Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra 1 tiết: Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra 1 tiết: Tiếng Việt

 A, MỤC TIÊU:

 Kiểm tra kiến thức về ngữ pháp, phần đã học và ôn tập.

 Củng cố kiến thức học sinh về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý, phép liên kết câu.

 B.ĐỀ BÀI :

I. Trắc nghiệm :

 Câu 1. Gạch dưới khởi ngữ trong câu sau:

 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn xa xăm !

 Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng khởi ngữ , gạch dưới khởi ngữ.

a. Ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào?

b. Mà ông , thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

c. Ông không thích nghĩ ngợi như thế.

d. Tất cả đều đúng.

 Câu 3. Trong câu Có lẽ vì khổ tâm đến nổi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi . Từ nào là thành phần tình thái

 a. Có lẽ. b. Vì khổ tâm. c. Đến nổi. d. Vậy thôi

 Câu 4. Câu “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.Có sử dụng thành phần nào dưới đây.(gạch dưới thành phần đó trong câu)

a. Thành phần gọi- đáp .

b. Thành phần cảm thán.

c. Thành phần tình thái.

d. Thành phần phụ chú.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra 1 tiết: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200 
 Tiết 157 Kiểm tra 1 tiết: Tiếng Việt
 A, Mục tiêu:
 Kiểm tra kiến thức về ngữ pháp, phần đã học và ôn tập.
 Củng cố kiến thức học sinh về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý, phép liên kết câu.
 B.Đề bài : 
I. Trắc nghiệm :
 Câu 1. Gạch dưới khởi ngữ trong câu sau:
 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn xa xăm !’’
 Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng khởi ngữ , gạch dưới khởi ngữ.
Ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào?
Mà ông , thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
Ông không thích nghĩ ngợi như thế.
Tất cả đều đúng.
 Câu 3. Trong câu ‘‘ Có lẽ vì khổ tâm đến nổi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi ’’. Từ nào là thành phần tình thái
 a. Có lẽ. b. Vì khổ tâm. c. Đến nổi. d. Vậy thôi
 Câu 4. Câu “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.’Có sử dụng thành phần nào dưới đây.(gạch dưới thành phần đó trong câu)
Thành phần gọi- đáp .
Thành phần cảm thán.
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
 Câu 5. Gạch dưới thành phần biệt lập(nếu có) 
 Thật đấy, chuyến này không được Độc Lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên 
 Câu 6. Câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn’’ được hiểu theo:
Nghĩa tường minh
Nghĩa hàm ý.
 II. Tự luận.
 Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ và phép liên kết câu trong đoạn trích sau .
 -Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ vẽ .Tôi đi đường này đã ba mươi năm.Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về nhiều hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này . (Lặng lẽ Sa-Pa, Nguyễn Thành Long)
 Câu 2: Viết một đoạn văn giới thiệu một tác phẩm truyện đã học, có sử dụng phép liên kết câu . Chỉ ra các phép liên kết đó. 
 C.HS làm bài , thu bài :
 D.Biểu điểm:
 I.Trắc nghiệm( 3 điểm):
 1.Còn mắt tôi; 2.Mà ông; 3.Có lẽ; 4.Phụ chú:Tôi nghĩ vậy; 5.Thật đấy; Cũng may. 6.Nghĩa hàm ý.
 II.Tự luận:
 Câu 1 (1 điểm): Họa sĩ-vẽ-họa sĩ-họa sĩ : lặp, liên tưởng.
 ở đấy :phép thế(Sa-Pa)
 Câu 2: Đoạn văn mạch lạc, ý không sai : 2 điểm.
 Sử dụng phép liên kết hợp lí. Mỗi phép liên kết 1,5 điểm (tối đa 4,5 điểm)
 E.Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tổng kết văn học nước ngoài.
 -Soạn bài: Bắc Sơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 157.doc