Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra một tiết phần ngữ pháp

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra một tiết phần ngữ pháp

A Trắc nghiệm : ( 5 đ )

Câu 1 Câu văn nào sau đây có sử dụng phó từ ?

A Cô ấy cũng có răng khểnh B Mặt em bé tròn như trăng rằm

C Da chị ấy mịn như nhung D Chân anh ta dài nghêu

Câu 2 Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ?

A Quan hệ thời gian, mức độ B Sự tiếp diễn tương tự

C Sự phủ định, cầu khiến D Quan hệ trật tự

Câu 3 Trong câu văn “ Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên” có bao nhiêu phép so sánh ?

A Một B Hai C Ba D Bốn

Câu 4 So sánh liên tưởng nào không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ?

A Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con B Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn

C Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời

D Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu

Câu 5 Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất ?

A Sự vật được so sánh, từ so sánh,sự vật so sánh

B Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh

C Sự vật được so sánh,phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh

D Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra một tiết phần ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : 
Lớp
KIỂM TRA MỘT TIẾT
PHẦN NGỮ PHÁP
Điểm
A Trắc nghiệm : ( 5 đ ) 
Câu 1 Câu văn nào sau đây có sử dụng phó từ ?
A Cô ấy cũng có răng khểnh B Mặt em bé tròn như trăng rằm 
C Da chị ấy mịn như nhung D Chân anh ta dài nghêu 
Câu 2 Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ? 
A Quan hệ thời gian, mức độ B Sự tiếp diễn tương tự 
C Sự phủ định, cầu khiến D Quan hệ trật tự 
Câu 3 Trong câu văn “ Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên” có bao nhiêu phép so sánh ? 
A Một B Hai C Ba D Bốn 
Câu 4 So sánh liên tưởng nào không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ? 
A Mặt trăng to tròn như chiếc mâm con B Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn 
C Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời 
D Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu 
Câu 5 Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất ? 
A Sự vật được so sánh, từ so sánh,sự vật so sánh
B Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh 
C Sự vật được so sánh,phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh
D Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh 
Câu 6 Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào ? 
 Vì mây cho núi lên trời
 Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng
A Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật 
B Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động của vật 
C Trò chuyện xưng hô với vật như với người 
Câu 7 Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ? 
A Người cha mái tóc bạc B Bóng Bác cao lồng lộng
C Bác vẫn ngồi đinh ninh D Chú cứ việc ngủ ngon 
Câu 8 Hai Câu thơ sau đây thuộc kiểu hoán dụ nào ? 
Vì Sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh
A Lấy một bộ phận để gọi toàn thể B Lấy dấu hiệu của vật để gọi sự vật 
C Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
D Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 
Câu 9 Cho câu văn sau : Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào ? 
A Động từ B Cụm động từ C Tính từ D Cụm tính từ 
Câu 10 Trong những trường hợp sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn ? 
A Hoa cúc nở vào mùa thu B Chim én về theo mùa gặt 
C Tôi đi học, tôi còn bế em đi nhà trẻ D Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
B Tự luận ( 5 đ ) 
Câu 1 Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây ? 
A Bây giờ mận mới hỏi đào 
 Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? ( Ca dao )
B Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng 
 Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ( Ca dao )
C Chỉ có thuyền mới biết 
 Biển mênh mông nhường nào ( Xuân Quỳnh ) 
D Em Thấy cơn mưa rào 
 Ngập tiếng cười của bố ( Phan Thế Khải )
Câu 2 ( 3đ ) Đặt 6 câu trần thuật đơn có từ là . Trong đó 2 câu định nghĩa , 2 câu giới thiệu, 2 câu miêu tả 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra 1tiet lop 6.doc