Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 4

Tiết: 16, 17

I.Mục tiêu cần đạt.

 Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẽ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ Phong kiến.

- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật và nội dung tác phẩm. Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật sáng tác tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẽ đẹp riêng của loại truyện kì ảo.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Tìm hiểu và phân tích yếu tố kì ảo trong văn bản truyền kì.

3. Thái độ:

- Tôn trọng ca ngợi phẩm chất cao đẹp người phụ nữ

- Căm ghét chế độ phong kiến, quan điểm trọng nam kinh nữ, phê phán chiến tranh.

II.Chuẩn bị.

-Giáo viên : Tham khảo SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 ( Nguyễn Xuân Soan), bảng phụ.

-Học sinh : Đọc văn bản, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học.

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /09/2009
Ngày dạy: /09/2009
Tuần: 4
Tiết: 16, 17
Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 Nguyễn Dữ
I.Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẽ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy được số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ Phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật và nội dung tác phẩm. Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật sáng tác tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẽ đẹp riêng của loại truyện kì ảo.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tìm hiểu và phân tích yếu tố kì ảo trong văn bản truyền kì.
3. Thái độ:
- Tôn trọng ca ngợi phẩm chất cao đẹp người phụ nữ
- Căm ghét chế độ phong kiến, quan điểm trọng nam kinh nữ, phê phán chiến tranh.
II.Chuẩn bị.
-Giáo viên : Tham khảo SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 ( Nguyễn Xuân Soan), bảng phụ.
-Học sinh : Đọc văn bản, tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động. (3’)
ơMục tiêu:Kiểm tra việc chuẩn bị bài và định hướng bài mới
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Những nguy cơ nào sau đây đang đe dọa quyền trẻ em?
a.Đói, bệnh, vô gia cư.
b.Môi trường xuống cấp, thiếu sự quan tâm.
c.Chiến tranh, phân biệt chủng tộc.
d.Bao gồm a, b , c. (bảng phụ)
5.Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2.Giới thiệu bài mới.
 Nhà thơ Phan Công Trứ có viết:
“Chỉ vì tin lời con trẻ cho nên cho nên mất vợ rõ buồn Chàng Trương
Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Xin là sách gối đầu giường lứa đôi”
Câu chuyện về việc bất hạnh của người con gái nam xương được miêu tả như thế nào ? do đâu mà nàng gặp phải nỗi oan khuất đó.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm.(10’) 
ơMục tiêu: Khái quát tác giả, tác phẩm, nắm nghĩa các từ khó
-Hãy nêu sơ lược những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ.
GV chốt : Nguyễn Dữ là một nhà ẩn sĩ, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ở thế kỉ XVI, đây là thời kì phong kiến tranh giành quyền lực địa vị, ông làm quan một năm cáo quan về quê giữ cách sống thanh cao đến trọn đời. Nhưng ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội, con người.
-Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Truyền Kì mạn lục ?
-GV chốt : Truyền Kì Nam Lục là loại truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc thịnh hành ở đời nhà Đường (thế kỉ VI-IX). Ở Việt Nam, nổi tiếng có Thánh Tông di thảo- Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân Phả.
Tuy viết bằng chữ Hán chịu ảnh hưởng của truyện truền kì Trung Quốc nhưng tác phẩm mang tính Niệt Nam sâu sắc. Tác giả khai thác chuyện dân gian, truyện có tính lịch sử và dã sử Việt Nam.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. ( 57’)
ơMục tiêu:Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự thuộc thể truyền kì với những đặc điểm riêng độc đáo của nó.Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của thể loại truyền kì.)
-GV Hướng dẫn hs đọc truyện : Chú ý lờ kể với lời đối thoại của các nhân vật, thể hiện được tâm trạng trong nhân vật trong từng hoàn cảnh.
-GV đọc một đoạn, gọi học sinh đọc, nhận xét
-GV gọi hs tóm tắc truyện : yêu cầu ngắn gọn đầy đủ những tình tiết chủ yếu.
-GV Hướng dẫn tìm hiểu bố cục, chia đoạn. Hãy nêu ý chính của từng 
đoạn ?
-GV treo bảng phụ chốt ý:
- Đọan 1: Từ đầu. cha mẹ đẻ mình 
 -> cuộc hôn nhân và sự xa cách.
- Đoạn 2: Qua năm sau. đã qua rồi
 -> nỗi can khuất và cái chết của Vũ Nương.
- Đoạn 3: Còn lại -> cuộc gặp gỡ với Phan Lang và Vũ Nương được giải oan.
*GV hướng dẫn và tìm hiểu văn bản 
-Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu là người như thế nào ? nàng có những phẩm chất gì đáng quí ?
-Theo em nguyên nhân nào khiến trương sinh cưới Vũ Nương làm vợ ?
-Mến vì dung hạnh có nghĩa là gì ?
-GV chốt nội dung lên bảng
-GV : Khi về nhà chồng Vũ Nương sử sự thế nào ? Cuộc sống gia đình của nàng ra sao ?
*GV chốt : Với người chồng đa nghi vô học nhưng Vũ Nương chưa từng để gia đình xãy ra chuyện thất hoà, luôn giữ gìn khuôn phép, gia đình rất hạnh phúc.
-Khi chồng đi lính và Vũ Nương được giới thiệu thế nào ? Nàng có làm tròn bổn phận người vợ hiền dâu thảo hay không ?
-Em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương ?
-GV bình : Vũ Nương là một phụ nữ có nhan sắt đức hạnh sư đảm đang thảo hiền, sự huy sin hthầm lặng, sự trinh thuỷ trinh tiết. Nàng là người dâu hiếu thảo, người mẹ đảm đang, khi chồng đi lính lo toan mọi việc, chẳng màng danh hoa phú phú chỉ mong một chữ bình yên.
- Vũ Nương gặp phải nỗi oan khuất
gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan khuất đó ?
- Trước lời mắng nhiết, đánh đậïp của chồng, Vũ Nương đã làm gì ?
GV: Vũ Nương sử dụng 3 lời thoại.
- Lời 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình : Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng, khi xa chồng cầu xin đừng mắc oan -> hàn gắn hạnh phúc
- Lời 2 : Nỗi đau đớn thất vọng, không hiểu vì sao bị đối sử bất công (mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi) không có quyền biện bạch -> hạnh phúc gia đình tan vỡ
- Lời 3 : Thất vọng tột cùng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, gia đình không hàn gắn nỗi -> mượn dòng nước để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình.
-Qua hình ảnh Trương Sinh, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì?
GV: Vì sao Vũ Nương chọn cái chết ? 
Bình : Chính lòng chung thuỷ và sự hy sinh thầm lặng lại trả giá bằng cái chết bi thảm và người đẩy nàng vao oan khuất lại là người chồng mà nàng hết lòng chung thuỷ và đứa con trai duy nhất mà suốt 3 năm nàng chăm sóc chu đáo.
- Do đâu mà Trương Sinh tỉnh ngộ và hối hận ? Nguyên nhân nào gây ra cái chết của Vũ Nương ?
-Tác phẩm kết thúc ở chỗ nào hợp lí?
-Cuộc sống của Vũ Nương sau khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang ?
-Chi tiết Trương Sinh lập ở bến sông nói lên điều gì?
-Cho thảo luận theo nhóm 2 em ( 4’) Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo trong văn bản. Đưa các yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
-GV chốt : Những yếu tố hoang đường kì ảo làm hoàng chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương. Một con người dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với đời, vẫn khao khát được phục hồi danh dự, tạo nên một kết thúc có hậu, người tốt được đền đáp xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Chi tiết kì ảo là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn làm lại được nữa. Tính bi kịch vẫn tìm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo này. Đây cũng chính là niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
-Vì sao Vũ Nương quyết định không trở về trần gian và biến mất ?
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản. (10’)
ơMục tiêu: Khái quát những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của VB; củng cố kiến thức bài học
-Qua tìm hiểu văn bản, các em cảm nhận được những nội dung gì?
-Em hãy nêu nhận xét về kết cấu, cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện của tác giả, về lối kể chuyện trong truyện.
GV chốt : Câu chuyện kết cấu đôc đáo, sáng tạo, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Lối kể chuyện kết hợp với biểu cảm và các yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện lôi cuốn hấp dẫn. Ngoài ra, cách thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật tự nhiên, phù hợp.
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập tìm hiểu thêm những giá trị đặc sắc của văn bản. (7’)
ơMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đánh giá tác phẩm của học sinh.
-Hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của chuyện Người Con Gái Nam Xương?
HĐ6:Hướng dẫn công việc ở nhà. (3’)
-Xem lại nội dung bài phân tích, tóm tắt cốt truyện.
-Thực hiện phần luyện tập.
-Soạn bài: Xưng hô trong hội thoại
+Đọc kỉ ngữ liệu.
+Tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Thực hiện theo yêu cầu
-Chon câu d
-Nêu suy nghĩ
HS ghi tựa bài mới
HS giới thiệu vài nét sơ lược về tác giả theo sgk
HS nghe
HS trả lời : 
-Truyền kì là những câu chuyện thần kì hoang đường tiên phật, thần thánh, ma quái, con người
-“Truyền Kì Mạn Lục” gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán, xen lẫn thơ theo lời văn biền ngẫu có lời bình
HS nghe, đọc đúng yêu cầu
HS tóm tắt cốt truyện đúng với yêu cầu.
- Vũ Nương lấy chồng
- Vũ Nương xa chồng
- Bị vu oan đến chết
- Tự tìm cách minh oan
HS trả lời : Bố cục gồm 3 đoạn.
Quan sát, ghi nội dung 
- Nhân vật chính: người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng bất hạnh đau khổ
-HS dựa vào văn bản trình bày : Trưong Sinh cưói Vũ Nương do “mến vì dung hạnh” của nàng.
HS suy nghỉ trả lời : Nghĩa là vừa mến nhan sắc vừa yêu đức hạnh.
HS quan sát văn bản trả lời: Nàng luôn cư sử đúng mực, giữ gìn khuông phép.
HS khái quát, trả lời:
-Yêu chồng tha thiết thương con
- Lo ma chay mẹ chồng 
HS nhận xét : Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, vợ hiền dâu thảo.
HS Khái quát, trả lời :
 -Nguyên nhân trực tiếp : chồng nghi oan ->tự vẫn chết.
- Gián tiếp : chiến tranh trong xã hội phong kiến và quan niệm hẹp hòi, đặt người phụ nữ trong câu tam tòng tứ đức, chế độ nam quyền cuả xã hội phong kiến.
HS dựa vào văn bản khái quát, trình bày.
HS suy nghĩ trình bày: Lời tố cáo xã hội p ...  hay ý nghĩ được dẫn ?
-Cho biết lời dẫn ấy là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp ?
-GV gọi hs đọc bài tập 2
-GV nêu yêu cầu bài tập : Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong 3 ý kiến đã cho theo cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Yêu cầu học sinh đọc, nhân xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
-GV nêu mục đích bài tập 3
-Yêu cầu chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
Lưu ý : Nên phân biệt lời thoại của ai đang nói với ai trong lời thoại đó, có phần nào mà người cần chuyển đến người thứ ba và người thứ ba đó là ai. Cần thêm vào những từ ngữ thích hợp .
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.
( 3’)
-Về xem lại bài hôm nay.
-Soạn bài : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
+Trả lời các câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.
+Tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
HS thực hiện theo yêu cầu:
-Câu 1: Học sinh trình bày theo nội dung bài học.
-Câu 2 : Chọn câu a
Lắng nghe, ghi bài
H đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a) Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.
b) ) Bộ phận in đậm là ý nghĩ thầm của nhân vật
Hai bộä phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu hhai chấm
HS đọc ví dụ a, b -Trả lời, nhận xét: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận.
HS khái quát trình bày, nhận xét, bổ sung: Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn ( không sửa đổi ) lời nói hay ý nghĩ nggười hay của nhân vật.
-> được đặt trong dấu ngoặc kép.
HS đọc to ghi nhớ
HS đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:
a) Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.
b) Bộ phận in đậm là ý nghĩ.
-> thuật lại lời nói, ý nghĩ của người khác có đều chỉnh thích hợp.
HS trả lời : Cách dẫn gián tiếp có sự điều chỉnh, và không có dấu phân biệt.
HS trả lời : Có từ rằng, có thể thay từ là vào vị trí của từ rằng trong trường hợp này.
HS lắng nghe
HS khái quát, trình bày:
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc của nhân vật, có sự điều chỉnh cho thích hợp -> không đặt trong dấu ngoặc kép.
HS đọc ghi nhớ
HS đọc đoạn văn, xác định theo yêu cầu :
a) dẫn lời nói
b) dẫn ý nghĩ
-> cách dẫn trực tiếp.
HS đọc bài tập, viết đoạn văn theo yêu cầu, trình bày theo cá nhân :
-Dẫn trực tiếp:
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại bểu toàn quốc lần thứ hai của đảng, chủ tich Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “chúng ta phải gi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
- Dẫn gián tiếp:
Trong báo cáo chính trị, Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì cá vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
HS thực hành viết đoạn thuật lời nhân vật theo cách gián tiếp và trình bày:
-Vũ Nương Chàng Trương nếu Chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một dàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
HS ghi nhận thực hiện ở nhà.	
I. Cách dẫn trực tiếp.
 1. Tìm hiểu ví dụ.
 a) Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.
-> được nhăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b) ) Bộ phận in đậm là ý nghĩ thầm của nhân vật. 
-> được nhăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
=> cách dẫn trực tiếp
2. Ghi nhớ (ý 1, sgk trang 54)
II. Cách dẫn gián tiếp:
1.Tìm hiểu ví dụ.
a) Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật.
b) Bộ phận in đậm là ý nghĩ.
-> thuật lại lời nó, ý nghĩ của người khác có đều chỉnh thích hợp
-> không đặt trong dấu ngoặc kép, không có dấu hiệu phân biệt.
=> cách dẫn gián tiếp
2. Ghi nhớ ( ý 2 , sgk/tr 54)
II. Luyện tập.
Bài tập 1. Xác định lời dẫn, cách dẫn.
a) dẫn lời nói
b) dẫn ý nghĩ
-> cách dẫn trực tiếp.
Bài tập 2. Viết đoạn văn nghị luận ( trích dẫn ý kiến theo hai cách ).
Bài tập 3. Thuật lời nhân vật theo cách dẫn gián tiếp.
*Nhận xét-Rút kinh nghiệm.
gày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 4
Tiết: 20
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự đã được học ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9.
- Nắm vững mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
- Nắm vững các yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự ngắn gọn, nhưng đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
- Xen kẻ những yếu tố bổ trợ, các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm.
3. Thái độ:
- Trung thành, tôn trọng những thành tựu văn học.
- Có ý thức yêu ghét cuộc sống, con người qua các tác phẩm văn học.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc SGK, SGV, nội dung bài giảng lớp 8, bảng phụ.
-Học sinh:
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
ơMục tiêu:Kiểm tra việc soạn bài cũ của học sinh, định hướng bài mới.
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra việc soạn bài của học sinh ở nhà.
Thực hiện theo yêu cầu
2. Giới thiệu bài mới:
GV tóm tắt (miệng) truyện Lão Hạc. Hướng cho HS thấy vai trò của việc tóm tắt VB tự sự.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.(7’)
I. Sự cần thiết của tóm tắt văn bản tự sự.
ơ Mục tiêu:Giúp HS ôn lại mục đích của việc tóm tắt VB tự sự.
-Lệnh học sinh nhắc lại khái niệm thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
-Trình bày
-Lệnh: Đọc các tình huống.
-Tại sao cần phải tóm tắt VB tự sự?
-Đọc, theo dõi.
-Nêu ý kiến.
-Nhận xét.
-Giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt nội dung chính của câu chuyện.
-GV: Nhận xét, kết luận, nhấn mạnh những điểm quan trọng.
-Làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính.
-Lệnh: Nêu một số tình huống khác cần tóm tắt VB tự sự.
-Tìm tình huống và trình bày.
-Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ
-Nhận xét, tuyên dương.
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự sự.(20’)
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự,
ơ Mục tiêu:Rèn kĩ năng tóm tắt VB tự sự đúng nguyên tắc, yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh đọc các tình tiết tóm tắt VB Chuyện người con gái Nam Xương.
Đọc các chi tiết
1.Nhận xét các chi tiết:
-Theo em, những tình tiết này đã đủ chưa? Có chi tiết nào không chính xác? Vì sao?
[Nhận xét.
-Trình bày
-Thiếu: Sau khi Vũ Nương tự vẫn, một đêm Trương cùng con ngồi bên ngọn đèn. Nhìn bóng Trương, Bé Đản bảo đó là cha, bấy giờ Trương mới biết vợ mình bị oan.
-Theo em, những tình tiết này đã đủ chưa? Có chi tiết nào không chính xác? Vì sao?
[Nhận xét.
-Nêu ý kiến nhận xét
-Sai: Ở chi tiết cuối, cần bỏ phần “biết vợ bị oan”, do việc này trước đó Trương đã biết rồi.
-Lệnh: Dựa vào những ý đã được điều chỉnh, hãy:
+Làm việc cá nhân viết VB tóm tắt.
+Sau đó làm việc nhóm: trình bày trước nhóm, nhận xét lẫn nhau, chọn bài tốt nhất trình bày trước lớp.
-Lần lượt làm việc các nhân, làm việc nhóm thực hiện yêu cầu luyện tập.
-Trình bày theo yêu cầu và nhận xét.
2.Tóm tắt văn bản:
- GV nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm chung.
-Gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm 1 HS khác trình bày (chú ý đối tượng HS yếu).
ơHướng dẫn qui nạp kiến thức:
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Những yêu cầu của một văn bản tóm tắt?
[Nhận xét, chốt từng nội dung.
-Treo bảng phụ (nội dung ghi nhớ), yêu cầu HS đọc.
-Khái quát những điều cần nhớ về tóm tắt văn bản tự sự và trình bày.
-Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
-Nghe, lưu ý nội dung.
*Ghi nhớ:
 Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
ơChốt: Tóm tắt văn bản tự sự không chỉ phục vụ cho việc học tập mà những kĩ năng này còn giúp ích chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.(10’)
III. Luyện tập
ơMục tiêu:Rèn kỉ năng tóm tắt một văn bản cụ thể.
Bài tập 1. Tóm tắt văn bản 
( Lão Hạc hoặc Chiếc lá cuối cùng ) 
-Hướng dẫn HS làm việc nhóm (Khái quát chi tiết chính trong từng VB).
-Thảo luận và trình bày.
Bài tập 2: Thực hiện ở nhà
-Hướng dẫn HS trình bày.
[Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh, hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
-Nghe, về nhà hoàn chỉnh lại.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(3’)
-Đọc lại bài học, học bài và hoàn chỉnh yêu cầu luyện tập, thực hiện bài tập 2.
-Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng: thực hiện cacù yêu cầu tìm hiểu (chú ý xem SGK lớp 8 và Từ điển Tiếng Việt). 
Ghi nhận, thực hiện ở nhà.
Văn bản tóm tắt: Chuyện người con gái nam Xương (Nguyễn Dữ)
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Nương đang có mang. Mẹ chồng mất, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Trương về, nghe lời con nhỏ nghi vở không chung thủy nên mắng nhiếc thậm tệ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trầm mình, một đêm, Trương cùng con ngồi bên đèn, đứa bé chỉ vào bóng trương trên vách và bảo đó là cha. Lúc đó chàng mới hiểu vợ mình bị oan. Phan Lang người cùng làng với Vũ Nương, do cứu Linh Phi nên khi bị đắm thuyền đã được cứu sống. Phan gặp lại Vũ Nương và hai người nhận ra nhau. Khi Phan Lang trở lại trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn. Nghe Phan kể, Trương Sinh thương tiếc vô cùng, bèn lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên kiệu hoa ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_4_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_th.doc