Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập ngữ văn 9

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập ngữ văn 9

Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Thể loại Nội dung

Đồng chí

(Là 1 trong những tp tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kc chống Pháp (1946-1954) Chính Hữu

(Sinh 1926. Nhà thơ quân độ trưởng thành từ hai cuộc k.c chống Pháp và chống Mĩ) 1948

(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu đông) Thơ tự do - Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

- Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ tạo thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

 

doc 182 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI
 Lập bảng thống kê các bài thơ đã học.
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
(Là 1 trong những tp tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kc chống Pháp (1946-1954)
Chính Hữu
(Sinh 1926. Nhà thơ quân độ trưởng thành từ hai cuộc k.c chống Pháp và chống Mĩ)
1948 
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu đông)
Thơ tự do
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. 
- Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ tạo thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh thơ sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: “đầu súng trăng treo”
Tiểu đội xe không kính
(Giải nhất báo văn nghệ năm 1969. Nằm trong tập “Vầng trăng quầng lửa”)
PhạmTiến Duật
(Sinh 1941, là1trongnhững gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)
1969
(Thời kì ác liệt của chiến tranh chống Mĩ)
Tự do
- Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không có kính. 
- Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam
-Tứ thơ độc đáo: những chiếc xe không kính
- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường. 
- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét riêng tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
Đoàn thuyền đánh cá.
(In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng)
Huy Cận (1919 -2005)
Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN. Ông tham gia các mạng từ trước 1945)
1958
(Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh)
7 chữ
- Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
-Nhiều hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ.
 - Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
Bếp lửa
(In trong tập thơ “Hương cây bếp lửa” - tập thơ đầu tay)
BằngViệt
(Sinh 1941.
Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kc chống Mĩ)
1963
( Khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô)
8 chữ
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa để khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Khúc hát ru những em bé...
Nguyễn Khoa
Điềm
(Sinh 1943.
Nhà thơ trưởng thành trong cuộc kc chống Mĩ)
1971
(khi ông đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên)
Tám tiếng
(hát ru)
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
Ánh Trăng
(Tập thơ “Ánh trăng” được trao giải A của hội nhà văn VN năm 1984)
Nguyễn Duy
(1948. Gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước)
1978
(3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nướ, tại TP HCM)
Năm tiếng
- Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
- Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uông nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Bài thơ Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
Con cò
(in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão” – 1967)
Chế Lan Viên.
(1920- 1989)
( Là nhà thơ tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ 20)
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. 
-Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
Mùa xuân nho nhỏ
(được phổ nhạc)
Thanh Hải
(1930-1980)
Nhà thơ xứ Huế, là cây bút có công XD nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu)
1980
(Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời)
năm chữ
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ đươợ cống hiến cho đất nước, góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca: hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Viếng lăng Bác
(in trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978)
- Là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ HCM
Viễn Phương
( Sinh 1928.
Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước)
1976
(Bài thơ sáng tác trong dịp Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Ngay sau cuộc kc chống Mĩ kết thúc, miền Nam hoàn toàn giải phóng)
Tám chữ
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
Sang thu
Hữu Thỉnh
(Sinh 1942. Là tổng thư kí hội Nhà Văn VN)
Sau 1975
Năm chữ
Bài thơ gợi lại sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
HÌnh ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
Nói với con
Y Phương
(Sinh 1949. Là nhà thơ dân tộc Tày. Chủ tịch hội văn học NT Cao Bằng)
Sau 1975
Tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Cách nói giầu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
Bài 1: “ĐỒNG CHÍ ” - CHÍNH HỮU.
A. Kiến thức cần nhớ.
1.Tác giả 
 - Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
 - Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. - Chính Hữu làm thơ không nhiều, thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương đất nước, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.
 - Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
- Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
- Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). 
- Bài thơ đi theo khuynh hướng : Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ)
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Mạch cảm xúc (bố cục)
- Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng, chia làm hai đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn, sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7,17 và 20)
 Phần 1: 6 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Câu 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ với một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. 
 Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo: Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, đồng đội của người lính
+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày nhớ người ra lính)
+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính (Áo anh rách vai. Chân không giầy)
+ Sự lạc quan và tình đồng chí đồng đội đã giúp người lính vượt qua được những gian khổ, thiếu thốn ấy.
 	-Phần 3: 3 câu cuối: Biểu tượng giầu chất thơ về người lính.
3. Phân tích bài thơ. 
Đề bài : Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Dàn ý chi tiết:
I - Mở bài: 
Cách 1:
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
Cách 2: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắ ... ngôi sao xa xôi » viết về những con người như vậy. Ba cô gái thanh niên họp thành một tổ trinh sát mặt đường.
Họ đã sống và chết.
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên đất nước.
(Ngã ba Đồng Lộc)
Cách 3 : 
- Truyện « những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
- Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bom thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. Qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ : Hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai. 
- Họ đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc, giúp người đọc nhận ra rằng trong chiến thắng vinh quang của dân tộc trước một cường quốc lớn, có những con người làm việc và hiến dâng cả tuổi xuân, cả máu của mình cho đất nước.
B. Thân bài.
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu : 
- Họ ở trong một hang dưới chân một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt, từng ngày, từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc : đường bị đánh « lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn » tưởng như sự sống bị huỷ diệt : « không có lá xanh » hai bên đường, « thân cây bị tước khô cháy »Những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to. han rỉ trong lòng đất ». 
=>Quả là một hiện thực khô khốc đầy mùi chiến tranh, nó không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy tử thần luôn rình rập.
- Công việc trinh sát, phá bom lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. 
+ Không khí của chiến tranh không giống như tương lai hay quá khứ có một âm điệu riêng. Chẳng hạn như sự im lặng : « Cuộc sống ở đây đã dậy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng ». Im lặng có nghĩa là cái chết đang rình rập đâu đây, nó ập đến bất cứ lúc nào. Chưa hết, đó mới chỉ là hiện thực lúc yên tĩnh, còn lúc có bom của địch thì sao ? « Nghe tiếng bom đầu tiên, có đứa chết giấc, nằm dán xuống đất », rồi « chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy « hai con mắt lấp lánh », « hàm răng loá lên » khi cười, khuôn mặt thì « lem luốc ». 
2. Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
a. Những nét chung : Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục
- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ (như Phương Định vốn là một cô học sinh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà cái sự mất còn chỉ diễn ra trong nháy mắt, một cách vô tư, hồn nhiên, cống hiến tuổi thanh xuân. Họ thực sự là những anh hùng không tự biết. Nét chung này không chỉ có ở đây mà còn được nói đến ở nhiều tác phẩm khác như « Gửi em, cô thanh niên xung phong » của Phạm Tiến Duật, « Khoảng trời hố bom » của Lâm Thị Mỹ Dạ và truyện ngắn « Mảnh trăng cuối rừng » của Nguyễn Minh Châu Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu của những cô gái mở đường thời kháng chiến chống Mĩ. 
- Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ ( d/c – sgk). 
+ Nghe Phương Định kể lại một lần phá bom : « tôi một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới cái chân hầm ba-ri-e cũ. Cảnh tượng chiến trường trở nên « vắng lặng đến phát sợ ». Đến với toạ độ chết, đến với quả bom cần phải phá nổ (mà không biết nó sẽ nổ vào lúc nào , sự cầu viện tâm linh của cô gái (nhân vật tôi) giống như một ảo ảnh : « Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ? » Mặc dù « quen rồi ». Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần » nhưng cái hồi hộp dường như không hề thay đổi. Như cái cảm giác chờ bom phát nổ : tất cả đều đứng im, cả gió, cả nhịp tim trong lồng ngực. Chỉ có chiếc đồng hồ : « Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con số vĩnh cửu. ». Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ. Vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định « rùng mình » vì cảm thấy tại sao mình lại làm quá chậm thế ! ...Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên,, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn.  tiếng không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết .Chị Thao vấp ngã, Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập, chị Thao và Định phải moi đất bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất »Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho, chị Thao nghẹn ngào. 
+ Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời. Phương Định cho biết : « Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. ».
=>Phải nói rằng trong đoạn văn trả cảnh phá bom trên cao điểm, Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực để tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường từ những con người bằng xương bằng thịt. Chị Thao, Nho, Định như những ngôi sao xa xôi sáng ngời lên những sắc xanh trong khói lửa đạn bom. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người như những nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc : 
« Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
- Họ đều là những cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát Cả ba đều chưa có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ. Không lúc nào họ không nhớ về Hà Nội. Một trận mưa đá bất ngờ trở thành nỗi nhớ : « mà tôi nhó một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố ». Nỗi nhớ ấy chính là sự nối dài, quá khứ, hôm nay và khát vọng mai sau. 
- Những kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn trong trẻo, ngây thơ, dịu dàng. Những xúc cảm hồn nhiên như nguồn sống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, sức mạnh vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. « Khoảng trời xanh » trong thơ « Phạm Tiến Duật » và khoảng trời xanh của kí ức như có sức mạnh vô hình đặc biệt là trong tâm hồn những trí thức trên đường ra trận. 
=> Quả thực, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại : vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao !
b. Nét riêng : 
- Mỗi người thể hiện cái chung đó theo cách riêng của mình. 
+ Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. « Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu ».Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. ĐẶc biệt là sự « bình tĩnh đến phát bực » : máy bay địch đến nhưng chị vẫn « móc bánh quy trong túi, thong thả nhai ». Có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết hàng ngày như thế lại sợ máu, sợ vắt: « thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét ».Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài h át. 
+ Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, « trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng », có « cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn » rất dễ thương khiến Phương Định « muốn bế nó lên tay ». Nho rất thích tắm suối ngay cả khi khúc suối đó đang chứa bom nổ chậm và rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ : « vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo ». Hồn nhiên là thế nhưng cô lại bình thản vô cùng khi bị thương : « Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng ». Ngay cả lúc đau đớn như vậy nhưng gặp mưa đá, Nho vẫn nhổm dậy, môi hé mở xoè tay xin mấy viên đá mưa : « Nào, mày cho tao mấy viên nữa ». Đặc biệt, khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : « Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi », Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu »  Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Có lẽ với những người con gái ấy, sự sống luôn cao hơn cái chết.
+ Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô rất nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô từ về gia đình và về thành phố của mình. (d/c). Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.
Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống hơn và cũng đáng yêu hơn. Trái tim đỏ rực của họ là « những ngôi sao xa xôi » mãi mãi lung linh, toả sáng. 
C. Kết luận.
- Chiến tranh đã qua đi, sau hơn ba mươi năm, nhưng đọc truyện « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Nhà văn khiến lòng ta sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, của Nho, của Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của họ mãi mãi là một bài ca bất tử.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van 9Phan van hoc hien dai.doc