Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa pa (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa pa (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

-Tiếp tục giúp hs tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện

-Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật

-Giáo dục thái độ ,tình cảm đúng đắn đối với lao động và người lao động

B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 66)

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Tóm tắt ngắn gọn truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa pa (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 67 LẶNG LẼ SA PA 
(tiếp theo)
Ngày soạn:28/11/09 
Ngày dạy:01/12/09
A. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục giúp hs tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện
-Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật
-Giáo dục thái độ ,tình cảm đúng đắn đối với lao động và người lao động
B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 66)
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Tóm tắt ngắn gọn truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (30’) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
* Cho HS đọc lại đoạn đầu.
? Theo em, cách giới thiệu và miêu tả nhân vật chính của tác giả có gì đặc biệt?
- Không xuất hiện từ đầu câu chuyện mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát với các nhân vật khác, chỉ đủ để họ kịp có một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung’ về anh rồi lại khuất lấp trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi rừng Sa Pa.
? Theo lời kể của anh, ta biết được anh làm công việc gì? trong hoàn cảnh như thế nào?
? Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì? Vì sao?
? Nhưng vì sao trong hoàn cảnh ấy, anh vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui, sống khoẻ ?
? Trong cuộc gặp gỡ với ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, ta còn thấy ở anh có những nét đẹp nào về phẩm chất ?
? Tóm lại, nhân vật anh thanh niên có những nét đẹp nào đáng ghi nhận?
- Ngoài những phẩm chất trên, anh còn cho rằng những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, còn có những người khác đáng khâm phục, đáng được vẽ chân dung hơn mình.
? Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò như thế nào trong truyện?
- Tuy không phải là nhân vật chính những có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả.
? Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên?
? Ông suy nghĩ gì về nghề nghiệp, về nghệ thuật, về cuộc sống con người?
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã để lại ấn tượng gì trong cô kĩ sư?
? Vai trò của nhân vật này trong dụng ý nghệ thuật của tác giả?
? Nhân vật bác lái xe có vai trò như thế nào trong câu chuyện?
* Truyện có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp.
? Những nhân vật đó có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác giả?
* HS trả lời.
?Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì? Qua đó em cảm nhận được điều gì?Ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là gì
* GV nhấn mạnh, cho HS đọc ghi nhớ.
2. Phân tích:
a) Tình huống truyện:
b) Nhân vật anh thanh niên:
- một mình trên núi cao , làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu với nhiệm vụ: đo gió, đo mây, đo mưa..., lấy con số, báo về...
-> Hoàn cảnh sống và làm việc gian khổ, cô độc, nhưng anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ.
- Ý thức về tầm quan trọng của công việc:
+ Say mê với nghề, hiểu được ý nghĩa công việc.
+ Tìm thấy niềm vui trong cuộc sống
+ Sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp và chủ động.
- Nét tính cách và phẩm chất đáng quý: cởi mở, chân thành, hiếu khách, khiêm tốn
c) Các nhân vật khác:
* Nhân vật ông hoạ sĩ:
- Ông cảm thấy “xúc động và bối rối” khi nghe anh kể chuyện; cảm nhận anh chính là đối tượng ông đang cần và là nguồn khơi gợi sáng tác. 
-> Suy tư sâu sắc về nghề nghiệp, về cuộc sống con người, về những bất lực của nghệ thuật trước sự sinh động của cuộc sống, về những nhọc nhằn của người nghệ sĩ.
=> Đó là chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.
* Nhân vật cô kĩ sư trẻ:
- Cô bàng hoàng khi hiểu thêm về cuộc sống một mình của anh thanh niên.
- > Sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi cô gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác...
* Nhân vật bác lái xe:
-Những lời kể của bác gây sự chú ý cho người đọc về sự xuất hiện của anh thanh niên.
* Các nhân vật khác:
- Những nhân vật phụ góp phần làm nổi bật và hoàn thiện thêm nhân vật người thanh niên.
-> Muốn nhắn gửi ở Sa Pa lặng lẽ này có những con người vốn không lặng lẽ như người ta tưởng.
IV.Tổng kết:
*. Ghi nhớ: SGK trang 189.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn HS luyện tập.
* GV cho HS phát biểu tự do.
* Gv nhận xét, bổ sung.
IV. Luyện tập:
* Phát biểu cảm nghĩ về anh thanh niên.
IV. Củngcố: (3’)
-?Em có nhận xét gì về cách giới thiệu về các nhân vật trong truyện
- GV khái quát lại chất trữ tình và tư tuởng của tác phẩm.
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Làm phần luyện tập vào vở.và nắm nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
-Soạn bài:Chiếc lược ngà (đọc kĩ và tóm tắt nội dung, tìm hiểu truyện theo câu hỏi trong sgk)
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van tiet 67.doc