Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 32

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 32

Tiết :156 Tuần 32, Bài 31

 CON CHÓ BẤC

 ( Trích : tiếng gọi nơi hoang dã )

 ( G.lân đơn)

A . Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh thấy đựơc nhà văn G.lân đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này , đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó

 Bồi dưỡng lòng yêu thương loài vật

 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó , đặc biệt là con chó Bấc của nhà văn Mĩ G.lân đơn .

B . chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.

2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hiểu văn bản .

C . Các bớc lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ :

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :156
 Tuần 32, Bài 31
 Con chó bấc 
 ( Trích : tiếng gọi nơi hoang dã ) 
 ( G.lân đơn) 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh thấy đựơc nhà văn G.lân đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong bài văn này , đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó 
 Bồi dưỡng lòng yêu thương loài vật 
 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật những con chó , đặc biệt là con chó Bấc của nhà văn Mĩ G.lân đơn .
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan.
2 . Học sinh : Các nội dung trong phần đọc hiểu văn bản .
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv yêu cầu học sinh kể tên một tác giả , tác phẩm thuộc nền văn học Mĩ mà em biết 
Học sinh kể tên – GV chuyển lời : 
Nước Mĩ có một nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc . Năm lớp 8 , chúng ta đã làm quên vớikiệt tác Chiếc lá cuối cùng của Ơ hen ri , nhà văn Mĩ thế kỉ XI Xthì giờ đây ta đến với G.lân đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết : Tiếng gọi nơi hoang dã lấy đề tài từ cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ với nhân vật trung tâm con chó Bấc . 
Hoạt động 2 : Đọc – tìm hiểu văn bản 
Gv yêu cầu học sinh đọc : giọng đọc tình cảm 
Gv gọi 2-3 học sinh đọc 
Gv yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào SGK nêu những nét cơ bản về tác giả tác phẩm ? 
Học sinh chú ý vào SGK – trả lời 
Gv nhận xét kết luận 
Gv mở rộng về tác giả tác phẩm 
GV cung cấp cho học sinh về thể loại
? Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần 
? Căn cứ vào độ dài ngắn mỗi phần , xét xem ở đây , nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phia nào ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào phần đầu của văn bản 
? Giới thiệu khái quát về lai lịch của Bấc ? 
 Thooc tơn , thật ra không phải là ông chủ đầutiên của Bấc . Trước anh , Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ , cô cậu giàu có và cũng nhân hậu như nhà thẩm phán Mi tơ rồi bị bắt cóc , bị mua đi bán lại cho những ông chủ khô khan hoặc tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở miền Bắc nước Mĩ giá lạnh . Nhưng chỉ riêng Thooc tơn với bản tính nhân hậu , hiếm có chẳng những cứu sống Bấc , đối xử với bấc thật tận tình , cho đến khi anh qua đời . Tác giả đã chứng minh anh không chỉ là ân nhân cứu mạng mà còn là ông chủ lí tưởng cua Bấc .
Chú ý vào phần hai của văn bản 
? Cách cư xử của Thooc tơn với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào ? 
? Em đánh giá như thế nào về tình cảm của Thooc tơn với Bấc ? Theo em liệu Thoóc tơn có phải là ông chủ thực sự lí tưởng của Bấc không ? 
Gv Bình : có thể nói Thooc tơn là ông chủ thực sự lí tưởng của Bấc anh coi nó như con đẻ của mình . Trong suy nghĩ , trong tình cảm dường như anh anh xem chúng như người bạn thân của anh cùng làm việc , cùng chịu đựng gian khổ để dạt mục đích cuộc đời 
? Nêu cảm nhận của em về tình cảm của Thooc tơn với Bấc ? Qua đây tác giả muốn đề cao điều gì ? 
Học sinh phát biểu cảm nghĩ 
Gv nhận xét – kết luận 
? Chi tiết “ Bấc tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất” cho thấy Bấc đã cảm nhận được gì từ tình cảm của Thooc tơn ? 
Tình yêu thương chân thật , nồng cháy của Thooc tơn dành cho Bấc 
Câu nói của Thooc tơn “ trời ơi đằng ấy dường như biết nói đấy!” thể hiện tình cảm ngạc nghiên , yêu thương vô hạn , nồng nàn của một ông chủ đối cới con chó yêu quí của mình . Cao hơn thế , thể hiện tình cảm của một con người đối với bạn bè thân thiết , của người cha đang yêu con , vỗ về khám phá ra đứa con của mình sao có thể thông minh , tình cảm và đáng yêu đến thế ! 
Gv yêu cầu học sinh chú vào cá đoạn còn lại 
? Tình cảm của Bấc đối với ông chủ biểu hiện qua những khgiá cạnh nào ? mTìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh ? 
? Đánh gí như thế nào về tình cảm của Bấc giành cho Thooc tơn ? 
? Hãy phân tích tình cảm đó của Bấc và nêu cảm nghĩ về Bấc ? 
Học sinh phân tích 
Gv nhận xét – phân tích bình luận 
? Có gì độc dáo trong cách kể chuyện của đoạn văn này ? 
? Điều ấy khiến cho tác giả có những nhận xét tinh tế , đi sâu vào tâm hồn thế giới loài vật như vậy ? 
? Qua cách kể chuyện của tác giả , tình yêu thương của Bấc được bộc lộ . Đó là tình yêu thương như thế nào ? 
Hoạt động 3 : tổng kết ghi nhớ 
? Từ chuyện kể về con chó Bấc . Em cảm nhận được những gì về tình yêu thương ? 
Học dinh thảo luận (NL) 
Đại diện ccs nhóm báo cáo 
Gv nhận xét – Kết luận 
? Em suy nghĩ gì về tình yêu thương từ kết thúc này ? 
Những gì tốt đẹp được xây cất từ tình yêu thương . Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin , cơ sở huỷ hoại những gì tốt đẹp nhất 
Gv khái quát rút ra ghi nhớ 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
I . Đọc – tìm hiểu chú thích .
1 . Đọc – tóm tắt .
2. Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả - tác phẩm 
- Tác giả : G.lân đơn ( 1878-1916) là nhà văn Mĩ 
- Tác phẩm : văn bản được trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi haong dã” 
b. Thể loại : tiểu thuyết 
II . Tìm hiểu bố cục .
Chia ba phần 
+ Phần 1 :đoạn 1 : phần mở bài 
+phần 2: đoạn 2: tình cảm của Thooc tơn với Bấc .
+ Phần 3 : Còn lại : Tình cảm của Bấc đối với Thooc tơn 
III. Tìm hiểu văn bản 
1 . Tình của Thooc tơn đối với Bấc . 
- Chăm sóc Bấc như con cái của mình 
+ Chào hỏi thân mật 
+ chuyện trò vui vẻ 
+ Túm chặt đàu Bấc dúi vào đầu mình , đẩy tới đẩy lui , rủa yêu 
+ Kêu lên trân trọng đằng ấy .
=> Thooc tơn giành tình cảm yêu thương , trân trọng Bấc như một người bạn 
-> Thooc tơn là người có tấm lòng nhân hậu , biết yêu thương và quí trọng loài vật 
2 . Tình cảm của Bấc đối với Thooc tơn 
- Cử chỉ và hành động 
+ Cắn vật vờ 
+ Nằm phục ở chân Thooc tơn hàng giờ , mắt háo hức quan tâm theo dõi trên nét mặt 
+ Nằm xa hơn quan sát 
+ Bám gót chân chủ 
- Tâm hồn 
+ Trước kia , chưa hề cảm nhận tình yêu nào như vậy 
+ Bấc không có gì vui bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy 
+ Nó tưởng như quả tim mình nhẩy ra khỏi lồng ngực 
+ không muốn rời thooc tơn một bước , lo sợ Thooc tơn rời bỏ 
 Tình cảm phong phú và đặc biệt sâu sắc vừa thương yêu vừa tôn trọng vừa kính ngưỡng , vừa biết ơn thần phục tuyệt đối 
* Tác giả đi sâu miêu tả tam lí nhân vật bằng nâng lực tưởng tượng tuyệt với của nhà văn .
=> Tình yêu của Bấc giành cho Thooc tơn giống như tình yêu thương của một con người : là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn , sâu sắc , quên mình và thuỷ chung 
IV . Ghi nhớ 
4 . Củng cố : GV củng cố toàn bài 
5 Hướng dẫn học bài : 
 Học kĩ bài . Soạn và đọc kĩ phần tiếng Việt , giờ sau kiểm tra . 
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :157
 Tuần 32, Bài 31
 Kiểm tra tiếng Việt 
A . Mục tiêu cần đạt . 
 Học sinh được ôn tập và ệ thống hoá các kiến thức tiếng việt đã học 
 Kiểm tra kĩ năng sử dung tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp 
B . chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Đề bài đã phô tô 
2 . Học sinh : 
C . Các bớc lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. Trắc nghiệm.(3điểm) 
Câu 1:Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D.
 Cho đoạn văn: “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. tôi có nghĩ đến cái chết. Nhng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai.”
1. Đoạn văn trên có mấy câu đơn?
A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu
2. Đoạn văn có mấy câu đặc biệt?
A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu
3. Đoạn văn có mấy câu nghi vấn?
A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu
4. Hai câu cuối liên kết với nhau bởi phép liên kết nào dới đây?
A. Từ đồng nghĩa trái nghĩa. B. Phép nối + phép lặp C. Phép lặp. D. Phép thế.
5. Đoạn văn tác giả sử dụng mấy số từ?
A. 2 số từ B. 3 số từ C. 5 số từ D. 6 số từ 
6. Đoạn văn tác giả đã sử dụng những thành phần biệt lập nào?
A. Tình thái + Cảm thán. B. Cảm thán + gọi đáp C. Cảm thán. D. Tình thái.
Câu 2: Hãy đánh dấu (x) vào câu chủ động và dấu (-) vào câu bị động 
Con chuột bị con mèo vồ 
Con mèo vồ con chuột 
Thầy giáo khen Nam 
Nam được thầy giáo khen 
B. Tự luận.
1. Đặt ba câu có thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập đó? (3 điểm)
2. Viết đoạn văn ngắn ( ít nhất 5 câu ), chủ đề trờng em. Chỉ rõ cấu tạo các câu? Các thành phần biệt lập (nếu có) ? Chỉ rõ các phép liên kết đợc sử dụng trong đoạn văn?( 4 điểm).
Đáp án- Thang điểm.
A. Trắc nghiệm.
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
B
B
C
D
B. Tự luận.
1 - Đặt được câu chuẩn về nội dung và hình thức - đạt 0,5 điểm.
 - Sử dụng và chỉ ra đượccác thành phần biệt lập trong mỗi câu - đạt 0,5 điểm.
2.- Viết đợc đoạn văn đúng chủ đề - đạt 1 điểm.
 - Phân tích được cấu tạo các câu- đạt 1 điểm.
 - Chỉ rõ các phép liên kết- đạt 1 điểm.
 - Sử dụng và chỉ rõ các thành phần biệt lập- đạt 1 điểm.
 4. HD học bài: ôn tập toàn bộ chương trình, chuẩn bị bài Luyện viết hợp đồng, theo câu hỏi SGK.
------------------------
S: 23/4/07. Ngữ văn Bài 31 Tiết 158.
G: 27/4.
Luyện viết hợp đồng
A. mục tiêu cần đạt: HS
- Củng cố về lí thuyết.
- Viết đợc hợp đồng thông dụng.
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn hợp đồng.
- Rèn luyện kĩ năng soạn hợp đồng.
B. Chuẩn bị: 
- GV bài soạn + tài liệu.
- HS soạn bài.
C. Các bớc lên lớp.
1. ổn định tổ chức 9a /30; 9b /26. 
 2. Kiểm tra bài cũ.
Hợp đồng là gì? Các mục chính của hợp đồng?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: khởi động.
- GV nêu yêu cầu luyện tập.
- Dẫn vào bài.
Hoạt động 2:
Nêu mục đích và tác dụng của hợp đồng?
- Là loại văn bản có tính pháp lí.
- Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện thoả thuận đã cam kết.
Trong các loại văn bản:Tờng trình, Biên bản, Báo cáo, Hợp đồng, loại văn bản nào có tính pháp lí?
- Hợp đồng, Biên bản.
Hợp đồng có những mục nào? Phần nội dung chính của hợp đồng trình bày dới hình thức nào?
- Ba phần: Mở đầu- Nội dung- Kết thúc.
- Phần nội dung trình bày dới hình thức các điều khoản.
Những yêu cầu về hành văn, số liệu của văn hợp đồng?
- Chính xác, chặt chẽ.
- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài, trình bày.
- Gv sửa chữa, bổ sung.
- HS đọc, xác định yêu cầu.
- GV hớng dẫn: căn cứ vào lí thuyết cấu tạo 3 phần của hợp đồng.
- HS viết bài, trình bày, GV sửa chữa bổ sung.
- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài.
- GV hớng dẫn: 
- Hs viết bài ở nhà.
- HS đọc, xác định yêu cầu.
- GV hớng dẫn: chọn một trong số những vấn đề để viết. Chú ý các điều khoản 2 bên thực hiện. Quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
I. Lí thuyết.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1(157)
a, Cách 1. c, cách 2.
b, Cách 2. d, Cách 2.
2. Bài tập 2(158)
- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 Hợp đồng thuê xe đạp
Thời gian, địa điểm.
Tên ngời thuê xe- địa chỉ- số CMTND.
- Nội dung: ghi lại các điều khoản về đối tợng cho thuê - định giá. Thời hạn cho thuê, giá tiền cho thuê. anhững đảm bảo về thời gian, về đối tợng.
- Phần kết thúc: kí, ghi rõ họ tên 2 bên.
3. Bài tập 3(158) 
 - Phần mở đầu viết nh thế nào?
- Tên hợp đồng là gì?
- Thời gian lao động .
- Công việc lao động phải làm.
- Mức lơng đợc hởng.
- Quyền lợi nghĩa vụ của ngời lao động.
- Quyền lợi nghĩa vụ của ngời thuê lao động.
- Phần kết thúc ta viết gì?
4. Bài tập 4(158).
 4. Củng cố: một số kĩ năng viết hợp đồng.
 5. HD học bài: hoàn thiện các bài tập, chuẩn bị bài Tổng kết văn học nớc 
 ngoài, theo câu hỏi SGK.
S: 23/4/07. Ngữ văn Bài 31 Tiết 159-160.
G: 28/4
Tổng kết phần văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt: HS
- Tổng kết, ôn tập những đơn vị kiến thức đã học về văn bản văn học nớc ngoài ở THCS .
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp khái quát.
B. Chuẩn bị:
- GV bài soạn + tài liệu.
- HS soạn bài.
C. Các bớc lên lớp.
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra đầu giờ( khô
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: khởi động.
Kể tên một số tác phẩm văn học nớc ngoài đã học?
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2. 
- HS thống kê, GV sửa chữa bổ sung.
1. thống kê các tác phẩm văn học đã học.
TT
Tên tác phẩm đoạn trích
Tác giả
Nớc
Thế kỉ
Thể loại
1
2
3
4
5 
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Lòng yêu nớc
Buổi học cuối cùng
Xa ngắm thác núi L
Phong Kiều dạ bạc
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Cô bé bán diêm
Đánh nhau với cối xay gió
Chiếc lá cuối cùng
Hai cây phong
Đi bộ ngao du
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
Cố hơng
Mây và sóng
Chó Sói và Cù trong thơ ngụ ngôn La- phông- ten
Những đứa trẻ
Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Bố của Xi-mông
Con chó Bấc
Eren bua
Đô -đê
Lí Bạch
HạTri Chơng
Lí Bạch
Đỗ phủ
Anđecxen
Xecvantec
ơhenry
Aimatôp
Ruxô
Molie
Lỗ Tấn
R. Ta- go
Ha- ten
Go- rơ- ki
Đi- phô
Mô- pa –xăng
Giắc- lơn- đơn
Liên Xô
Pháp
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Đan Mạch
Tây ban nha
Mĩ
Nga
Pháp
Trung Quốc
ấnĐộ
Pháp
Nga
Anh
Pháp
Mĩ
XX
XIX
VII
VII
VII
VII
XX
XX
XX
XVIII
XIX
XX
But kí CL
Truyện
Thơ
Thơ
Thơ
Thơ
Cổ thể
Truyện
T. thuyết
Truyện
Truyện
NLXH
Kịch
Truyện
Thơ
NLVC
T.thuyết
T. thuyết
Truyện
T.thuyết
Hãy kể lại một câu chuyện hoặc đọc một bài thơ mà em thích?
- HS kể lại truyện- đọc thơ.
Bộ phận văn học nớc ngoài có đặc điểm gì?
Phân tích một vài tác phẩm hoặc đoạn trích để chứng minh?
- HS thảo luận nhóm theo tổ – 7 phút.
- Báo cáo:
- Phân tích các tác phẩm tiêu biểu để chứng minh:
+ Chiếc lá cuối cùng -> quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh, sự ghẻ lạnh, phân biệt giàu nghèo của xã hội Mĩ.
+ Buổi học cuối cùng -> Nỗi đau khi đất nớc bị mất chủ quyền dân tộc, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng để giữ gìn độc lập dân tộc.
+ Xa ngắm thác núi L -> tình yêu quê hơng đất nớc.
+ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá -> Nỗi đau của nghệ sĩ và mơ ớc lớn lao thấm đậm tình ngời của nhà thơ.
vv
Bộ phận văn học nớc ngoài có tác dụng gì?
- Những hiểu biết về một số dân tộc trên thế giới: đời sống nhân dân ở các thời kì, quan niệm sống của họ.
- Phong tục tập quán của họ.
Chứng minh qua một số tác phẩm?
- Mây và Sóng -> tình mẫu tử thiêng liêng không gì đánh đổi đợc.
- Cố hơng -> tình yêu quê hơng đất nớc, yêu dân tộc, tìh yêu thơng con ngời.
- Con chó Bấc -> tình yêu thơng loài vật 
2. Đặc điểm vai trò của bộ phận văn học nớc ngoài.
- Mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều nớc, nhiều thời đại khác nhau. 
- Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích.
- Giúp ta bồi dỡng những tình cảm đẹp , yêu cái thiện ghét cái ác.
 4. Củng cố: Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về một tác phẩm văn học nớc ngoài mà em thích.
 5. HD học bài: ôn tập toàn bộ chơng trình. Chuẩn bị bài Bắc Sơn, theo câu hỏi 
 SGK.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_32.doc