Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 30

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 30

Tiết :146 Tuần 30, Bài 29

 RÔ-BIN-XƠN

 NGOÀI ĐẢO HOANG

 Đi-phô

A . Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh , hiểu sâu và hình dung được cuộc sống gian khổ , tinh thần lạc quan của Rô-bin–xơnơmotj mình ngoài đảo hoang , bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật .

 Giáo dục học sinh thinh thần lạc quan vượt qua những hoàn cảnh khó khăn , sống lạc quan .

 Củng cố nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự .

B . chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.

2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .

C . Các bớc lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho truyện ngắn của mình là “ Những ngôi sao xa xôi” ? Nhân đề ấy gộich em cảm nhận gì ?

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16.4.08 
Ngày giảng :21.4.08
Tiết :146
 Tuần 30, Bài 29
 Rô-bin-xơn 
 ngoài đảo hoang
 Đi-phô 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh , hiểu sâu và hình dung được cuộc sống gian khổ , tinh thần lạc quan của Rô-bin–xơnơmotj mình ngoài đảo hoang , bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật .
 Giáo dục học sinh thinh thần lạc quan vượt qua những hoàn cảnh khó khăn , sống lạc quan .
 Củng cố nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự . 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên cho truyện ngắn của mình là “ Những ngôi sao xa xôi” ? Nhân đề ấy gộich em cảm nhận gì ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Hàng ngày , trong cuộc sống đời thường , các em luôn sống , học tập và sinh hoạt vui chơi cùng với gia đình , bạn bè , thầy cô . Hãy thử hình dung trong một hoàn cảnh bất thường , bất khả kháng , em phải tách mình ra khỏi môi trường sống quen thuộc để một mình sống giữa hòn đảo hoang vu giữa biển khơi xa lạ , cát đứt mọi quan hệ với xã hội khoảng một tuần hoặc một tháng , lúc đó em sẽ sống ra sao ? Em sẽ nghĩ gì ? Nhân vật chính của Đi phô khi ấy mới 27 tuổi . Và anh đã kiên cường vượt qua hơn 28 năm cho đến ngày trở về quê hương khi đó anh đã 55 tuổi . Thật đáng khâm phục biết bao ! Từ một thanh niên đẹp trai , lich sự , hào hoa , sau hơn 10 năm vật lộn với cuộc sống một mình trên đảo , Rô-bin-xơn đã trở thành người đàn ông trung niên như thế nào ? 
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : giọng trầm tĩnh , vui vui , pha chút giễu cợt 
Gv cùng học sinh đọc toàn bộ đoạn trích
? Dựa vào phần chú thích sao nêu nhữnh hiểu biết của em về tác giả - tác phẩm ? 
Gv mở rộng về tác giả - tác phẩm 
? Văn bản được viết theo thể loại nào ? 
Viết theo phương thức biểu đạt nào ? 
Miêu tả kết hợp với tự sự 
? Nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm có phải chính nhà văn Đi-phô không ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Với cách chọn ngôi kể thứ nhất , để nhân vật xưng tôi lể lại câu chuyện phiêu lưu của mình , nhà văn có điều kiện nhập thân rất sâu vào thế giới bên trong của nhân vật . Tuy vậy không thể đồng nhất giữa Rô-bin-xơn và Đi-phô để cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết tự truyện hoặc đây là doạn tiểu sử của nhà văn đã được tiểu thuyết hoá , mặc dù họ có không ít những điểm tương đồng . 
? Quan sát vào văn bản và cho biết văn bản chia làm mấy phần ? 
Học sinh dựa vào văn bản chia đoạn 
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
? Nhân vật Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung bản thân mình như thế nào ? 
 Nhân vật Rô-bin-xơn tự cảm nhận về chân dung mình khi anh hình dung mình đang đI dạo trên quê hương nước Anh và gặp gỡ đồng bào mình . Thái độ hoảng sợ hoặc cười sằng sặc chứng tỏ bộ dạng của anh kì lạ , quái đản , tức cười . Nhìn anh người ta ngạc nhiên đến mức sợ hãi 
? Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì ? 
Chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn khắc nghiệt nơi đảo hoang mà Rô-bin-xơn đã trải qua hơn mười năm buộc anh phải ăn vận như vậy để tồn tại , mặt khác đoạn văn dầu hé lộ giọng dí dỏm , hài hước , tự giễu mình của nhân vật . 
? Tìm những chi tiết miêu tả về trang phục của Rô-bin-xơn ? 
? Tìm những chi tiết miêu tả trang bị của Rô-bin-xơn ? 
? Có gì khác thường trong trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn ? Từ đó em hình dung như thế nào về cuộc sống của Rô-bin-xơn ? 
Tất cả đều làm bằng da dê . Ta có thể hình dung trên hòn đảo này có rất nhiều dê rừng . May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng và đạn ghém . Nhờ có những thứ đó mà Rô-bin-xơn duy trì được cuộc sống trong bao nhiêu năm bằng cách săn bắn dê để làm trang phục . Sau này chàng còn chồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy cả dê về nuôi cho chúng sinh sản.
? Từ đó em có nhận xét gì về cách miêu tả trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn ? 
? Qua đó em nhận xét gì về trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn ? 
? Vì sao Rô-bin-xơn phải tự tạo trang phục trang cho mình như vậy ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Phải tự tạo cho mình trang phục và trang bị như vậy là để thích nghi với hoàn cảnh sống . Một mình sống giữa thiên nhiên hoang dã , phải lấy vật liệu của thiên nhiên để thích ứng với thời tiết nóng ẩm , nắng lắm mưa nhiều .
? Việc này cho thấy Rô-bin-xơn là người như thế nào ? 
Gv bình : Quả thật , thời gian và lao động đã nuôi dương và cải tạo con người thật kì diệu . Trong lao động , qua lao động và bằng lao động anh đã sống và trưởng thành . Từ ột chàng trai quí tộc vụng về lóng ngóng anh đã trở thành người thợ khéo tay làm đủ mọi nghề : thợ lặn , thợ xây , làm bánh vắt sữa, người thuần dê và chăn nuôi gia súc . Vấn đề ở chỗ Rô-bin-xơn luôn có ý thức tạo dựng cho mình một cuộc sống đàng hoàng , có văn hoá . Trong hoàn cảnh rất khó khăn , thiếu thốn , vẫn tìm mọi cách để sống như một con người . Anh tự hào trò chuyện với chúng ta : “ Các bạn thử nghĩ , một mình trên đảo vắng mà bữa sáng có sữa tươi , bữa ăn hàng ngày có bánh mì , bánh bột gạo tẻ , thịt dê , trứng rùa , bơ và pho mát ; tráng miệng thì các thứ hoa quả : nho tươi , nho khô  thiết tưởng bữa ăn thịnh soạn chẳng kém gì ở những khách sạn bình thường ở nơi thành phố lớn” 
? Diện mạo của Rô-bin-xơn được khắc hoạ qua những chi tiết nào ? 
? Theo em tại sao tác giả lại chú đặc tả hai chi tiết trên ? 
Có lẽ vì đây là hai nét thay đổi nổi bật nhất , dễ nhận ra nhất trong thời gian mười năm sống trên đảo . Vì Rô-bin-xơn không thể nhìn thấy rõ mặt mình trong gương nên anh chỉ có thể hình dung khuôn mặt mình như thế . Và như thế cũng đủ khắc hoạ bức chân dung của vị chúa đảo rồi . 
? Điều đó cho thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo như thế nào ? 
? Nhận xét về giọng điệu trần thuật trong văn bản ? Từ đó em hiểu gì về con người Rô-bin-xơn đằng sau bức chân dung ấy ? 
? Thử đặt địa vị em là Rô-bin-xơn , nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy em sẽ hành động và xử trí như thế nào ? 
Học sinh tự bày tỏ ý n\kiến của mình 
Hoạt động 3: Tổng kết –ghi nhớ 
? Em cảm nhận được gì khác thường và điều gì phi thường ở nhân vật Rô-bin-xơn ? 
Khác : xa lạ với dáng vẻ bề ngoài 
Phi thường : nghị lực và lòng tự tin mãnh liệt ở bản thân 
? Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc biệt ? 
Kể bằng miêu tả kết hợp với biểu cảm , giọng nhẹ nhàng , hóm hỉnh khôi hài 
? Tác dụng của cáh kể này ? 
Vừa vẽ chân dung nhân vật , vừa gợi hiện thực cuộc sống , vừa bộc lộ cảm xúc , thái độ của người kể . 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
I . Đọc tìm hiểu chú thích 
1 . Đọc .
2 . Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả : Đi-phô ( 1660- 1731) là nhà văn nổi tiếng ở Anh 
b. Tác phẩm : sáng tác năm 1719dưới hình thức tự truyện .
c . Thể loại : tiểu thuyết 
II . Tìm hiểu bố cục .
- Văn bản chia làm 3 phần 
+ Phần 1 : Từ đầu -> như dưới đây 
: Cảm giác chung khi tự ngắm bản thân và bộ dạng chính mình 
+ Phần 2 : Tiếp đến bên khẩu súng của tôi : trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn 
+ Phần 3 : còn lại : Diện mạo của Rô-bin-xơn .
III. Tìm hiểu văn bản .
1 . Trang phục và trang bị của vị chúa đảo . 
* Trang phục .
- Mũ : làm bừng da dê
- áo : bằng tấm da dê , dài chứng bắp đùi 
- Quần loe bằng da dê 
- Tự tạo đôi ủng kì cục 
* Trang bị .
- Thắt lưng rộng bản bằng da dê 
- Cưa, rìucon , đai da , túi đựng thuốc súng , đạn ghém cũng bằng da dê 
- Đeo gùi , khoác súng , chiếc dù lớn bằng da dê. 
=> Cách miêu tả rất chi tiết tỉ mỉ : hình dáng chất liệu , công dụng bằng ngôn ngữ dí dỏm hài hước . 
 Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn rất kì quặc , lạ lùng và nực cười 
- Đó là kết quả của óc sáng tạo và đôi tay khéo léo , khong khuất phục trước hoàn cảnh của chàng trai quả cảm 
2 . Diiện mạo của Rô-bin-xơn 
- Màu da : khong đến nỗi đen lắm 
- Râu ria lúc để dài đến hơn gang tay nhưng sau đó cắt đi khá gọn , ..
->Cuộc sống khắc nghiệt , gian khổ nhưng ânh vẫn lạc quan yêu đời , không đánh mất hi vọng về cuộc sống 
Giọng văn dí dỏm khôi hài , Rô-bin-xơn là người không để thiên nhiên khuất phục mà anh đã khuất phục thiên nhiên , sống lạc quan không tuyệt vọng , không ngừng vươn lên làm chủ hoàn cảnh . Đó là bức chân dung của con người kiêu hành tự hào .
IV. Ghi nhớ (SGK) 
4 . Củng cố : Gv củng cố nội dung và nghệ thuật của bài 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : Tổng kết về ngữ pháp 
 Chú ý ôn lại tất cả các nối dung đã học về phần ngữ pháp .
 ---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18.4
Ngày giảng :23.4.08
Tiết :147+148
 Tuần 30, Bài 29
Tổng kết vể ngữ pháp 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh hệ thống hoá kiến thức về từ loại bao gồm trong các việc cụ thể sau : thực hành nhận diện ba từ loại lớn : danh từ , động từ , tính từ thông qua ba tiêu chuẩn : ý nghĩa khái quát , khả năng kết hợp , chức vụ cú pháp .
 Hệ thống hoá kiến thức về cụm từ chính phụ với ba kiểu cụ thể là cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ . Nắm được cấu tạo chung của từng cụm từ và nhận biết cụm từ trong ngữ điệu cụ thể . 
 Rèn luyện kĩ năng thực hành nhận biết cụm từ , nhận biết từ loại và vận dụng khi tạo lập văn bản 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hỏi văn bản .
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động .
Để hệ thống hoá kiến thức về từ laọi và cụm từ chúng ta cùng nhau tổng kết về ngữ pháp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập tổng kết . 
Học sinh đọc bài tập 1 SGK và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (NN) 
Đại diện các nhóm trình bày theo bảng cô giáo đã lập sẵn 
Gv nhận xét bổ sung 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
Gv yêu cầu học sinh lập bảng hệ thống từ loại và sau đó điền từ thích hợp 
Học sinh làm bài – trình bày 
Gv nhận xét – sửa chữa – bổ sung 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 3 
Học sinh làm bài – trình bày 
Gv nhận xét kết luận 
Gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập bảng tổng hợp khả năng kết hợp của động từ , danh từ , tính từ . 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài trình bày .
Gv nhận xét – sữa chữa – bổ sung 
Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv yêu cầu học sinh lập bảng tổng kết về các từ loại khác 
Học sinh thảo luận nhóm (NL)
Đại diện các nhóm trình bày nộp báo cáo 
Gv nhận xet sữa chữa , bổ sung 
A. Từ loại .
I . Danh từ , động từ , tính từ . 
Bài 1 
Danh từ 
Động từ 
Tính từ 
Lần 
Cái lăng 
Làng 
ông giáo 
Đọc 
Nghĩ ngợi 
Phục dịch 
Đập 
Hay 
Đột ngột 
Sung sướng 
Phải
Bài tập2
Danh từ 
Động từ 
Tính từ 
những cái lăng 
một ông giáo 
một lần 
các làng 
đã đọc 
hãy phục dịch 
vừa nghĩ ngợi 
đã đập
rất hay 
rất đột ngột 
rất phải 
rất sung sướng 
Bài tập 3
- Danh từ có thể đứng sau : những, các, một 
- Động từ có thể đứng sau :hãy , đã , vừa 
- Tính từ có thể đứng sau : rất , hơi , quá 
Bài tập 4 .
Bài tập 5 
a. Tròn : là tính từ ở đây nó được dùng như động từ .
b. Lí tưởng : là tính từ ở đây được dùng như danh từ . 
c. Băn khoăn : là tính từ được dùng như danh từ . 
II . Các từ loại 
Bài tập 1 .
Số từ 
Đại từ 
Lượng từ 
Chỉ từ 
Phó từ 
Quan hệ từ 
Trợ từ 
Tình thái từ 
Thán từ 
- Ba 
- Năm 
- Tôi 
- Bao nhiêu 
- Bao giờ 
- Bấy giờ 
-Những 
- ấy 
- Đâu 
Đã 
Mới 
Đã 
Đang 
ở 
Của 
Nhưng 
Như 
Chỉ 
Cả 
Ngay 
Chỉ 
Hả 
Trời ơi 
Học sinh đọc bài tập 2 và nêu câu của bài tập học sinh làm bài trình bày 
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đặt câu có những từ loại này .
Vd : Anh mới đến đấy à ? 
Bạn không nhận ra tôi ư ? 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh làm bài tập 
Gv nhận xét – kết luận 
Gv yêu cầu học sinh vẽ mô hình về cụm danh từ .
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
Học sinh làm và trình bày 
Gv nhận xét – kết luận 
Gv yêu cầu học sinh vẽ mô hình cụm động từ 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
Học sinh thảo luận 
Gv nhận xét – kết luận 
Bài tập 2 .
- Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là : à , ư , hử , hả , chúng thuộc loại tình thái từ 
B . Cụm từ 
Bài tập 1 .
a. ảnh hưởng , nhân cách , lối sống là phần trung tâm của cụm danh từ in đạm . Các dấu hiệu là những cụm từ đứng trước : những , một ,một 
b . Ngày ( khởi nghĩa ) . Dâú hiệu là những
c. Tiếng ( cười nói) . Dấu hiệu có thể thêm những vào trước . 
Phụ trước 
Trung tâm 
Phụ sau 
Tất cả , những 
Một 
Một 
ảnh hưởng 
nhân cách 
lối sống 
Quốc tế đó 
rất Việt Nam
rất bình dị  
Bài tập 2 
đến , chạy , ôm : là phần trung tâm củacụm động từ . Dấu hiệu là đã , sẽ , sẽ 
b. lên (cải chính ) là phần trung tâm của cụm động từ .Dấu hiệu là từ vừa .
Phụ trước 
Trung tâm 
Phụ sau 
đã 
sẽ 
đến 
chạy 
gần anh 
vào lòng anh 
Bài tập 3
Việt Nam , bình dị , Việt Nam , phương Đông , mới , hiện đại : là phần trung tâm của các cụm từ in đậm . 
êm ả . Dấu hiệu có thể thêm vào phía trước
Phức tạp , phong phú , sâu sắc . Dấu hiệu có thể thêm rất vào phía trước . 
4. Củng cố .
 Gv củng cố nội dung toàn bài 
5. Hướng dẫn học bài 
 Học kĩ bài 
 Soạn : + luyện tập ghi biên bản 
 + Đọc chú ý hệ thống câu hỏi .
 -----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 20.4.08
Ngày giảng :24.4.08
Tiết :149
 Tuần 30, Bài 29
Luyện tập viết biên bản 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách làm biên bản .
 Biết viết một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng . 
 Rèn luyện lập biên bản theo yêu cầu về nội dung nhất định . 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Bài soạn SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm và bố cục phổ biến của biên bản . 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Để củng cố những tri thức học sinh đã tích luỹ ở tiết trước và vận dụng những tri thức để hoàn thiện năng lực viết biên bản thông dụng chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
GV hướng dẫn học sinh ôn luyện lí thuyết về viết biên bản . 
Gv gọi học sinh trả lời . Mỗi học sinh trả lời một ý . 
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học sinh đọc lại nội dung ghi chép 
? Nội dung ghi chép đã nêu đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa ? cầ bổ sung những gì ? Học sinh dựa vào hiểu biết trả lời 
Gv nhận xét – kết luận 
Nội dung ghi chép chưa đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản .
- Bổ sung : 
+ Quốc hiệu 
+ Địa điểm – thời gian 
+ Tên biên bản 
+ Thủ tục kí xác nhận 
? Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không ? cần sắp xếp lại như thế nào ? 
Học sinh trả lời 
Gv nhận xét – kết luận – ghi bài 
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn khôi phục biên bản hội nghị theo bố cục vừa tìm 
Học sinh làm bài và trình bày 
Gv nhận xét sữa chữa bổ sung .
( Ghi lại phần mở đầu , các mục lớn trong phần nội dung , phần kết thúc ) 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
GV yêu cầu học sinh làm bài – trình bày 
Gv nhận xét sữa chữa bổ sung 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 
Học sinh thảo luận 
Nhóm 1 + nhóm 2 : Bài tập 3
Nhóm 3 + nhóm 4 : Bài tập 4
Đại diện nhóm trình bày 
Gv nhận xét sữa chữa , bổ sung 
( Gv phát phiếu học tập cho học sinh biên bản có mẫu ) 
Học sinh điền vào mẫu 
I . Ôn tập lí thuyết . 
II. Luyện tập 
1 . Bài tập 1 
Quốc hiệu , tiêu ngữ 
Địa điểm , thời gian 
Tên biên bản 
Thành phần tham dự 
Diễn biến và kết quả hội nghị 
Thời gian kết thúc , thủ tục xác nhận .
* Phần đầu : 
+ Quốc hiệu , tiêu ngữ 
+ Địa điẻm thời gian 
+ Tên biên bản 
+ Thành phần tham dự 
* Phần nội dung : diễn biến , kết quả của sự việc .
1. Cô Lan khai mạc , nêu yêu cầu nội dung hội nghị .
2. Bạn Huệ lớp trưởng báo cáo sơ lược tình hình học tập môn ngữ văn .
3. Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm 
+ Báo cáo kinh nghiệm của bạn Thu Nga 
+ Báo cáo kinh nghiệm của bạn Thuý Hà 
4. Tập thể lớp trao đổi bổ sung , đề ra chỉ tiêu phấn đấu 
5. Cô Lan tổng kết 
* Phần kết thúc 
+ Thời gian kết thúc 
+ Thủ tục kí xác nhận 
Bài tập 2 
Bài tập 3+4
Trường THCS Bản Phiệt Cộng hoà xã .
Lớp 9a Đọc lập 
 Biên bản
 Bàn giao nhiệm vụ trực tuần 
Hôm nay , ngày tháng năm .Tại đã tiến hành bàn giao nhiệm vụ trực tuần giữa ( bên giao ) và (bên nhận ) 
I . Thành phần tham dự 
1 . Bên giao 
2 Bên nhận 
3 Chủ toạ 
4 . Thứ kí . 
II . Nội dung bàn giao 
Lớp đã tiến hành bàn giao tài sản cho lớp với nội dung sau : 
- Ban giao công tác vệ sinh khuôn viên trường lớp .
- Bàn giao công việc theo dõi mọi hoạt động chung của nhà trường .
Bàn giao sổ trực tuần 
 Kể từ ngày  tháng  năm  nhiệm vụ trực tuần do lớp chịu trách nhiệm quản lí 
 Biên này lập thành 03 bản có giá trị như nhau 
+ Bên giao dữ một bản 
+ Bên nhận dữ một bản 
+ Lưu văn phòng hiệu trưởng một bản . 
Họ tên chữ kí bên giao Họ tên chữ kí 
Họ và tên chủ toạ Họ và tên thứ kí
4. Củng cố : GV yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm và bố cục biên bản 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : Hợp Đồng 
 Đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK 
 Đọc kĩ bài tập SGK 
Ngày soạn: 21.4.08
Ngày giảng :26.4.08
Tiết :150
 Tuần 30, Bài 29
 Hợp Đồng 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh nắm được đặc điểm , mục đích và tác dụng của hợp đồng
 Biết cách viết hợp đồng : các mục chính cần có: bố cục thao tác trình bày của hợp đồng . 
 Có ý thức cẩn trọng khi khi soạn thảo hợp đồngvà có ý thức trách nhiệm với với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã đựơc thoả thuận và kí kết B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Bài soạn SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm và bố phổ biến của biên bản . 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt đồng 1 : khởi động 
Trong thực tếcuộc sống chúng ta có rất nhiều mối quan hệ . Thhông qua các mối liên hệ chúng ta có thể hợp tác làm ăn  Vậy để hợp tác hai bên cùng nhau lập một văn bản . Đó là văn bản gì ? chúng ta cùng nhau học bài hôm nay .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
? Em hiểu thế nào là hợp đồng ? (hợp đồng có nghĩa là gì ? ) vì sao phải cần hợp đồng ? 
Học sinh trả lời – Gv khái quát nhận xét 
Hợp đồng : sự thoả thuận giao ước giữa hai hay nhiều bên qui định các quyền lợi , nghĩa vụ của các bên tham gia 
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì ? 
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào ? 
Học sinh trả lời – Gv nhận xét 
Gv yêu cầu học sinh kể tên một số tên hợp đồng 
Ví dụ : Hợp đồng kinh tế . Hợp đồng lao động 
? Từ việc tìm hiểu câu hỏi trong phần bài tập , hãy nêu nhận xét về dặc điểm của hợp đồng ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào văn bản SGK 
Yêu cầu học sinh đọc bài tập SGK Học sinh thảo luận (NL) 
+ NHóm 1: phần mở đầu 
+ Nhóm 2 : phần nội dung 
+ Nhóm 3 : phần kết bài 
Đại diện các nhóm báo cáo 
GV nhận xét bổ sung 
Yêu cầu học sinh chỉ phần nội dung ( từ đâu đến đâu ) 
Gv yêu cầu nhóm 3 báo cáo 
Gv nhận xét – bổ xung 
? Lời văn trong hợp đồng phải như thế nào ? 
? Em nhận xét về bố cục phổ biến của hợp đồng ? 
? Nhận xét về lời văn trong văn bản hợp đồng ? 
?Nêu đặc điểm và cách làm văn bản hợp đồng ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK 
Học sinh làm bài 
GV nhận xét – Kết luận 
GV hướng dẫn học sinh về nhà llàm 
I . Đặc điểm của hợp đồng .
1 . Bài tập ( văn bản SGK) 
a. Vì đó là văn bản có tính pháp lí , nó là cơ sở để các tập thể , cá nhân làm việc theo qui định của pháp luật .
b. Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nahu 
c. Cần pahi ngắn gọn , rõ ràng , chính xác chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật .
2 . Nhận xét .
 Hợp đồng là loại văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thảo luận về trách nhiệm , nghĩa vụ , quyền lợi của hai bên tham gia , nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết 
II. Cách làm hợp đồng 
1 . Bài tập 
* Phần mở đầu : 
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ 
+ Tên hợp đồng 
+ Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng 
+ Thời gian địa điểm kí hợp đồng
+ Đơn vị , các nhân , chức danh , địa chỉ ..của các bên tham gia kí hợp đồng 
* Phần nội dung
+ Các điều khoản cụ thể .
+ Cam kết của hai bên kí hợp đồng 
* Phần kết thúc 
 Đại diện các bên kí ghi rõ chức danh , họ tên và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên ( nếu có ) 
* lời văn : chính xác chặt chẽ , không chung chung mơ hồ . 
2 . Nhận xét 
- Ba phần : 
+ Phần mở đầu 
+ Phần nội dung 
+ Phần kết thúc 
- Lời văn rõ ràng , chặt chẽ , đơn nghĩa
Ghi nhớ (SGK) 
III . Luyện tập 
Bài tập 1 
- Các tình huống cần viết hợp đồng : b, c, e, 
Bài tập 2 
4 . Củng cố : Nêu đặc điểm và cách làm văn bảnm hợp đồng 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học kĩ bài 
 soạn : Bố của Xi-mông 
 Chú ý hệ thống câu hỏi SGK 
 Đọc trả lời câu hỏi .
 --------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_30.doc