Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập về thơ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập về thơ

Câu 1. Lập bảng thống kê:

Tác phẩm Tác giả Thời gian Thể loại Nội dung Nghệ thuật

Đồng chí Chính Hữu 1948 Thơ tự do Tình đồng chí gắn bó keo sơn tự nhiên, bình dị, sâu sắc của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngư, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm

- Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo

Tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam - Tứ thơ độc đá:những chiếc xe không kính.

- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường.

- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét tự nhiên, khoẻ khoắn,vui tếu có chút ngang tàng, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Ôn tập về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VỀ THƠ
Câu 1. Lập bảng thống kê:
Tác phẩm
Tác giả
Thời gian
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Thơ tự do
 Tình đồng chí gắn bó keo sơn tự nhiên, bình dị, sâu sắc của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngư, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo
Tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
 Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
- Tứ thơ độc đá:những chiếc xe không kính.
- Giầu chất liệu hiện thực chiến trường.
- Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét tự nhiên, khoẻ khoắn,vui tếu có chút ngang tàng, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
 Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niền vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
- Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tượng tượng phong phú, độc đáo.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan
Bếp Lửa
Bằng Việt
1963
Thơ tám chữ kết hợp bảy chữ
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
Khúc hát ru những em bé....
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tám chữ
 Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến.
- Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng.
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm tiếng
- Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu
- Từ đó, gợi nhắc người đọc
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên. Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự.
- Hình ảnh giầu tính biểu cảm: Trăng giầu ý nghĩa biểu tượng.
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
 Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi cơ tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người.
 Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. Những ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là tuổi thơ, là quê hương, đất nước...
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
 Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và của đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
 Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
 Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác
 Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhều hình ảnh ẩn dụ đpẹ và gợi cảm: ngôn ngữ bình dị, cô đúc
Sang Thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
Năm chữ
 Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
 Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
 Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
 Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
Mây và Sóng
Tagor
Trong tập Trăng non (1909)
Tự do (bản dịch từ tiếng Anh)
 Qua lời trò chuyện của em bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ vô ngần của em; ca ngợi tình mẹ con bất diệt và thiêng liêng
 Kết cấu 2 phần đối xứng và nối tiếp, độc thoại lòng đối thoại, giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bổng tưởng tượng
Câu 2. Sắp xếp các tác phẩm đó theo các giai đoạn văn học
- 1945 – 1954 : Đồng chí
- 1955 – 1964 : Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò
- 1965 – 1975 : Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- 1975 - đến nay: Ánh trăng; Viếng lăng Bác; Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con, Sang thu.
* Kết luận chung:
 - Các tác phẩm thơ ca Việt Nam từ sau CMT8 1945 đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử nhiều giai đoạn:
+ Đất nước con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
+ Cộng cuộc lao động xây dựng đất nước và quan hệ tốt đẹp của con người.
 - Các tác phẩm thơ thể hiện tâm hồn – tình cảm – tư tưởng của con người Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn, thay đổi lớn: Tình yêu nước, yêu quê hương, tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu với Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Câu 3. Nhận xét những đặc điểm chung và riêng trong ba bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
 a. Những điểm chung: Ca ngợi tình mẹ con (tình mẫu tử) thắm thiết, thiêng liêng, gần gũi.
 b. Nét riêng biệt:
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ : sự thống nhất về tình mẹ con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu Miền Tây – Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
- Con cò: khai thác và phát triển ý thơ từ hình tượng con cò quen thuộc trong bài ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru.
- Mây và sóng: nhà thơ hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết. Mẹ đối với em là vẻ đẹp niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.
Câu 4. Hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
 a. Nét chung của ba bài: đều viết về hình ảnh người lính với vẻ đẹp tâm hồn đáng quý: sự gan dạ dũng cảm, tinh thầnh chịu đựng gian khổ, tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, long yêu nước nồng nàn nhưng cách khai thác của mỗi bài khác nhau.
 b. Nét riêng:
- Đồng chí: viết về người lính ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, họ là những người nông dân mặc áo lính: cùng chung cảnh ngộ – cùng chia sẻ gian khổ – cùng lý tưởng chiến đấu, đây chính là cơ sở tạo nên sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Viết về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ với tinh thần dũng cảm bất chấp mọi khó khăn gian khổ, niềm lạc quan – họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Ánh trăng: tâm sự của người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh, nay đã sống giữa thành phố trong hoà bình – gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước với đồng đội trong những năm tháng gian lao đấu tranh nhắc nhở đạo lý thuỷ chung tình nghĩa.
Câu 5. Bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
 1. Giống nhau: Vừa sử dụng bút pháp hiện thực vừa sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều liên tưởng tượng và so sánh độc đáo.
 2. Khác nhau: 
a. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): 
 - Bút pháp hiện thực: Cảnh đoàn thuyền đi đánh cá ở trên biển với không khí lao động hăng say sôi nổi và khẩn trương: “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng - Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông”.
 - Bút pháp lãng mạn: Cảnh hoàng hôn trên biển: Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then đêm sập cữa. Cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa biển khơi Ta hát bài ca gọi cá vào – gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
b. Ánh trăng (Nguyễn Duy): 
 - Bút pháp hiện thực: Cuộc sống của người lính lúc ở chiến trường Hồi chiến tranh ở rừng, cuộc sống của người lính khi trở về thành phố quen với điện cửa gương và cảnh vẫn thường xuyên xảy ra ở thành phố.
 - Bút pháp lãng mạn: trăng và người trở thành tri kỉ khi ở chiến khu và cảnh trăng và người đối mặt với nhau khi đèn tắt.
c. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): 
 - Bút pháp hiện thực: Miêu tả không khí khẩn trương của đất nước khi vào xuân.
 - Bút pháp lãng mạn: cảnh đất trời vào xuân thật quyển rũ với tiếng chim hót lảnh lót ngân vang, là lời nguyện ước chân thành của tác giả muốn làm tiếng chim, bông hoa, nốt nhạc trầm để dâng lên mùa xuân của đất nước.
d. Con cò (Chế Lan Viên): 
 - Bút pháp hiện thực: Xuất phát từ lời ru hang ngày của người mẹ đối với con.
 - Bút pháp lãng mạn:hình ảnh con cò là sự hoá thân của người mẹ, của tình yêu của mẹ dành cho con, cò đứng quanh nôi, cò theo con đi học, có ở bên trang văn, cò theo con ngay cả khi con trưởng thành,  đó là sự bay bổng của đôi cánh lãng mạn.
Câu 6. Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
 	Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
Câu thơ đã khái quát lên nỗi khó khăn nhọc nhằn của người bà. Cái dáng còng còng đi trong sương gió, nắng mưa, suốt đời bươn chải tần tảo của bà đã khắc sâu trong tâm khảm của cháu. Cháu hiểu và thương bà lắm. “Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ” bà vẫn chưa được một phút giây nghỉ ngơi “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Từ thói quen dậy sớm ấy bà đã nhóm lên sự nồng đượm ấm cúng cho căn nhà; nhóm lên sự yêu thương của tình bà cháu; nhóm lên sự no ấm của “ nồi xôi gạo mới”, của “khoai sắn ngọt bùi”; để rồi “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” bao khát khao ước mơ. Từ nhóm liên tiếp xuất hiện trong bốn câu thơ tiếp theo, được đặt ở vị trí đầu câu giống như ngọn lửa đang từ từ bùng lên, bùng lên, rừng rực cháy mạnh mẽ và theo đó mà kí ức con người cũng thức dậy xôn xao.
Đoạn thơ kết lại:
Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa
Bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường nữa mà nó trở thành sự kì diệu thiêng liêng, là niềm xúc động sâu xa trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Câu thơ giống như một sự đúc kết, có dức khái quát cao nâng hình tượng của bếp lửa lên một ý nghĩa mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP VỀ THƠ.doc