Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 28

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 28

Tiết :136+137 Tuần 28, Bài 27

 Bến Quê

 ( Nguyễn Minh Châu )

 Hướng dẫn đọc thêm

A . Mục tiêu cần đạt .

 Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ , cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người , biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quí trọng những gì gần gũi của quue hương gia đình .

 Thấy và phân tích những nét đặc sắc của truyện : tạo tính huống nghịch lí , trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật , ngôn ngữ và giọng điệu đầy suy tư , hình ảnh biểu tượng .

 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , tóm tắt , phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự , trữ tình và triết lí .

B . chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.

2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .

C . Các bớc lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Trình bày nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng ?

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4.4.08 
Ngày giảng :7.4.08
Tiết :136+137
 Tuần 28, Bài 27
 Bến Quê 
 ( Nguyễn Minh Châu )
 Hướng dẫn đọc thêm 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ , cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người , biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quí trọng những gì gần gũi của quue hương gia đình .
 Thấy và phân tích những nét đặc sắc của truyện : tạo tính huống nghịch lí , trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật , ngôn ngữ và giọng điệu đầy suy tư , hình ảnh biểu tượng .
 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , tóm tắt , phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự , trữ tình và triết lí .
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Trình bày nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương , cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí nhưng khác với sang thu của Hữu Thỉnh – một bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế , Bến quê của Nguyễn Minh Châu lại là một truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể truyện độc đáo , thú vị .
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng mạch lạc , thể hiện sự trầm tư , suy nghĩ giọng đọc truyền cảm tinh tế . Chú ý ngắt nghỉ đúng 
Gv đọc một đoạn sau đó gọi học sinh đọc hết bài . Học sinh khác nhận xét , sửa chữa cách đọc của các bạn .
Gv gọi 2-3 học sinh đọc lại văn bản 
Gv gọi 1-2 học sinh tóm tắt 
Gv có thể tóm tắt lại .
Chú ý vào chú thích sao 
? Nêu những nét cơ bản về tác giả , tác phẩm ?
Gv mở rộng : Truyện có ý nghĩa giản dị mà sâu sắc , mang tính trải nghiệm , có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người .
? Văn bản được viết theo thể loại nào ? Từ đó hãy xác định phương thức biểu đạt ? 
? Xác điịnh nhân vật chính trong truyện ngắn Bến quê . Vì sao đó là nhân vật chính ? 
Nhân vật chính là Nhĩ , Vì Nhĩ là trung tâm của các mối quan hệ trong câu chuyện này . Nhĩ là nhân vật gợi nhiều suy tư cho người đọc .
? Nhân vật Nhĩ được rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nào ? 
Căn bêbj hiểm nghèo khiến Nhĩ bị tê liệt toàn thân phải nằm liệt giường . Mọi sinh hoạt của anh đều phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác , mà chủ yếu là Liên vợ anh 
? Tình huống này đã dẫn đến tính huống thứ hai đầy nghịch lí . Đó là tình huống nào ?
Gv mở rộng : Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp mọi nơi trên
Thế giới “ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” và chắc hẳn cuộc đời anh là dành cho những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ . ấy thế mà ở cuối cuộc đời , căn bện quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ như thế hàng năm trời . Vào buổi sáng hôm ấy , khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ , thì việc ấy với anh khó khăn như phải đi hết một vòng trái đất và phải nhờ vào sợ giúp đỡ của đám trẻ nhỏ hàng xóm . Tình huống ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai cũng đầy nghịch lí . Khi Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phái trước của sổ , nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy , dù nó ở rất gần anh . Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khát khao ấy , nhưng rồi cậu ta lại xa vào đám chơi cờ tướng trên hè phố và để lỡ mất chuyến đò cuối cùng trong ngày 
? Xây dựng tình huốnh truyện ấy tác giả muốn thể hiện điều gì ? 
Gv : Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những sự bất thường – những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta . 
Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ , truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả cuộc đời con người , con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía và cảm nhận được .
Tiết 2 : 
? Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ gợi ra qua những mối quan hệ nào ? 
+ Cảnh sắc thiên nhiên vào một buổi sáng đầu thu được gợi ra từ cái nhìn từ cửa sổ căn phòng mình .
+ Con người nơi làng quê .
Học sinh đọc đoạn 1 SGK “ từ đầu đến trước cửa sổ nhà mình”
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ em thấy cảnh thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào ? có tác dụng gì ? 
? Từng cảnh cụ thể được miêu tả qua chi tiết nào ? 
Gv có thể liên hệ với sang thu của Hữu Thỉnh 
? Em nhận xét về các màu sắc của cảnh vật ? Từ đó em suy nghĩ gì về cảm nhận của nhân vật Nhĩ ?
Gv yêu cầu học sinh đọc từ “ Nhĩ khó nhọc – khi nào mỏi anh sẽ gọi con” 
? Qua những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên, em cảm thấy hình như Nhĩ đã nhận ra điều gì vê bản thân ? 
Qua những câu hỏi của Nhĩ “ Đêm qua không ?” và “ hôm nay mấy” . Thái độ không trả lời và né tránh của Liên , ta cảm nhận hình như bằng trực giác , Nhĩ đã nhận thấy mình chẳng còn sống được bao lâu nữa . Anh đang phải đối mặt với hàon cảnh bi đát không còn lối thoát .
? Chính trong hoàn cảnh đó Nhĩ đã cảm nhận được tình cảm của Liên dành cho anh như thế nào ? được thể hiện qua chi tiết nào ? 
? Những câu văn , đạon văn nào trong tác phẩm diễn tả sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của Nhĩ với vợ ? 
? Em cảm nhận như thế nào về suy nghĩ của Nhĩ về vợ mình ? 
Nhĩ nhớ lại những ngày đầu quên nhau , yêu nhau , cưới nhau , những năm chung sống và cho đến những nagỳ bệnh tật này , Nhĩ càng thấu hiểu vợ với laòng biết ơn sâu sắc và cảm động . Đó là người con gái bên kia sông mặc áo nâu , chít khăn mỏ quạ giờ đã thành người đàn bà thành thị nhưng tâm hồn Liên vẫn nguyên ven những nét tần tảo , chụi đựng hi sinh từ bào đời . Từ tình yêu và sự hi sinh vô bờ ấy , nghĩ rộng ra . Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa tinh thần đó chính là từ tổ ấm gia đình , từ tình yêu thương chung thuỷ của người vợ . Hình ảnh so sánh với bãi bồi mùa lại mùa , năm lại năm càng màu mỡ phù sa bồi đắp được liên tưởng thật sát hợp 
Có thể nói đay là những suy nghĩ chân thành nhất , thật thà nhất nhưng cũng là ân hận nhất bởi anh chưa thẻ bù đắp được gì cho vợ  cho đến những ngày cuối đời này anh vẫn là gánh nặng cho vợ 
? Không chỉ cảm nhận thấm thía tấm lòng người vợ , người đàn ông một đời bôn tẩu , tìm kiếm ấy còn khao khát điều gì ? 
? Vì sao Nhĩ lại khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ? 
Sáng thu ấy , khi chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua cửa sổ , đồng thời hiểu rằng mình sắp phải từ biệt cõi đời . Trong Nhĩ bỗng khao khát được chính mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nhưng với hoàn cảnh của lúc này đặt chân đến được là không thể . Khao khát ấy xâm chiếm hồn anh mãnh liệt .
? Em suy nghĩ gì về những khao khát vô vọng của Nhĩ ?
Gv bình : Những giá trị bền vững bình thường ấy nhiều khi thường bị ta bỏ qua , nhất là thời tuổi trẻ , khi con người ta còn đang đắm đuối với những khao khát xa vời . Nhưng khi ta đã già , đã từng trải , khi ta sắp phải từ giã cuộc đời thì khao khát ấy lại bừng dậy và lần này nó còn chên vào những ân hận xót xa . 
? Vậy theo em bãi bồi bên kia sông mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào ? 
? Khi không thể thực hiện được những điều khao khát ấy Nhĩ đã làm gì ? Anh gặp phải nghịch lí như thế nào ? 
? Từ sự việc đó anh rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người ? 
? Em bình luận như thế nào về sự trải nghiệm mà Nhĩ rút ra từ sự việc này ? 
Đay là qui luật mà Nhĩ rút ra từ thực tế cuộc sống – Anh không giận con vì con anh chưa trải qua những điều anh nghĩ . Anh trầm ngâm rút ra qui luật đời người : thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình . Anh đã thế và bây giờ con anh cũng thế . Con anh phải đến vài chục năm nữa khi nó già như anh mới cảm thấy hấp dẫn ở bờ sông bên kia . Vài lần vòng vèo hoặc chùng chình thì đã hết một cuộc đời và co nhiều cái đã không thể làm lại được . Con anh lỡ chuyến đò tròng ngày , thì mai nó có thể sang sông nhưng còn anh thì không bao giờ co thể tự mình sang sông được nữa .
Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn văn cuối văn bản .
? Theo em có điều gì khác thường trong cách miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ trong phần cuối văn bản ?
? Em hiểu hành động cuối cùng này của Nhĩ là gì ? ý nghĩa của hành động này như thế nào ? 
Anh nôn nóng thúc giục câu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày 
? Theo em tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nên cốt cách nhân vật ? Từ đó em nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng ? 
? Từ đó em hiểu gì về cuộc sống và con người quacau chuyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu ? 
Vẻ đẹp bình dị của cuộc sống và tình yêu bền chặt của con người với quê hương với cuộc sống .
Hoạt động 3 : tổng kết ghi nhớ 
? Em hiểu gì về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Bến quê ? 
Cốt truyện giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc , miêu tả nhân vật từ đừi sống nội tâm 
? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Minh Châu qua câu chuyện này ? 
Học sinh dựa vào ghi nhớ trả lời 
Học sinh đọc ghi nhớ trả lời 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 
Học sinh làm và trình bày 
Gv nhận xét - định hướng ( dựa vào phần phân tích khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của Nhĩ .
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm 
I . Đọc – tìm hiểu chú thích .
1 . Đọc – tóm tắt 
* Đọc 
* Tóm tắt .
2. Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả - tác phẩm .
- Tác giả : Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989) – Nghệ An . Là cây bút tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ . 
- Tác phẩm : Bến quê in trong tập truyện cùng tên , xuất bản 1985
b. Thể loại : Truyện ngắn 
II . Tìm hiểu văn bản .
1. Tìm hiểu tình huống truyện .
- Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh 
- Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi vên sông và những người thân xung quanh mình .
=> Tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuụoc đời : con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ . 
2 . Tìm hiểu những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật Nhĩ .
* Cảm nhận của Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên .
- Cảnh vật được mieu tả theo tầm nhìn của Nhĩ , từ xa đến gần tạo ra một không gian có chiều sâu rộng : Từ những bông hoa bằng lăng -> con sông Hồng -> vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông .
+ Những chùm hoa băng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn .
+ Dòng sông màu đỏ nhạt nhưng rộng thêm 
+ Vòm trời như cao hơn .
+ Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non 
=> Màu sắc phong phú hài hoà , sinh động .Cảm nhận tinh tế , cảnh vật vừa quen vừa lạ , tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó .
* Cảm nhận của Nhĩ về người thân .
- Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá , những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương , sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của người vợ .
+ Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm 
+ Cũng như cảnh bãi bồi tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chụi đựng hi sinh từ bao đời xưa .Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này .
- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông .
-> Khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững , bình thường và sâu sa trong cuộc sống
- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp của cuộc sống vừa bình dị vừa thân thuộc – hình ảnh quê hương xứ sở của mỗi người . 
- Nhĩ nhờ con trai thực cái điều mình khao khát -> Nhĩ lại gặp một nghịch lí : đứa con trai không hiểu ý cha và để lỡ mất chuyến đò trong ngày 
-> Nhĩ rút ra qui luật :  “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” 
- Khi con đò chạm vào đất mũi bên này , Nhĩ đã thu hết tàn lực vào một cử chỉ có vẻ kì quặc : “ Anh cố thu nhặt giơ cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết một người nào đó” 
=> Tác giả thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời , để dứt ra khỏi nó để hướng vào những giá trị đích thực vốn giản dị gần gũi 
- Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người . Ngoài ra còn sử dụng nhiều hìnhảnh giàu tính biểu tượng có ý nghĩa khái quát tổng kết về cuộc đời mỗi con người .
III. Ghi nhớ (SGK) 
IV . Luyện tập 
Bài tập 1 
Bài tập 2
4. Củng cố .
* ý nào sau đây thể hiện chính xác giá trị nhân đạo của tác phẩm 
A. Tác phẩn thức tỉnh ở mỗi con người niềm trân trọng những vẻ đẹp và những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống gia đình và quê hương .
B . Tác phẩm đề cập đến những tình cảm thiêng liêng nơi sâu thẳm tâm hồn con người : tình cảm gia đình , tình anh em bạn bè .
C. Tác phẩm khắc hoạ cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi đau khổ , niềm khao khát cháy bỏng .
D . Thức tỉnh con người hãy tìm đến chỗ dựa tinh thần lớn lao của cuộc đời mối khi gặp khó khăn .
* . Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truỵện ngắn Bến quê ? 
A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật 
B . Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 
C . Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật 
D. Xây dựng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng .
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : Ôn tập phần tiếng Việt 
 Đọc kĩ nội dung phần ôn tập .
 -----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 5.5.08
Ngày giảng :10.4.08
Tiết :138+139
 Tuần 28, Bài 27
Ôn Tập phần tiếng việt 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 + Học sinh hệ thống hoá vấn đề đã học trong học kì hai : 
 Khởi ngữ .
 Các thành phần biệt lập 
 Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
 nghĩa tường minh và hàm ý 
 + Rèn luyện các kĩ năng sử dụng nội dung trên trong quá trình tạo lập văn bản .
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần ôn tập 
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Để ôn tập hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kì hai về tiếng Việt 
Hoạt động 2 : hướng dẫn luyện tập 
Học sinh nhắc lại khái niệm về : khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
Học sinh trả lời – các học sinh khác bổ sung 
Gv nhận xét kết luận , yêu cầu học sinh làm bài tập 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1( SGK) 
Gv kẻ bngr , hướng dẫn học sinh điền từ ngữ in đậm vào ô thích hợp 
Học sinh lên bảng điền , học sinh khác làm vào vở , sau đó nhận xét bổ sung bài của bạn .
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 (SGK) 
Học sinh viết bài – trình bày 
Học sinh khác nhận xét – Gv nhận xét - đọc đoạn văn mẫu .
Học sinh nhắc lại khái niệm về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản 
+ Liên kết về nội dung và liên kết về hình thức 
Gv nhận xét kết luận , yêu cầu học sinh làm bài tập 1-2 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv kẻ bảng hướng dẫn học sinh điền từ ngữ in đậm vào ô trống thích hợp 
Học sinh lên bảng điền . Học sinh khác làm vào vở , sau đó nhận xét bổ xung bài của bạn . 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3 
Yêu cầu học sinh nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn mà học sinh vừa viết về chuyện ngắn Bến quê 
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý 
Học sinh làm bài tập và trả lời .
Gv nhận xét yêu cầu học sinh làm bài tập 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài – trình bày 
Gv nhận xét kết luận 
Học sinh đọc và nêu yêu câu của bài tập .
Học sinh làm bài – Gv nhận xét kết luận .
I . Khởi ngữ và cách thành phần biệt lập .
1 . Bài tập 1 .
Khởi ngữ 
Thành phần biệt lập
Tình thái 
Gọi đáp 
Cảm thán
Phụ chú 
Xây cái lăng ấy 
Dường như 
Thưa ông 
Vất vả quá 
Những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy .
2 . Bài tập 2 
Bến quêlà một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lí không dễ gì hoà giải . Hình như trong cuộc sống hôm nay , chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu ? Người ta có thể mải mê kiếm danh , kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc dời , vì một lí do nào đó phải nằm bẹp một chỗ , con người mới nhận ra rằng : gia đình là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn người ta về nơi vĩnh hằng ! Cái chân lí giản dị ấy , tiếc thay , Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình .
+ Thành phần phụ chú : Cuộc đời vốn 
+ Thành phần tình thái : Hình như .
+ Khởi ngữ : Cái chân lí giản dị ấy .
+ Thành phần cảm thán : Tiếc thay .
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn .
Phép liên kết
Lặp từ
Đn, Tn , Lt
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng 
Cô bé 
- Cô bé 
Cô bé -> nó 
Thế 
Nhưng , nhưng , rồi , và 
Bài tập 3 . 
* Về nội dung : các câu trong đoạn văn ( 1-5) thống nhất chặt chẽ với nhau về nội dung ý nghĩa -> Hướng vào chủ đề chính : nhân vật chính trong chuyện ngắn Bến quê . 
* Hình thức : Các câu liên kết với nahu bằng các phép liên kết : dường như ( phép nối ) 
; có thể nói ( Phép nối ) 
Đoạn văn triển khai theo trình tự : mở đoạn ( câu 1) thân đoạn ( Câu 2,3 ,4) , kết đoạn ( câu 5) 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý .
1 . Bài tập 1 
Hàm ý trong câu nói của người ăn mày : “ Địa ngục là ở chỗ của cá ông” (người nhà giàu ) 
2 . Bài tập 2 .
a . Câu : “ tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” có thể hiểu là “đội bóng chuyền chơi không hay” hoặc “ tôi không muốn bình luận về chuyện này” 
Người nói cố ý vi phạm phương châm hội thoại ( phương châm quan hệ : nói không đúng vào đề tài giao tiếp ) 
b . Câu : “ Tớ báo cho Chi rồi” hàm ý “ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn” 
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng 
4 . Củng cố : Gv củng cố nội dung bài học . 
5 . Hướng dẫn học bài : 
 Soạn luyện nói : nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ 
 Chuẩn bị kĩ những nội dung trong phần luyện tập .
 ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:8.4.08 
Ngày giảng :12.4.08
Tiết :140
 Tuần 28, Bài 27
 Luyện Nói 
Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 + Học sinh có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc , hấp dẫn những cảm nhận đánh giá về một đoạn thơ bài thơ 
 + Luyện tập cách tìm ý lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần luyện tập 
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ .
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản .
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv khái quát lại nội dung bài nghị luận về một đoạn thơ , đoạn văn .
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh luyện tập 
Học sinh ôn lại lí thuyết về văn nghị luận về bài thơ , đoạn thơ .
Học sinh đọc đề bài .
Học sinh xác định yêu cầu của đề bài ? 
Học sinh lập dàn ý theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước .
Gv cho học sinh thảo luận ( NL) 
Gọi các nhóm báo cáo 
Gv chốt kiến thức – ghi bài 
Hoạt động 3 : Học sinh luyện nói trước lớp 
Gv gọi học sinh trình bày phần đã chẩn bị 
Gv phần loại học sinh để các em trình bày phần mở bài ; phần thân bài ( gọi 2-3 học sinh trình bày theo từng luận điểm ) ; phần kết bài 
Gv cho điểm học sinh trình bày bài nói tốt . 
Yêu nói phải dõng dạc , tự tin 
I . Chuẩn bị 
1 . Ôn tập lí thuyết 
2 . Đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt . 
3. Tìm hiểu đề , tìm ý . 
a. Tìm hiểu đề . 
- Thể loại : nghị luận về đoạn thơ , bài thơ 
- Nội dung : Bếp lửa sưởi ấm một đời 
 Hình ảnh bếp lửa và tình cảm bà cháu , tình yêu quê hương đất nước 
- Phạm vi kiến thức : bài thơ Bếp lửa .
b . Lập dàn ý .
* Mở bài : giới thiệu chung về tác giả tác phẩm và những thành công của bài thơ .
* Thân bài : triển khai vấn đề nghị luận 
- Hình ảnh bếp lửa qua kí ức tuổi thơ ấu : 3 câu đầu 
- Hình ảnh bếp lửa gần gũi , đẹp trong sáng , nguyên sơ , ám ảnh mãi trong tâm hồn ( 5 câu thơ tiếp ) 
- kỉ niệm đầy ắp âm thanh ánh sáng và những tình cảm sâu sắc thông qua hình ảnh bếp lửa quê hương : 
 Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa 
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa .
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước . hình ảnh bếp lửa trở thành một biểu tượng của ánh sáng và niềm tin 
 Rồi sớm mai cháu cùng bà nhóm lửa 
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn 
 Một ngọn lửa chứa lòng tin dai dẳng 
- Hình ảnh bếp lửa là biểu tượng của quê hương đất nước , trong đó người bà vừa là người nhóm lửa vừa là người giữ lửa 
 Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 
 Mấy chục năm trời .
Ôi kì lạ thiêng liêng bếp lửa 
- Hình ảnh bếp lửa -> nhà thơ rút ra bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quan niệm sống của con người trong cuộc sống 
* Kết bài : Những nhận định về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
II . Thực hành báo cáo trước lớp 
4 . Củng cố : Gv củng cố nội dung kiến thức của bài .
5 . Hướng dẫn học bài : 
 Ôn lại tất cả nội dung đã học về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ , bài thơ 
 Soạn bài những ngôi sao xa xôi 
 Chú ý đọc kĩ văn bản , tìm hiểu nội dung phần đọc hiểu văn bản .
 -----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_28.doc