gv yêu cầu học sinh lập dàn ý 
Gv đánh giá , nhận xét bài làm của học sinh 
Gv yêu cầu hs chữa lỗi chính tả mắc phải trong bài 
Gv gọi hs lên bảng chữa : chữa các lỗi mắc phải trong bài .
9C : Ngọc , Công ,Hưng , Hùng 
9D : Yến , Chiến , Mạnh , Trung .
Yêu cầu hs chữa lỗi về dùng từ đặt câu trong bài nếu có 
Học sinh chữa lỗi 
Gv đọc một số lỗi cơ bản để cả lớp cùng chữa 
Gv đọc một số bài mắc loại lỗi này 
, yêu cầu hs thảo luận để tìm ra những lỗi sai trang bài 
Gc yêu cầu hs khắc phục .
Gv yêu cầu học sinh tìm ra lỗi về nội dung và tìm cách sửa chữa 
Đọc –bình một số bài văn hay và một số bài mắc lỗi nhiều . 
Bài khá : 9c : Tởi , Hiền 
 9d: Nguyệt , Lê Linh , Thuận 
Bà yếu : 9c : Hiệp , Hoành .
 9d : Nêu , Hậu 
I . Tìm hiểu đề , lập dàn ý .
1. Tìm hiểu đề 
Đề bài : 
2. Lập dàn ý ( Đã lập ở tiết viết bài ) .
II. Đánh giá nhận xét 
 1. Nhận xét chung 
Về cơ bản cả hai lớp đều viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả 
Hầu hết các bài viết đều có nội dung khá rõ ràng . tình tiết truyện tương đối hợp lí , bố cục đủ ba phần . Song bên cạnh đó vẫn còn những bài viết nội dung sơ sài , tình tiết truyện bất hợp lí , diễn đạt yếu , trình bày lan man , cẩu thả .
2. Nhận xét cụ thể . 
a. Lỗi chính tả .
chuân truyên
nắm lúc 
nì nọm 
sấu sí 
xanh lon 
b.Lỗi về cách dùng từ đặt câu, diễn đạt .
c. .Lỗi về kiểu bài .
d . Lỗi về nội dung .
II. Đọc – bình 
4. Củngcố : 
5. Hướng dẫn học bài .
 Soạn bài : Những đứa trẻ .
 + Đọc tóm tắt tác phẩm 
 + Đọc tìm hiểu văn bản . 
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 2.3.08
Ngày giảng :5.3.08
Tiết :114+115
 Tuần 23 , Bài 22
 Cách làm bài văn 
 nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh ôn tập về văn nghị luận nói chung , nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nói riêng .
 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề , tìm y , lập dàn ý cho một đề văn nghị luận 
 Giáo dục học sinh tư tưởng đạo lí tốt đẹp 
B . Chuẩn bị .
1 Giáo viên : Bài soạn – tài liệu có liên quan 
2. Học sinh : Bài soạn - SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ .
 Thế nào là nghị luận về tư tưởng đạo lí ? Những yêu câu cơ bản trong bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí ? 
3 . Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Gv khái quát lại những kiến thức có liên quan
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Học sinh đọc các đề bài 1-> 10 SGK 
Học sinh trả lời các câu hỏi bên dưới 
? Những đề bài có điểm gì giống nhau ? chỉ ra điểm giống nhau đó ?
?Điểm khác biệt giữa các đề đó là gì ? 
? Vậy em tự ra cho mình một đề bài tương tự ? 
Suy nghĩ về câu tục ngữ : “ Lá lành đùm lá rách” 
Bàn về câu tục ngữ “Gần mực thì đen , gần đèn thị rạng”
? Xác định yêu cầu của đề bài ? 
Gv giảng : Thực chất là phân tích cách cảm , hiểu về bài học đạo lí được rút ra từ câu tục ngữ một cách có sức thuyết phục 
? Em sẽ vận dụng những kiến thức nào trong bài viết ? 
? Em hãy giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ trên ? 
? Em hãy giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ ? 
? Giá trị vật chất là gì ? 
Cơm ăn , áo mặc , nhà ở . điện thắp sáng 
Em hiểu thế nào là giá trị tinh thần ? 
Văn hoá , nghệ thuật , lễ hội tham quan 
? Nêu bài học đạo lí rút ra từ câu tục ngữ trên ? 
? Vậy ý nghĩa của nhớ nguồn là gì ? 
? Câu tục ngữ cho ta hiểu ý nghĩa đạo lí ở cuộc sống nhơ thế nào ? 
Tiết 2:8.3.08
? Lập dàn bài theo bố cục mấy phần ? Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần ? 
? Dựa vào dàn ý trên , hãy viết phần mở bài và kết bài ? 
Giáo viên giao cho từng dãy bàn , mỗi dãy bàn viết một phần 
Giáo viên yêu câu học sinh thảo luận nhóm 7 phút 
Mỗi nhóm viết một vấn đề 
Từng nhóm sẽ báo cáo 
Giáo viên sửa chữa , đánh giá mức độ làm bài của học sinh 
Giáo viên yeu câu học sinh khá trình bày hoàn chỉnh bài viết của mình 
? Như vậy muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí ta phải thực hiện mấy bước ? Là những bước nào ? 
Học dựa vào ghi nhớ trả lời 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
- Mở bài 
- Thân bài 
- Kết bài 
Học sinh về nhà tự viết đề bài trên 
I . Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
1 . Tìm hiểu đề bài . 
2. Nhận xét .
- Điểm giống nhau : đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
- Khác nhau : 
+ Đề 1,3,10 – kèm theo lệnh cụ thể 
+ Các đề còn lại : không kèm theo mệnh lệnh 
II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
* Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí : “ Uống nước nhớ nguồn” 
1 . Tìm hiểu đề và tìm ý 
a. Tìm hiểu đề .
- Loại đề : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
- Yêu cầu : Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” 
- Kiến thức sử dụng : Kiến thức từ thực tiễn cuộc sống ( bản thân , gia đình , xã hội , phong tục tập quán , văn hoá dân tộc ) 
b. Tìm ý : Phải giải thích được hai nét nghĩa : 
- Nghĩa đen 
+ Nước : là sự vật trong tự nhiên , thể lỏng , mền mát , cơ động linh hoạt trong mọi địa hình , có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người .
+ Nguồn : nơi bắt đầu của mọi dòng nước .
- Nghĩa bóng 
+ Uống nước : là muốn nói đến thành quả mà con người hưởng thụ ( giá trị vật chất tinh thần ) 
+ Nhớ nguồn : là nói đến cội nguồn : tổ tiên , ông bà cha mẹ ,những người vô danh , và những người có công xây dựng đất nước , con người Việt Nam bằng mồ hôi lao động và sương máu 
=> Bài học đạo lí :
Những con người được hưởng mọi thành quả hồm nay phải biết ơn những người đã xây dựng , tạo lên những thành quả đó 
- Nhớ nguồn : Phải biết trân trọng , giữ gìn , bảo vệ những thành quả đã có . Có trách nhiệm , nỗ lực tạo ra những thành quả đó .
- ý nghĩa của đạo lí : 
+ Là nhân tố tạo lên sức mạnh tinh thần của dân tộc 
+ Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang nét đẹp văn hoá dân tộc 
2. Lập dàn bài .
a. Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ ( vấn đề nghị luận ) 
b . Thân bài : 
- Giải thích nghĩa đen , nghĩa bóng câu tục ngữ 
- Nêu nhận định đánh giá câu tục ngữ 
+ Nêu đạo lí làm người 
+ Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
+ Khẳng định nguyên tắc đối nhân xử thế , nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người với dân tộc 
C . Kết bài : 
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ , rút ra bài học giáo dục với mỗi cá nhân 
3 . Viết bài 
a. Viết mở bài 
b . Viết kết bài 
c. Viết thân bài 
4. Đọc và sửa bài 
III . Ghi nhớ ( SGK) 
IV . Luyện tập 
Lập dàn ý cho đề 7 : Tinh thần tự học 
- Mở bài : giới thiệu vấn đề nghị luận 
- Thân bài:
+ Giải thích – học làgì ? 
 - Tinh thần tự học là thế nào 
+ Nghị luận mở rộng vấn đề :
Nêu tấm gương phấn đấu tự học trong sách báo 
Nêu tấm gương tự học xung quanh mình ( ngoài thực tế cuộc sống ) 
- Kết bài : - Khẳng định vấn đề nghị luận 
 - Bài học giáo dục 
4 . Củng cố : Hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản 
5 . Hướng dẫn học bài 
 Làm bài đầy đủ . Học kĩ phần ghi nhớ 
 Chuẩn bị bài : Mùa xuân nho nhỏ 
 Đọc kĩ phần : Đọc hiểu văn bản 
 -----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_23.doc