MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS nắm được xuất xứ của truyện, đặc điểm của thể loại truyền kì
Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Bước đầu thấy được những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Dữ
2. Giáo dục thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ
3. Rèn kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học trung đại viết theo thể loại truyền kì.
CHUẨN BỊ
*GV, HS: Tìm đọc cả tác phẩm "Truyền kì mạn lục"
Các bài viết về tác phẩm
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tuần 4 Tiết 16 Soạn 08/9/2008 Dạy 10/9/2008 Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) Mục tiêu cần đạt 1. HS nắm được xuất xứ của truyện, đặc điểm của thể loại truyền kì Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Bước đầu thấy được những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Dữ 2. Giáo dục thái độ trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ 3. Rèn kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học trung đại viết theo thể loại truyền kì. Chuẩn bị *GV, HS: Tìm đọc cả tác phẩm "Truyền kì mạn lục" Các bài viết về tác phẩm Tiến trình dạy học A - ổn định lớp (1’) 9B vắng: B - Kiểm tra (4’) ?Qua bản “Tuyên bố ......trẻ em” em có nhận xét gì về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em? ? Cách lập luận của văn bản? C - Bài mới (36’) GV giới thiệu bài: Văn xuôi thời kì văn học trung đại ... ? Nêu những hiểu biết chính của em về tác giả Nguyễn Dữ? GV: Bổ sung thêm những thông tin về lịch sử thời đại Nguyễn Dữ sống: Bước sang thế kỉ XVI ... HS: Nêu xuất xứ tác phẩm GV: Giới thiệu về thể loại truyền kì, về tác phẩm (Được tôn vinh là “Thiên cổ kì bút”) GV hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, phân biệt lời dẫn truyện với lời đối thoại, thể hiện được tâm trạng nhân vật. HS đọc từ đầu -> "việc trót qua rồi" HS tóm tắt tiếp phần còn lại I - Giới thiệu chung (6’) 1.Tác giả (2’) -Quê: Thanh Miện-Hải Dương -Sống vào khoảng thế kỉ 16 -Là người học rộng tài cao 2.Tác phẩm (4’) -Là thiên truyện thứ 16 của tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, -Viết bằng chữ Hán. -Dựa theo truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" II - .Đọc - hiểu văn bản (30’) 1-Đọc, chú thích (6’) a-Đọc b-Chú thích GV kiểm tra việc đọc chú thích của HS HS xác định bố cục của truyện -Truyện có bố cục 3 phần. +P1: từ đầu ..... “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ” (Giới thiệu nhân vật Vũ Nương và cuộc hôn nhân của nàng) +P2: Tiếp đến “nhưng việc trót đã qua rồi” (Nỗi oan của Vũ Nương) +P3: Còn lại (Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang. Vũ Nương được giải oan) ?Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu gì về VN? -Giáo viên khái quát: Đây là lời giới thiệu rất trân trọng và sau đó tác giả tập trung phác hoạ vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương. ?Khi mới lấy chồng, cách cư xử của Vũ Nương được tác giả kể lại như thế nào? ?Hãy nhận xét về cách cư xử ấy? -Ngay từ những ngày đầu của cuộc sống vợ chồng, tác giả đã hé lộ cho ta thầy mâu thuẫn tính cách giữa hai người: Trương Sinh hay ghen, đa nghi, đã ủ sẵn mầm mống của những bị kịch có thể xẩy ra khi cuộc sống có biến cố. Và biến cố đến khi triều đình bắt lính, Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học phải đi ngay đợt đầu. ?Vũ Nương đã nói gì khi tiễn đưa chồng? ?Qua đó, em hiểu thêm được gì về tính cách VN? GV: Ngoài ra, qua lời nói của nàng, ta còn nhận thấy được những khó khăn của chiến trận “giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao” đồng thời cũng bày tỏ sự khắc khoải nhớ nhung của mình: “Nhìn trăng soi...thương người đất thú” -Học sinh đọc “bấy giờ....cha mẹ đẻ của mình”... ?Hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của VN với chồng khi Trương Sinh đi chiến trận? GV: Hình ảnh thiên nhiên trong câu văn vừa là biểu tượng trôi chẩy của thời gian, vừa thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của VN với người chồng nơi xa xôi ?Qua đó, em hiểu VN là người vợ như thế nào? ?Ngoài ra, với mẹ chồng, VN còn là một người con dâu như thế nào. Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó? 2 - Bố cục: (2’) 3 - Phân tích: (22’) a)Nhân vật Vũ Nương a1-Phẩm chất *Khi mới lấy chồng +Giữ gìn khuôn phép không từng phải để thất hoà. -> Cư xử đúng mực, biết nhường nhịn. *Khi tiễn đưa chồng +Chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu. +Chỉ xin ngày về đem theo hai chữ “bình yên”. Thế là đủ rồi. ->Không tham công danh phú quý ->Thương yêu chồng đằm thắm thiết tha. *Khi Trương Sinh đi chiến trận +Mỗi khi thấy bướm lượn đầy... nỗi buồn góc bể chân trời không thể nguôi được. ->Người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết. +Mẹ chồng ốm hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. -Ngoài ra, nàng còn là một người mẹ tần tảo đảm đang yêu thương con hết mực HS: Khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương GV: Vũ Nương tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam ... +Mẹ mất, ma chay tế lễ lo liệu như với cha mẹ đẻ ->Người con dâu hiếu thảo, người mẹ tần tảo đảm đang... D – Củng cố (2’) Đặc điểm của thể loại truyền kì Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương E – Hướng dẫn về nhà (2’) * Nắm chắc bài: Đặc điểm của thể loại truyền kì; Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương * Soạn tiếp tiết 2 ---------------------------------------------------------------- Tiết 17 Soạn 08/9/2008 Dạy 13/9/2008 Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) Mục tiêu cần đạt 1. HS tiếp tục thấy được: Hiện thực xã hội phong kiến đương thời: Quan niệm nho giáo, chiến tranh phong kiến khiến cho những người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh. Thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm. Thấy được những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Dữ 2. Giáo dục thái độ lên án xã hội phong kiến, đồng cảm với người phụ nữ 3. Rèn kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học trung đại viết theo thể loại truyền kì. Chuẩn bị *GV, HS: Tìm đọc cả tác phẩm "Truyền kì mạn lục" Các bài viết về tác phẩm Tiến trình dạy học A - ổn định lớp (1’) 9B vắng: B - Kiểm tra (4’) ?Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương? C - Bài mới (34’) GV giới thiệu bài: Văn xuôi thời kì văn học trung đại ... -GV: Vũ Nương mang đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Nàng I - Giới thiệu chung II - .Đọc - hiểu văn bản (30’) 3 - Phân tích a-Nhân vật Vũ Nương (20’) a2.Nỗi oan khuất của VũNương gánh trọn trên đôi vai nhỏ bé của mình gánh nặng gia đình thời buổi loạn ly: thay chồng nuôi mẹ nuôi con. Nhưng mọi vất vả ấy với nàng không có gì đáng kể bởi vì nàng có niềm tin vào ngày mai hội ngộ, ngày Trương Sinh trở về mang theo hai chữ “bình yên”. Thế rồi Trương Sinh trở về bình yên như Vũ Nương hằng mong ước, nhưng Vũ Nương có thoả ước nguyện của mình hay không? - Phần hai câu chuyện mở ra bằng một sự kiện tốt lành: giặc tan, Trương Sinh trở về nhưng không khí ngày chàng trở về đượm sắc thái ngậm ngùi. Mẹ chàng đã mất, chàng bế con ra thăm mồ mẹ. ?Hãy phát hiện chi tiết nghệ thuật được sáng tạo tài tình làm đầu mối cho bi kịch của Vũ Nương? ?Phản ứng của Trương Sinh trước lời kể của con mình? ?Hãy lí giải vì sao Trương Sinh có phản ứng như thế? -Trương Sinh vốn có tính đa nghi lại thêm lời nói vô tình của đứa con: “Đêm nào cũng đến” (hành động lén lút), “mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi” (quá quấn quýt), “không bao giờ bế Đản” (vì đứa con là vật cản) ->Các nhân tố để tạo nên bi kịch. Bởi thế Trương Sinh từ chỗ còn nghi ngờ gặng hỏi sau nhanh chóng khẳng định vợ hư, về nhà đánh đuổi đi, không nghe ai giải thích. ?Vậy là Vũ Nương đã lâm phải tình cảnh như thế nào? Nàng đã làm gì để bày tỏ nỗi oan ấy? ?Vậy là Vũ Nương đã dùng cái chết để bày tỏ nỗi oan ức của mình. Hãy lý giải vì sao nàng lại phải làm như thế? -Vũ Nương chỉ mong có một cuộc sống bình yên -Luôn giữa gìn phẩm giá chung thuỷ đợi chờ. -Không hiêu nỗi oan khuất ở đâu mà ra, không có cách gì bày tỏ. -Bị chồng đánh đuổi đi, trắng tay, bơ vơ, không lối thoát. ->Đành tìm đến cái chết. ?Em có suy nghĩ gì về cái chết của Vũ Nương? ?Nhưng qua cái chết ấy, tác giả tố cáo điều gì? -Thói ghen tuông, ích kỉ, sự hồ đồ vũ phu. -Khi nhảy xuống sông, Vũ Nương nguyền được làm ngọc trài, cỏ thơm để chứng minh cho tấm lòng trong sáng. Nhưng phép mầu chưa kịp sáng. Nhưng phép mầu chưa kịp xảy ra thì nỗi oan của nàngđã +Có một người đàn ông đêm nào cũng đến... +Trương Sinh đa nghi tin chắc là vợ hư, một mực mắng nhiếc đuổi đi không nghe giải thích. ->Nỗi oan ức không thể thanh minh +Tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang...gieo mình xuống sông mà chết. ->Sự đầu hàng số phận được giải. ?Hãy tìm chi tiết chứng minh điều đó? -Khi đối diện với chiếc bóng của mình trên vách, Trương Sinh chợt nhận ra người đàn ông đêm nàocũng đến chính là cái bóng của vợ mình. - Chi tiết chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật được sáng tạo tài tình nhất trong tác phẩm thực giả lẫn lộn làm đảo điên số phận một con người. Dẫu sau này có được minh oan lập miếu thờ thì với Vũ Nương tất cả cũng đã muộn. ?Là một câu chuyện truyền kì nên “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng có một kết thúc giống như nhiều truyện cổ tích khác. Em có nhận xét gì về cách kết thúc của câu chuyện này? -Kết thúc có hậu cộng với yêu tố kì ảo hoang đường ->Làm nền để Vũ Nương trở về. -Học sinh chú ý đoạn cuối ?Vì sao khi gặp Phan Lang, từ chỗ không muốn về, Vũ Nương lại quả quyết: “Tôi tất phải tim về có ngày"? ?Vũ Nương trở về trong khung cảnh nào? ?Trong nỗi oan của Vũ Nương, chiếc bóng là nguyên nhân trực tiếp nhưng đằng sau chiếc bóng oan nghiệt ấy, còn những nguyên nhân nào khác đã đẩy người phụ nữ đức hạnh đến bước đường cùng. -Thói ghen tuông mù quáng. -Sự chênh lệch đẳng cấp: Trương Sinh con nhà hào phú Vũ Nương con nhà nghèo khó. -Nhưng quan trọng hơn, “Chuyện người con gái Nam Xương” còn là câu chuyện về chiến tranh phong kiến ?Khi tiễn đưa Trương Sinh, mẹ và vợ dặn chàng điều gì ? -Học sinh đọc. ?Qua những lời dặn dò ấy, em nhận xét gì về thái độ của họ cũng như của tất cả mọi người dân với cuộc chiến tranh này. -Phản đối chiến tranh phi nghĩa ?Qua đó, hãy khái quát giá trị tố cáo của truyện? a3/Vũ Nương trở về +Vì nhớ quê hương. +Vẫn nặng tình với chồng con với phần mộ tổ tiên. +Muốn được thanh minh giải oan ->Hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong nhân cách Vũ Nương +Ngồi trên một chiếc kiệu hoa... cờ tán võng lọng rực rỡ ẩn hiện ->Yếu tố kì ảo hoang đường. Kết thúc có hậu. b-Giá trị hiện thực (4’) +Tố cáo chiến tranh phong kiến +Tố cáo xã hội phong kiến dung túng cho những bất công tàn bạo -Nhưng Nguyễn Dữ còn là một nhà văn nhân đạo, ông dành cho người thiếu phụ Nam Xương của mình những tình cảm yêu thương trân trọng nhất. Điều đó làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. ?Biểu hiện đầu tiên của giá trị nhân đạo là đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người. Theo em Nguyễn Dữ đã đề cao phẩm chất nào của Vũ Nương? -GV: Ngoài ra Nguyễn Dữ còn tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ, bênh vực người phụ nữ bất hạnh. ông không muốn Vũ Nương chết một cách oan uổng, để đền đáp tấm lòng con người thuỷ chung hiếu nghĩa ấy, ông đã tưởng tượng ra một cuộc hồi sinh để người đọc được an ủi: Vũ Nương không chết mà đang sống rất sung sướng nơi thuỷ cung. ?Từ đó em rút ra biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo trong tác phẩm? -Giáo viên khái quát để từ đó rút ra phần ghi nhớ về ý nghĩa của “Chuyện người con gái Nam Xương”. ?Hãy kể tóm tắt lại “Chuyện người con gái Nam Xương”? ?Theo em có cách n ... m có nhận xét gì về cách xưng hô của người Việt? -Học sinh đọc đoạn trích trong SGK ?Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên. -Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích thứ nhất: +Em-anh (dế Choắt nói với dế Mèn) +Ta-chú mày (dế Mèn nói với dế Choắt) -Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích thứ hai: Tôi-anh. ?Vì sao có sự thay đổi về cách xưng hô như thế -Đoạn trích 1: sự xưng hô không bình đẳng của một người ở vị thế yếu cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh kiêu căng, hách dịch. -Đoạn trích thứ 2: xưng hô bình đẳng bởi vì tình huống giao tiếp đã thay đổi. Dế Choắt không I/Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô (18’) 1-Ví dụ (SGK) 2-Nhận xét a) Cách xưng hô của người Việt rất tinh tế còn coi mình là đàn em cần nhờ vả nương tựa Dế Mèn mà nói những lời trăng trối với tư cách một người bạn. ->Từ đó rút ra nhận xét -Giáo viên khái quát rút ra ghi nhớ. -Học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa -HS đọc -GV hướng dẫn (So sánh với Tiếng Anh) -HS trả lời +Ngôi gộp: chỉ một nhóm người gồm cả người nói và người nghe (chúng ta) +Ngôi trừ: chỉ một nhóm người nhưng có người nói và không có người nghe (chúng em, chúng tôi...) -Khác với tiếng Việt, một số ngôn ngữ châu âu không có sự phân biệt trên nên dẫn đến sự nhầm lẫn trên. -HS đọc -GV hướng dẫn (So sánh với Tiếng Anh) -HS trả lời -GV NX, bổ sung -HS đọc -GV hướng dẫn (So sánh với Tiếng Anh) -HS trả lời -GV NX, bổ sung -HS đọc -GV hướng dẫn (So sánh với Tiếng Anh) -HS trả lời -GV NX, bổ sung, chú ý lời xưng hô của các vị vua -HS đọc -GV hướng dẫn (So sánh với Tiếng Anh) -HS trả lời b) Tuỳ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp mà xưng hô cho thích hợp. 3-Ghi nhớ (SGK) II/Luyện tập (18’) Bài tập 1: -Lời mời có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ “chúng ta” thay vì dùng “chúng em” hoặc “chúng tôi”. -Nguyên nhân: trong tiếng Việt có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hô chỉ “ngôi gộp” và “ngôi trừ”. Bài tập 2: -Trong văn bản khoa học, việc sử dụng từ “chúng tôi” thay cho “tôi” làm tăng tính khách quan và thể hiện sự khiêm tốn. Bài tập 3: phân tích cách xưng hô của Thánh Gióng -Xưng hô với mẹ theo cách gọi thông thường. -Xưng hô với sứ giả dùng “Ta-Ông” thể hiện cái uy của một con người khác thường. Bài tập 4: -Vị tướng đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình là “Thầy” xưng “con” thể hiện thái độ kính cẩn, lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo của mình. Bài tập 5: -Bác Hồ xưng “tôi” và gọi dân chúng là “đồng bào” tạo ra cảm giác gần gũi thân thiết là bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân của một đất nước tự chủ. Bài tập 6: -Cách xưng hô trong đoạn trích là của một kẻ có vị thế quyền lực với một người dân bị áp bức. Xưng hô của cai lệ “ông-mày” : trịch thượng hống hách. -Cách xưng hô của chị Dậu, ban đầu là nhẫn nhục (nhà cháu-ông), sau đó thay đổi “tôi-ông” và “bà-mày” ->Thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn tới bước đường cùng. D/Củng cố (2’) *Giáo viên khái quát nội dung toàn bài . *Học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa E/Hướng dẫn (2’) *Học thuộc ghi nhớ và nắm nội dung kiến thức trong bài học. *Hoàn thành những bài tập còn lại. *Chuẩn bị bài "Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp" ---------------------------------------------------------------- Tiết 19 Soạn 13/9/2008 Dạy 16/9/2008 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Mục tiêu cần đạt *Học sinh nắm được: -Hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp . -Biết cách vận dụng vào trong thực tế cuộc sống . Chuẩn bị *Giáo viên: Bảng phụ ghi VD tr 53 *Học sinh: Đọc sách giáo khoa. Tiến trình dạy học A - ổn định lớp (1’) 9B vắng: B - Kiểm tra (15’) đề bài Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau! 1, Nhận định nào sâu đây nói đúng về đặc điểm của truyện truyền kì? A - Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật. B - Là những truyện có sự đan xen giữa những yếu tố hoang đờng và yếu tố có thật. C- Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tởng tợng ra. D - Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử. 2, "Chuyện ngời con gái Nam Xơng" đợc viết vào thế kỉ nào? A - Thế kỉ XIV B - Thế kỉ XV C - thế kỉ XVI D - Thế kỉ XV 3, Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của "Chuyện người con gái Nam Xương"? A- Xây dựng cốt truyện li kì hấp dẫn. B - Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc. C - Kết hợp tự sự với trữ tình. D - Cả A, B, C đều đúng. Câu 2 (1,5đ): Khoanh tròn những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Vũ Nương! A - Do câu chuyện bé Đản kể. B - Do Trơng Sinh hồ đồ, vũ phu, ghen tuông mù quáng. C - Do quan niệm nho giáo "trọng nam khinh nữ" đã ăn sâu vào trong tiềm thức của Trương Sinh. D - Do chiến tranh phong kiến. Phần tự luận (7 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) giới thiệu giá trị nội dung của truyện "Chuyện ngời con gái Nam Xương" (Ngữ văn 9 - tập I) đáp án Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm Câu 1.1 1.2 1.3 2 Đáp án B C D B,C,D Phần tự luận (7 điểm) Viết đoạn văn ngắn giới thiệu mạch lạc giá trị nội dung của truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" + Giá trị hiện thực 3,5đ + Giá trị nhân đạo 3,5đ C - Bài mới (30’) GV giới thiệu bài: -Học sinh theo dõi SGK, đọc ví dụ. ?Trong đoạn trích (a,b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? ?Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó được không? ?Nếu thay đổi thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì? GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ ?Em thấy mình thường sử dụng lời dẫn trực tiếp trong trường hợp nào? -Học sinh theo dõi sách giáo khoa ?Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? I/Cách dẫn trực tiếp (8’) 1-Ví dụ (SGK) 2-Nhận xét a-Bộ phận in đậm là lời nói, được tách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. b-Bộ phận in đậm là ý nghĩ được tách ra khỏi phần câu phía trước bằng dấu hai chấm và ngoặc kép c-Có thể thay đổi -Ngăn cách bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang. 3-Ghi nhớ (SGK) II/Cách dẫn gián tiếp (8’) 1-Ví dụ (SGK) 2-Nhận xét VDa-Bộ phận in đậm là lời nói ?Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không? GV hướng dấn HS tìm hiểu như ở VDa ?Có thể thay từ “rằng” bằng từ gì? -Có thể thay bằng từ “là” -Giáo viên khái quát nội dung kiến thức để học sinh rút ra ghi nhớ. -Học sinh tự tìm những lời dẫn trong bài tập. HS đọc bài tập HS +Nhóm 1: Viết lời dẫn trực tiếp +Nhóm 2: Viết lời dẫn gián tiếp HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài HS1 lên bảng viết HS2 nhận xét, sửa GV: Chú ý: có thể thêm từ ngữ +Không được đặt trong dấu ngoặc kép VDb +Phần in đậm là ý nghĩ +Giữa ý nghĩ và phần lời có từ “rằng” 3-Ghi nhớ (SGK) III/Luyện tập (14’) Bài tập 1: (4’) -Cách dẫn trong các câu (a), (b) là dẫn trực tiếp. Bài tập 2: (5’) a-Trong “Báo cáo chính trị” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “chúng ta phải .....” b-Trong “Báo cáo chính trị” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: chúng ta phải .....anh hùng. Bài tập 3 (5’) -Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về. D/Củng cố (2’) ?Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, cho ví dụ. *Giáo viên khái quát nội dung kiến thức trong toàn bài . E/Hướng dẫn (2’) *Học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa *Làm bài tập còn lại và bài tập trong sách tham khảo. *Chuẩn bị bài "Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự" -------------------------------------------------------------------- Tiết 20 Soạn 14/9/2008 Dạy 20/9/2008 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Mục tiêu cần đạt HS được củng cố kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự (mục đích, cách tóm tắt) Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự Chuẩn bị *Học sinh: Ôn lại phần tóm tắt văn bản tự sự (Lớp 8), phần đặc điểm của văn bản tự sự (Lớp 6) Đọc lại "Chuyện người con gái Nam Xương" Tiến trình dạy học A - ổn định lớp (1’) 9B vắng: B - Kiểm tra (4’) ?Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? ? Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự? C - Bài mới (36’) GV giới thiệu bài -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tình huống đã cho trong sách giáo khoa. ?Trong cả ba tình huống trên ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. -Học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa. ?Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa, có thiếu sự việc nào quan trọng không? ?Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa. Có cần thay đổi gì không? -Học sinh viết tóm tắt theo hướng dẫn của giáo viên -Từ phần tóm tắt trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (rút ngắn hơn nữa bản tóm tắt) 2HS trình bày, HS khác nhận xét -Giáo viên hướng dẫn HS khái quát kiến thức, rút ra ghi nhớ trong sách giáo khoa. I/Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự (8’) 1-Ví dụ (SGK) 2-Nhận xét -Tóm tắt văn bản: giúp người nghe người đọc nắm được nội dung chính của văn bản. II/Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự (13’) 1-Ví dụ (SGK) 2-Nhận xét a-Thiếu một sự việc rất quan trọng: sau khi vợ mất, một đêm Trương Sinh bế con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm... ->Mới hiểu vợ bị oan -Có một sự việc chưa hợp lý: Trương Sinh biết Vũ Nương bị oan từ trước khi nghe Phan Lang kể. b-Viết bản tóm tắt” Chuyện người con gái Nam Xương” 3-Tóm tắt *Ghi nhớ (SGK) III/Luyện tập (13’) Bài tập 1: Văn bản "Lão Hạc" (8') HS đọc bài tập GV hướng dẫn HS tóm tăt. Phân nhóm: Nhóm 1: Tóm tắt VB "Lão Hạc" Nhóm 2: Tóm tắt VB "Chiếc lá cuối cùng" HS trình bày miệng GV nhận xét, sửa, bổ sung -Học sinh tóm tắt miệng về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ chết, con trai duy nhất bỏ đi đồn điền cao su vì không đủ tiền cưới vợ. Lão làm thuê làm mướn sống qua ngày. Lão có "cậu vàng" làm bạn. Sau trận ốm, lão không có việc làm nên đành phải bán "cậu vàng" đi và gửi lại mảnh vườn cho con trai, tiền lo ma cho mình để ông giáo giữ hộ rồi lão ăn bả chó để tự tử. Bài 2: (7’) D/Củng cố (2’) Mục đích tóm tắt văn bản tự sự Cách thức tóm tắt E/Hướng dẫn (2’) *Học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa *Hướng dẫn HS làm bài tập 1 - VB "Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh" *Chuẩn bị bài "Sự phát triển của từ vựng" ---------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: