Giáo án môn Ngữ văn 9 - Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"

I.Nguyễn Du

1.Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan.

2.Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Phong trào nông dân Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.

3.Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống nhiều năm phiêu bạt trên đất Bắc( 1786 – 1796 ) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh ( 1796 – 182). Sau khi Nguyễn ánh lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, năm 1820 khi chuẩn bị làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.

4.Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

5.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán Nguyễn Du có ba tập thơ ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ) với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều, ngoài ra còn có Văn chiêu hồn.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"
I.Nguyễn Du
1.Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan.
2.Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn. Phong trào nông dân Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.
3.Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống nhiều năm phiêu bạt trên đất Bắc( 1786 – 1796 ) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh ( 1796 – 182). Sau khi Nguyễn ánh lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, năm 1820 khi chuẩn bị làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.
4.Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
5.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán Nguyễn Du có ba tập thơ ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ) với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều, ngoài ra còn có Văn chiêu hồn.
II.Truyện Kiều
1.Nguồn gốc Truyện Kiều: Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ). Nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công của tác phẩm.
2.Tóm tắt Truyện Kiều 
Truyện Kiều bao gồm 3254 câu thơ lục bát và được chia làm 3 phần;
-Gặp gỡ và đính ước
-Gia biến và lưu lạc
-Đoàn tụ
2.Giá trị nội dung và nghệ thuật
a.Nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc
b.Nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuyet minh ve tac gia Nguyen Du va Truyen Kieu.doc