Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

KIỂM TRA

THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

Ngày soạn: 08/12/09

Ngày dạy: 11/12/09

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của HS về tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học ở chương trình ngữ văn 9 HKI.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, viết đoạn văn phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc và tự giác trong khi làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm và tự luận.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 75 KIỂM TRA
THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ngày soạn: 08/12/09 
Ngày dạy: 11/12/09
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của HS về tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã học ở chương trình ngữ văn 9 HKI.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, viết đoạn văn phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức nghiêm túc và tự giác trong khi làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP: Trắc nghiệm và tự luận.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Ôn tập kĩ, giấy, bút..
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:
II. Bài cũ: 
III. Bài mới:
*Ma trận đề:
 Mức độ
Nội dung
Thông hiểu
Nhận biết
Vận dụng
Tổng số
TN
TL
TN
TL
Thấp
TL
Cao
TL
Thơ hiện đại
Câu 3
(0,25)
Câu4
(0,25)
Câu1
(0,25)
Câu2
(0,25)
Câu 5
(0,25)
5 câu
(1,25)
Truyện hiện đại
Câu 6
(0,25)
Câu 7
(0,25)
Câu 8
(0,25)
3 câu
(0,75)
Truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Câu1
((2,0)
Câu 2
(6,0)
2 câu
(8,0)
 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:(2 điểm).Chọn câu trả lời đúng
 Câu 1: Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B.Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
C.Đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ D. Cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
A. So sánh B. So sánh và ẩn dụ C. Hoán dụ D. Phóng đại và tượng trưng.
Câu 3: Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang ý nghĩa nào?
A.Ý nghĩa tả thực	B. Ý nghĩa tượng trưng.
C.Vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng
Câu 4: Những người lính lái xe ở chiến trường trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là những người như thến nào?
A. Lạc quan, vui vẻ, dũng cảm	B. Luôn luôn thiếu ngủ.
C. Thích phì phèo điếu thuốc.	 D. Nghiêm nghị, khắc khổ.
Câu 5: Người mẹ Tà-ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm có những tình cảm gì?
A. Yêu con thắm thiết 	 B. Nặng tình thương dân làng
C. Yêu quê hương, đất nước sâu sắc . 	D.Yêu con, thương dân làng, yêu đất nước
Câu 6: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân thể hiện ở những khía cạnh nào?
A. Nỗi nhớ làng da diết.	B. Đau đớn, tủi hổ khi nghe tin xấu về làng.
C. Sung sướng, hả hê khi tin làng được cải chính
D.Rời bỏ làng khi nghe tin làng theo giặc
Câu 7: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A. Ông Sáu.	 B. Bé Thu 	 C. Người bạn ông Sáu D. Tác giả.
Câu 8: Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
A. Tự giới thiệu về mình.
B. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
C. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
D. Được tác giả miêu tả trực tiếp.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6điểm)
Câu 1: Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
 (1 điểm).
Câu 2: (7,0 điểm): Sau khi học xong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm.(2điểm)
1A (0,5), 2B (0,5), 3C (0,5), 4A (0,5), 5D (0,5), 6A,B,C (0,5), 7C (0,5), 8B (0,5)
II.Phần tự luận.(8 điểm)
Câu 1: (1 điểm): Truyện ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ ,âm thầm cống hiến cho đất nước 
Câu 2: (7điểm): Bài viết có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần –Trình bày và có phân tích rõ các ý sau:
* Nhân vật bé Thu: 
- Là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh:
+ Dứt khoát không nhận ông Sáu là cha
+ Không hề đáng trách mà có phần đáng yêu.
+ Phản ứng tâm lí là hoàn toàn tự nhiên.
- Tình cảm mà bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường => gây xúc động trong lòng người đọc để lại ấn tượng sâu sắc.
* Về tình cảm cha con trong chiến tranh: 
- Tình cảm cha con có những xa cách nhưng rất thiêng liêng, sâu sắc.
- Người đọc xúc động về tình cảm của họ.
* Điểm 7: Hình thức trình bày sạch sẽ, viết chữ đẹp, bố cục mạch lạc, rõ ràng. Nội dung viết đúng chủ đề, sáng tạo, văn viết có hình ảnh.
* Điểm 5-6: Hình thức trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, văn viết đúng chủ đề. Có thể mắc lỗi chính tả từ 3-5 lỗi.
* Điểm 3-4: Hình thức chưa được sạch sẽ, văn viết có ý, , mắc lỗi chính tả từ 5 lỗi trở lên.
* Điểm 1-2: Chữ viết câu thả, văn viết còn chung chung, chưa rõ ý .
IV. Củngcố:
GV thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS
V. Dặn dò:
- Xem lại các kiến thức đã học để rút kinh nghiệm cho bài làm sau
- Chuẩn bị bài: Cố hương
+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
+ Đọc và tóm tắt truyện.
+ Tìm hiểu ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, tâm trạng của nhân vật (tôi) trong những khoảng thời gian khác nhau: trên đường về quê, trong những ngày ở nhà, trên đường rời quê.
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet tho va truyen hien dai.doc