Văn mẫu lớp 9 - Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

Văn mẫu lớp 9 - Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

Bài làm

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhân dân ta đã đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ đầy ý nghĩa để răn dạy con cháu đời sau về cách đối nhân sử thế, cách đối sử giữa người với người qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Đó là những ngọn núi, nguồn nước, quả, cây hay những người được hưởng thụ Trong đó có câu:

“Uống nước nhớ nguồn”

 Câu thơ dùng hình ảnh uống nước và nguồn để thể hiện nguồn là nơi tạo ra những dòng nước trong lành, ngọt ngào. Vậy những người uống nước phải biết ơn, nhớ tới nơi tạo ra nước cho mình hưởng thụ. Qua đây muốn nhắc nhở mọi người phải biết ơn và đền ơn cho những người đã đem lại cho ta thành quả, cuộc sống tốt đẹp này. Đó là một đạo lí sáng ngời của dân tộc ta từ xưa tới nay. Và nó luôn đúng với mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.

Nhớ nguồn bằng cách nào? Nhớ nguồn ta phải làm gì? Đó là những câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta. Nhớ nguồn có nghĩa là ta phải biết nhớ tới nguồn cội, tổ tiên, nhớ tới những người đã cho ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Ta phải nhớ nguồn bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ bằng tiền bạc. Nhớ nguồn trước tiên phải nhớ tới công lao dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ ta đã đứt ruột sinh rat a và đã vất vả một nắng hai sương tạo cho ta miếng cơm, manh áo, nuôi dưỡng ta từ lúc mới lọt lòng đến lúc tập đi, tập nói, đi học và đến lúc ta trưởng thành. Mỗi ngày ta lớn lên là mỗi ngày cha mẹ ta càng già yếu. Cha mẹ đã nâng niu, chăm sóc ta, trao cho ta những gì tốt đẹp nhất. Thật là hạnh phúc khi ta được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Công lao đó như trời cao, biển rộng. Vậy ta là những người con phải biết kính yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà và phải cố gắng học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, là sự tự hào, niềm hạnh phúc đối với cha mẹ. Sự nhớ ơn được thể hiện rộng hơn ở cách đối nhân sử thế trong cuộc sống. Ta phải biết ơn và biết cảm ơn đối với những người đã giúp ta việc gì đó. Nhờ ai làm gì phải biết nói lời cảm ơn. Hơn hết chúng ta có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ biết bao vị anh hung đã đổ xương máu của mình cho đất nước và cho con cháu muôn đời. Ta không thể quên được hình ảnh những thiếu niên dũng cảm đã hi sinh để bảo vệ quê nhà như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Lê Văn Tám. Hay hình ảnh những vị tướng sĩ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Quốc Toản và những chiến sĩ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ Họ đã chiến đấu dũng cảm, gan dạ và đầy mưu chí để đem lại nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Hay hình ảnh Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại đã bị đày tù ở nhiều nơi với những hình phạt cực kì nặng nề nhưng Bác vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, gặp khó không lui, gặp gian nan không lùi bước. Vậy chúng ta ngày nay đang sống trong hòa bình, đang được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp nhất. Nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay với màu cờ đỏ sao vàng trên nền trời xanh hòa bình ta phải nhớ tới những người đã đổ xương máu để nhộm lên màu cờ vĩnh cửu.

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu lớp 9 - Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
Bài làm
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhân dân ta đã đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ đầy ý nghĩa để răn dạy con cháu đời sau về cách đối nhân sử thế, cách đối sử giữa người với người qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Đó là những ngọn núi, nguồn nước, quả, cây hay những người được hưởng thụ Trong đó có câu:
“Uống nước nhớ nguồn”
	Câu thơ dùng hình ảnh uống nước và nguồn để thể hiện nguồn là nơi tạo ra những dòng nước trong lành, ngọt ngào. Vậy những người uống nước phải biết ơn, nhớ tới nơi tạo ra nước cho mình hưởng thụ. Qua đây muốn nhắc nhở mọi người phải biết ơn và đền ơn cho những người đã đem lại cho ta thành quả, cuộc sống tốt đẹp này. Đó là một đạo lí sáng ngời của dân tộc ta từ xưa tới nay. Và nó luôn đúng với mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.
Nhớ nguồn bằng cách nào? Nhớ nguồn ta phải làm gì? Đó là những câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta. Nhớ nguồn có nghĩa là ta phải biết nhớ tới nguồn cội, tổ tiên, nhớ tới những người đã cho ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Ta phải nhớ nguồn bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ bằng tiền bạc. Nhớ nguồn trước tiên phải nhớ tới công lao dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ ta đã đứt ruột sinh rat a và đã vất vả một nắng hai sương tạo cho ta miếng cơm, manh áo, nuôi dưỡng ta từ lúc mới lọt lòng đến lúc tập đi, tập nói, đi học và đến lúc ta trưởng thành. Mỗi ngày ta lớn lên là mỗi ngày cha mẹ ta càng già yếu. Cha mẹ đã nâng niu, chăm sóc ta, trao cho ta những gì tốt đẹp nhất. Thật là hạnh phúc khi ta được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Công lao đó như trời cao, biển rộng. Vậy ta là những người con phải biết kính yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà và phải cố gắng học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, là sự tự hào, niềm hạnh phúc đối với cha mẹ. Sự nhớ ơn được thể hiện rộng hơn ở cách đối nhân sử thế trong cuộc sống. Ta phải biết ơn và biết cảm ơn đối với những người đã giúp ta việc gì đó. Nhờ ai làm gì phải biết nói lời cảm ơn. Hơn hết chúng ta có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ biết bao vị anh hung đã đổ xương máu của mình cho đất nước và cho con cháu muôn đời. Ta không thể quên được hình ảnh những thiếu niên dũng cảm đã hi sinh để bảo vệ quê nhà như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Lê Văn Tám. Hay hình ảnh những vị tướng sĩ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Quốc Toản và những chiến sĩ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ Họ đã chiến đấu dũng cảm, gan dạ và đầy mưu chí để đem lại nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Hay hình ảnh Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại đã bị đày tù ở nhiều nơi với những hình phạt cực kì nặng nề nhưng Bác vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, gặp khó không lui, gặp gian nan không lùi bước. Vậy chúng ta ngày nay đang sống trong hòa bình, đang được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp nhất. Nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay với màu cờ đỏ sao vàng trên nền trời xanh hòa bình ta phải nhớ tới những người đã đổ xương máu để nhộm lên màu cờ vĩnh cửu. Vậy ta phải tỏ lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể như thành lập đội khăn quàng đỏ để giúp đỡ những gia đình thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hằng ngày đến giúp các bà, các mẹ những công việc nhỏ như quét nhà, thổi cơm, nhổ tóc sâu hay ngồi đọc truyện và kể cho các bà, các mẹ nghe. Chúng ta phải dành cho họ những tình cảm tốt đẹp nhất. Chúng ta làm những kế hoạch nhỏ để góp tiền tiết kiệm giúp đỡ những gia đình chính sách gặp khó khăn. Tuy giá trị về vật chất là không đáng kể nhưng giá trị về tinh thần lại là vô kể. Nó chỉ giúp được một phần nào đó cho họ nhưng lại là nguồn an ủi, động viên giúp họ nguôi đi một phần mào đó về nỗi đau thể xác cũng như tinh thần. Giúp họ bỏ đi cái mặc cảm về sự tàn phế. Và hàng tuần vào cuối tuần chúng ta đến nghĩa trang nhặt cỏ, thắp cho các chiến sĩ một nén nhang, đặt lên đó một bó hoa giúp cho họ không cảm thấy cô đơn nơi suối vàng. Chắc các bạn còn nhớ lời Bác dặn các chiến sĩ tại đền Hùng chứ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thực hiện lời Bác dạy chúng ta ngày nay phải biết yêu nước, luôn giữ vững tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương. Hơn nữa chúng ta phải học tập tốt, phải chau dồi kiến thức để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác hằng mong muốn. Nhưng trong xã hội ngày nay không ít những kẻ đã phụ lòng cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa đối với cha mẹ. Làm điều xấu làm đất nước chậm phát triển. Vừa qua trên ti vi, báo đài đã đưa tin những kẻ gây phản loạn ở những khu dân tộc thiểu số - nơi mà người dân ít học, ít hiểu biết. Họ đã nói sai, bôi nhọ cách mạng, khích bác dân nổi loạn. Nhưng cuối cùng những việc làm phi pháp và phi nghĩa đó đã bị vạch trần, và người dân nơi đây đã hiểu ra việc làm sai trái của mình, từ đó càng tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, yêu Đảng, yêu cách mạng trong họ. Qua đây ta càng cảm thấy tự hào, trân trọng và biết ơn những gì ông cha ta để lại. Ta cần phải đấu tranh, bảo vệ cho sự trong sạch của Đảng, của cách mạng.
	Câu tục ngữ trên nói lên sự đền ơn, biết ơn của những người được hưởng thành quả do người khác đem lại. Nó giúp em thêm yêu đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em nguyện hứa sẽ học tập tốt để sau này góp phần dựng xây đất nước, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi – cháu ngoan Bác Hồ và xứng đáng là người công dân nước Việt Nam – một dân tộc anh hùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh Uong nuoc nho nguon.doc