Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 29

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 29

Tiết :141+142 Tuần 28, Bài 27

 Những ngôi sao xa xôi

 (Trích )

 - Lê Minh Khuê -

A . Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiểu gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện .

 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật - đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật – ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác .

 Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật , phân tích tác phẩm

B . chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.

2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .

C . Các bớc lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10.4.08 
Ngày giảng :14.4.08
Tiết :141+142
 Tuần 28, Bài 27
 Những ngôi sao xa xôi 
 (Trích )
 - Lê Minh Khuê - 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng , tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiểu gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện .
 Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật - đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật – ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác .
 Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật , phân tích tác phẩm 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động .
Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ , các chàng trai chiến sĩ lái xe không kính ( Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm tiến Duật ) hay còn kính trong ( Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu ) đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động trước hình ảnh những cô thanh niên xung phong , những cô trinh sát mặt đường Những ngôi sao xa xôi kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn , tính cách của ba cô gái trẻ – ba vì sao xa xôi trên cao điểm trường sơn . 
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : giọng tâm tình , phân biệt lời kể với lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật 
Gv yêu cầu học sinh tóm tắt 
Chú ý vào nội dung phần chú thích sao SGK 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm ? 
? Truyện đề cập đến vấn đề gì ? 
Truyện đề cập về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ 
? Văn bản được viết theo thể loại nào ? phương thức biểu đạt nào là chính ? 
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? tác dụng của ngôi kể ? 
Ngôi thứ nhất , thông qua lời kể của nhân vật chính . Lựa chọn ngôi kể này nhà văn trực tiếp bộc lộ đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng , hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong .
Yêu cầu học sinh chú ý vào văn bản : từ đầu – trực máy điện thoại trong hang .
? Hoàn cảnh sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong được tập trung giới thiệu qua chi tiết hình ảnh nào ? 
? Em hình dung như thế nào về công việc của họ ? chi tiết nào nói lên điều đó ? 
Gv bình : có thể nói công việc của họ vô cùng nguy hiểm , giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn , tức là nơi tập chung nhiều nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt . ở đó máy bay Mĩ đánh phá giữ dội : đường bị đánh “ lở loét , màu đất đỏ trắng lẫn lộn” tưởng sự sống bị huỷ diệt : “ không có lá xanh” hai bên đường “ thân cây bị tước khô cháy” . Có biết bao thương tích vì bom đạn : những rễ câu nằm lăn lóc , ngổn ngang những hòn đá to nhưng với ba cô gái thì những công việc ấy đã trở thành việc thường ngày : “ có đâu như thế này không : đất bốc khói rồi khi xong việc , quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa thở phào chạy vào trong hang” 
? Từ đó em nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ? 
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước ? 
Nơi diễn ra cuộc vhiến tranh ác liệt của giặc Mĩ . Nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước .
Tiết 2 : 
? Qua lời kể , tự nhận xét và nhận xét của Phương Định về bản thân và với hai đồng đội , em hãy tìm ra những nét tính cách , phẩm chất chung của họ ? 
? Em nhận xét gì về những phẩm chất đó của họ ? Hãy phân tích bình luận về một trong số những phẩm chất trên ? 
Gv phân tích mở rộng : tuy nhiên dù trong một tập thể nhỏ , nhưng mỗi con người vẫn có một nét tính cách riêng . Phương Định – cô gái Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn , chị Thao lớn tuổi hơn nhưng dự tính tương lai cũng thiết thực hơn nhưng trong công việc thì bình tĩnh và quyết liệt vậy mà lại rất sợ nhìn thấy máu . Nho thì lúc bướng bỉnh , mạnh mẽ , lúc lại lầm lì cực đoan , thích thêu hoa rực rỡ , loè loẹt trên khăn gối . ..
Gv yêu cầu học sinh chú ý những chi tiết về Phương Định . 
? Tìm chi tiết liên quan đến nhân vật Phương Định và sắp xếp theo thứ tự : nguồn gốc , hình dáng , sở thích , hành động , tình cảm ? 
Gv yêu cầu học sinh thảo luận ( NL ) 
Nhóm 1 : ý 1 + ý2
Nhóm 2 : ý 3+ ý 4 
Nhóm 3: ý 5
Đại diện các nhóm báo cáo .
Gv khái quát ghi 
Gv bình : Phương Định vốn là cô gái Hà Nội vào chiến trường – cô có một thời học sinh hồn nhiên , vô tư bên người mẹ  Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường ác liệt . Nó vừa là niềm khao khát , vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng , khốc liệt của chiến tranh . Vào chiến trường đã ba năm đã quen với thử thách nguy hiểm , giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng cô cũng như đồng đội không mất đi sự hồn nhiên , trong sáng và những mơ ước về tương lai . ? Nét tính cách nổi bật của nhân vật này là gì ?
Cũng giống như hai đồng đội . Phương Định yêu mến những đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình , đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến cho tất cả những người chiến sĩ mà hàng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận 
? Tác giả miêu tả tâm trạng hồi hộp – từng hành động chính xác của Phương Định khi phá bom như thế nào ? 
“ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom nung nóng .” 
Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định trong những lần phá bom ? 
Mặc dù đã rất quen với nghề nguy hiểm này . Thậm chí một ngày có thể phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác . Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác “ cấcnh cao xạ” ở trên kia đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình rồi lòng dũng cảm của cô như được kích thích 
?Từ đó hãy cho biết tác giả khắc hoạ nhân vật này bằng biện pháp nghệ thuật nào ? 
? Từ đó em hiểu Phương Định là cô gái như thế nào ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào SGK 
? Tìm những chi tiết về nhân vật chị Thao ( hành động , tính tình )? khái quát chi tiết đó ? 
Học sinh đọc SGK trả lời 
Gv khái quát ghi
? Những biểu hiện ấy cho thấy tính cách của chị Thao như thế nào ? 
? Truyện được đặt nhan để “ Những ngôi sao xa xôi” . Vậy em hiểu gì về nhân đề của truyện ? 
Học sinh thảo luận (NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv kết luận 
Những ngôi sao xa xôi là chỉ những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên trong sáng , dũng cảm trong cuộc chiến tranh chống Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Qua văn bản trên , em cảm nhận những vẻ đẹp nào trong tính cách của những cô gái thanh niên xung phong ? 
Học sinh dựa vào nội dung phần ghi nhớ trả lời 
? Từ đó em hiểu gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? 
Cách sống trong sáng , không quản gian khổ hi sinh trong cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước .
? Em học tập được gì từ cách kể chuyện của tác giả ? 
Giọng trần thuật tự nhiên , câu văn linh hoạt phóng túng 
 Gv khái quát ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 hướngdẫn luyện tập .
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài và trả lời hỏi 
Gv nhận xét bổ xung thêm 
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm 
I . Đọc tìm hiểu chú thích .
1 . Đọc – tóm tắt 
+ Đọc 
+ Tóm tắt .
2 . Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả : Lê Minh Khuê ( 1949) quê ở Thanh Hoá . Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn 
b. Tác phẩm : sáng tác 1971 là một trong số tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê .
c . Thể loại : truyện ngắn 
II. Tìm hiểu văn bản .
1 . Hoàn cảnh sống , chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường . 
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu .
- Họ gồm ba người ở trong một hang dưới chân cao điểm .
- Công việc : chạy trên cao điểm giữa ban ngày , phơi mình giữa vùng trọng điểm của máy bay địch . Sau mỗi trận bom , họ phải lao ra trọng điểm đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom đào xới , điểm quả bom chưa nổ -> phá bom 
=> Công việc nguy hiểm 
+ Thần chết luôn rình rập 
+ Thần kinh căng thẳng , đòi hỏi phải dũng cảm và hết sức bình tĩnh 
= > Hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn rất nguy nan , khẩn trương nhưng cũng hết sức lạc quan yêu đời và chấp nhận hi sinh . 
* Phẩm chất chung .
- Tinh thần trách nhiệm cao .
- Lòng dũng cảm bất chấp nguy hiểm .
- Tình đồng chí , đồng đội gắn bó .
- Dễ xúc cảm nhiều ước mơ , hay mơ mộng , dễ trầm tư .
- Họ thích làm đẹp ngay trong hoàn cảnh chiến trường : ( Nho thích thêu thùa, Thao chăm chép bài hát , Định thích ngắm mình trong gương ) 
- > Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp , vừa bình dị , hồn nhiên , lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ . 
2 . Những ngôi sao xa xôi 
a. Nhân vật Phương Định . 
- Là cô gái Hà Nội : hai bím tóc dài , cổ cao , có cái nhì xa xăm .
- Thích ngắm mình trong gương , mê hát , tự hào về mình .
- Là người năng động , có ít nhiều kinh nghiệm , dũng cảm không sợ nguy hiểm khi phá bom 
- Qua tâm và yêu mến đồng đội . 
=> Là cô gái nhạy cảm , hồn nhiên hay mơ mộng và thích hát .
Tác giả để cho nhân vật Phương Định tự kể về mình , khắc hoạ trong thời gian , không gian , kết hợp miêu tả tâm lí với hành động , ngoại hình . 
=> Là cô gái có cá tính , giàu tình cảm , can đảm và chân thực . 
b. Chị Thao .
- Hành động : 
+ Bình yên trước thử thách 
+ Dứt khoát trong công việc 
 - Tính tình : can đảm , thích hát , thích làm duyên ,sợ máu 
= > Chị là người can đảm trong công việc , mềm yếu tròng tình cảm 
III . Ghi nhớ (SGK) 
IV . Luyện tập .
Bài tập 1 .
Bài tập 2 .
4 . Củng cố : Nêu nội dung và nghệ thuật của bài văn . 
5 . Hướng dẫn học bài . 
 Học kĩ bài cũ . 
 Chuẩn bị viết bài cho chương trình địa phương phần văn 
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn:12.4.08 
Ngày giảng :17.4.08
Tiết :143
 Tuần 28, Bài 27
 Chương trình địa phương 
( Phần tập làm văn ) 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Một lần nữa học sinh được khắc sâu kiến thức về văn nghị luận : nghị luận về sự việc hiện tượng . 
 Học sinh rèn luyện kĩ năng viết và trình bày rõ ràng khúc triết về vấn đề nào đó ở địa phương 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn .
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv nhắc lại nội dung yêu cầu đối với tiết học trước ( bài 19) 
Hoạt động 2 . Học sinh trình bày bài viết . 
Gv lầ lượt yêu cầu học sinh trình bày bài viết của mình trước lớp tập trung vào các đề tài đã cho : 
 + Vấn đề môi trường 
 + Vấn đề về các tệ nạn xã hội 
 + Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình 
 + Thành tựu trong công cuộc đổi mới 
 + Về hiện tượng bỏ giờ , bỏ học .
Gv cho học sinh thảo luận để đánh giá về bài viết của mình : 
 + Ưu điểm 
 + Tồn tại 
 + Bổ xung 
Gv nhận xét , đánh giá bài viết chung của học sinh . Có thể cho điểm nếu bài viết tốt , nổi bật trọng tâm .
4 . Củng cố : Gv củng cố bài học .
5 . Hướng dẫn học bài 
 Viết hoàn chỉnh các đề bài theo yêu cầu .
 Giờ sau trả bài viết số 7
 -------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12.4.08
Ngày giảng :17.4.08
Tiết :144
 Tuần 28, Bài 27
 Trả bài tập làm văn số 7
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh được củng cố ôn tập về văn nghị luận nói chung , kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .
 Củng cố các kĩ năng về xây dựng bố cục , cách thức lập luận .
 Học sinh tự rút kinh nghiệm trong một bài viết cụ thể . 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – bài viết của học sinh 
2 . Học sinh : 
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò .
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : 
Để củng cố một lầnnữa các nội dung đã học về văn nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ , tacùng nhau tìm hiểu bài học hom nay .
Hoạt động 2 Nhận xét đánh giá 
Gv nhận xét , đánh giá khái quát bài làm của học sinh 
Gv chép đề lên bảng 
Học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý 
Gv nhận xét , bổ xung 
Gv đưa ra một số lỗi chính tả và yêu cầu học sinh sửa lỗi 
Gv yêu cầu học sinh sửa lỗi dùng từ đặt câu , diễn đạt 
Học sinh lên bảng chữa 
Gv đưa một số lỗi cụ thể 
Gv đọc một số bài mắc lỗi này , gọi học sinh sửachữa , khắc phục 
Gv gọi 1- 2 mắc lỗi về nội dung yêu cầu các em đọc rồi sau đó sữa chữa khắc phục 
Gv trả bài – goi điểm 
I . Nhận xét , đánh giá 
Cả hai lớp đều xác định được yêu cầu của đề bài . Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ , biết cáchtriển khai luận điểm , biết cách xác định luận cứ và biết cách lập luận . Tuy nhiên vẫn còn một số bài viết chưa tốt , chưa xác định được thể loại , bài viết chung chung , khônh rõ ràng 
II . Sửa – chữa lỗi 
* Đề bài : Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 
1 . Tìm hiểu đề , lập dàn ý 
( Đã làm ở tiết 130) 
2 . Nhận xét cụ thể 
a. Chữa lỗi chính tả 
Bác hồ 
Người đã yêu giấc 
Lí chí thì biết bác còn sống 
Bác Hồ đã buôn ba khắp năm châu bốn bể 
Hàng tre tượng trưng cho dân tộc việt nam 
Vào lăng người nằm đó 
b. Lỗi về cách dùng từ đặt câu 
- Viễn Phương là nhà thơ lớn của dân tộc , ông đã rất xúc động khi cho ra đời bài thơ Viếng Lăng Bác 
- Mở đầu bài thơ tác giả xưng con , nhưng tại sao không xưng là cháu , ừ đúng vì Viền Phương coi Bác là cha già của dân tộc 
- Tác giả so sánh Bác như mặt trời vũ trụ bao la , Bác là thứ ánh sáng có thể chiếu khắp nhân gian 
- Tình yêu người dành cho dân tộc Việt Nam vôcùng to lớn nư cây tùng cây bách
c . Lỗi về kiểu bài 
d. Lỗivề nội dung 
3 . Trả bài 
4. Củng cố : 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Chuẩn bị bài : Biên bản 
 Đọc kĩ bài tập SGK 
 Trả lời theo câu hỏi SGK 
 -----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15.4.08
Ngày giảng :19.4.08
Tiết :145
 Tuần 28, Bài 27
 Biên Bản 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh nắm được cách viết một biên bản thông dụng 
 Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản hành chính theo mẫu và không theo mẫu 
 Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống . 
1 . Giáo viên : Bài soạn – và các tài liệu có liên quan 
2 . Học sinh : 
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1 : khởi động 
Biên bản là một loại văn bản ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của cơ quan , tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm minh chứng cho các nhận định , kết luận và quyết định xử lí . Vậy biên bản có đặc điểm như thế nào 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Học sinh đọc hai văn bản trong SGK 
? Biên bản ghi lại những sự việc gì ? 
? Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung , hình thức ? 
Học sinh thảo luận nhóm ( NN) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv kết luận – ghi bảng 
? Từ việc giải quyết bài tập trên , hãy rút ra nhận xét về đặc điểm của biên bản ? 
? Từ đó em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế ? 
Biên bản bàn giao công việc 
Biên bản kiểm kê thư viện 
Biên bản vi phạm luật giao thông 
Biên bản gây mất trật tự công cộng 
Gv yêu cầu học sinh đọc lại hai văn bản trên 
? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì ? tên của biên bản được viết như thế nào ? 
? Phần nội dung biên bản gồm những mục nào ? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản có giá trị như thế nào ? 
Học sinh thảo luận ( Nl) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
? Phần kết thúc biên bản có những mục nào ? Mục kí tên biên bản nói lên điều gì ? 
? Em có nhận xét gìvề lời văn của biên bản ? 
? Nêu đặc và bố cục phổ biến của biên bản ? 
Học sinh trả lời – Giáo viên khái quát ra ghi nhớ 
Hoạt động 3 : hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK 
Học sinh làm bài – trả lời câu hỏi 
Gv nhân xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 – Gv nhấn mạnh 
Học sinh viết ra nháp 
Gv gọi 3 học sinh trình bày 
Học sinh theo dõi nhận xét 
Gv sửa chữa cho điểm 
I . Đặc điểm của biên bản 
1 . Bài tập .
a. Mục đích : ghi chép những sự việc đang xảy ra và mới xảy ra 
+ Văn bản 1 : ghi chép lại nội dung , diễn biến của một buổi sinh hoạt chi đội 
+ Văn bản 2 : ghi chép nội dung , diễn biến của cuộc trao trả giấy tờ , tang vật phương tiện  cho người vi phạm sau khi đã xử lí .
b . Yêu cầu 
- Nội dung : 
+ Số liệu , sự kiện chính xác , cụ thể .
+ Ghi chép phải trung thực , đầy đủ , không suy diễn 
+ Thủ tục phải chặt chẽ 
- Hình thức :
+ Lời văn ngắn gọn , chặt chẽ , chính xác 
+ Không trang trí các hoạ tiết , tranh ảnh minh hoạ cho nội dung văn bản . 
2 . Nhận xét 
- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực , chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra , mới xảy ra . 
- Tuỳ theo nội dung cuat tứng sự việc có nhiều loại biên bản : biên bản hội nghị , biên bản sự việc 
II . Cách viết biên bản 
1. Bài tập 
2. Nhận xét 
a.Phần mở đầu .
Quốc hiệu , tiêu ngữ , tên biên bản ,thời gian , địa điểm ,thành phần tham gia và chức trách của từng người 
Tên biên bản nêu nội rõ nội dung chính của biên bản 
b. Phần nội dung 
+ Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc 
+ Cách ghi trung thực khách quan : không thêm vào ý kiến chủ quan của người viết .
+ Tính chính xác cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn .
c . Phần kết thúc
- Thời gian kết thúc 
- Họ và tên chữ kí của chủ toạ , thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản 
- Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản 
- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn chính xác . 
* Ghi nhớ ( SGK) 
III. Luyện tập 
Lựa chọn tình huống viết biên bản 
+ Tình huống (a) 
+ Tình huống (c)
+ Tình huống ( d) 
Bài tập 2 
4 . Củng cố : Gv củng cố nội dung bài học 
 Nêu đặc điểm và bố cục của biên bản 
5. Hướng dẫn học bài : 
 Chú ý học kĩ nội dung bài học 
 Soạn : Rô bin xơn ngoài đảo hoang 
 + Chú ý đọc tìmhiểu SGK 
 +chú ý hệ thông đọc hiểu văn bản .
 -------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_29.doc