Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 đến tuần 7 - Trường PTDTBT Nậm Cắn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 đến tuần 7 - Trường PTDTBT Nậm Cắn

TUẦN 5

 TIẾT 21- TIẾNG VIỆT

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản đồng thời phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

B. CHUẨN BỊ

-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.

- HS học bài cũ, xem và chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. ổn định

2. Bài cũ: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? Có thể chuyển từ cách dẫn trực tiếp thành gián tiếp như thế nào?

3. Bài mới:

Vào bài: Trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng đó, nhờ vậy mà tiếng Việt ngày càng phát triển. Vậy sự phát triển từ ngữ tiếng Việt diễn ra theo những con đường nào? .

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 đến tuần 7 - Trường PTDTBT Nậm Cắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngµy dạy: .9.2012
TUẦN 5 
 TIẾT 21- TIẾNG VIỆT
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.
2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản đồng thời phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
B. CHUẨN BỊ
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH.
- HS học bài cũ, xem và chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định
2. Bài cũ: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? Có thể chuyển từ cách dẫn trực tiếp thành gián tiếp như thế nào?
3. Bài mới:
Vào bài: Trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng đó, nhờ vậy mà tiếng Việt ngày càng phát triển. Vậy sự phát triển từ ngữ tiếng Việt diễn ra theo những con đường nào? ...
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS chú ý các bài tập 1,2 đã cho.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
?Từ “kinh tế” trong bài thơ này có ý nghĩa gì?
? Từ này ngày nay được hiểu ntn?
- Danh từ: 1.Tổng hợp các quan hệ sản xuất đặc thù cho một giai đoạn phát triển xã hội (kinh tế phong kiến; KT TBCN...)
2. Hoạt động của con người trong sx, phân phối, sử dụng của cải vật chất: phát triển kinh tế.
-Tính từ: 1. Có hiệu quả cao (làm ăn rất kinh tế);
2. Có liên quan đến lợi ích, vật chất (làm kt để )
? Qua việc tìm hiểu nghĩa của từ “kinh tế”, em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
- HS đọc kĩ các ví dụ (a); (b) đã cho ở sgk
? có những từ in đậm nào?
? Em hãy xác định nghĩa của mỗi từ in đậm ở mỗi ví dụ và cho biết đâu nào là từ có nghĩa gốc và đâu là từ có nghĩa chuyển?
? Giữa hai từ “xuân”, xét về nghĩa em thấy có sự giống nhau như thế nào? (đặc điểm của mùa xuân và đặc điểm của tuổi trẻ...).
-GV: Vậy “xuân 2” được hình thành dựa trên cơ sở sự tương đồng (giống nhau) giữa hai hiện tượng.
-GV: cách thức chuyển nghĩa như vậy được gọi là chuyển nghĩa theo phương thức Ẩn dụ.
? Tương tự như thế, từ “tay”nào có nghĩa gốc, từ nào nghĩa chuyển? Chuyển theo cơ chế nào? Giữa hai từ này còn có sự liên quan nào nữa không?
? Hai hiện tượng chuyển nghĩa này có gì khác các phép tu từ đã học?
? Như vậy có những Phương thức chuyển nghĩa nào trong từ vựng Tiếng Việt?
? Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào về sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ?
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1. Ví dụ (sgk)
2. Nhận xét:
(1). – Kinh tế: kinh bang tế thế => trị nước cứu đời.
=> Ngày nay, từ “kinh tế” không dùng theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng.
ó Tiểu kết 1: Nghĩa của từ có thể bị thay đổi – có những nghĩa bị mất đi và có những nghĩa mới hình thành.
(2). (a)1: “xuân” => mùa đầu tiên của năm ó là nghĩa gốc
(a)2: “xuân” => lúc trẻ trung, thời tuổi trẻ ó nghĩa chuyển.
=> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
(b)1: “tay” => bộ phận cơ thể người => Ng. gốc
(b)2: “tay” => người chuyên hay giỏi về 1 nghề, lĩnh vực nào đóó Lấy cái bộ phận (tay)chỉ toàn thể (con người.) nghĩa chuyển.
=> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
ó Tiểu kết 2: có hai phương thức biến đổi nghĩa của từ là PTAD và PTHD.
3. Kết luận:
Ghi nhớ ( sgk. Tr.56 )
-GV khắc sâu kiến thức bằng sơ đồ hóa với ví dụ min họa như sau:
Có hai phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
ẨN DỤ
HOÁN DỤ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật này (x) để gọi cho sự vật khác (y)
A(x) à (y)
Dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó) giữa hai sự vật. 
(x và y giống nhau)
- Về hình thức(bề ngoài):mũi người, mũi thuyền
- Về cách thức: nắm tay, nắm vấn đề
- Về chức năng, công dụng: bến nước, bến xe
- Về kết quả: vị nhạt, màu nhạt... 
Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi, luôn đi đôi) giữa hai sự vật.
(x và y gần gũi, đi đôi với nhau)
Ta thường gặp các hoán dụ sau:
- Lấy bộ phận chỉ toàn thể: tay, tay vợt...
- Lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng: làng quê , cả làng...
- lấy trang phục thay cho người: áo nâu,...
-GV: Để khắc sâu kiến thức, chúng ta chuyển sang phần bài tập luyện tập.
Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
?Từ “Trà” trong các cách dùng (...) có phải là búp hoặc lá chè như trong định nghĩa không?Từ đó em hãy xác định đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
?“Trà” trong các cách dùng (...) được chế biến để làm gì? ( pha nước uống ). Vậy nó là từ chuyển nghĩa theo phương thức nào?
-GV hướng dẫn HS làm BT3, tương tự BT2
?“đồng hồ”là đồ vật dùng để đo đếm đơn vị nào? Trong các từ “...”, thì “đồng hồ ” có dùng để đo giờ phút không? Vậy nghĩa của từ này được dùng theo PT chuyển nghĩa nào?
?Hãy xác định nghĩa gốc của các từ đã cho, từ đó tìm nghĩa chuyển của các từ đó? GV dẫn VD:
- “hội chứng”: tập hợp các triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (Hội chứng tiền đình) => chuyển: tập hợp các hiện tượng, sự kiện (không tốt) cùng xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều người của một tình trạng, một vấn đề xã hội (hội chứng li hôn).
II. LUYỆN TẬP:
BT1: a) “chân” => nghĩa gốc.
b) “chân” => nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c) “chân” => nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
d) “chân” => nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ .
BT2: -“Trà”: trong các từ “trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua” không được làm từ búp hoặc lá chè, do vậy “trà” trong các từ này không được dùng với nghĩa gốc => là nghĩa chuyển.
- “Trà”: trong các cách dùng (...) đều được chế biến để pha nước uống => PTCN theo lối ẩn dụ. 
BT3: - “đồng hồ”(đồng hồ điện, đồng hồ nước...) => không dùng để đo giờ phút mà để đo lượng nước, điện, xăng ó nghĩa chuyển theo PT ẩn dụ.
BT4: 
-“ngân hàng”: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí => nghĩa chuyển: kho lưu trữ (ngân hàng máu, ngân hàng đề thì...)
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Vì sao từ tiếng Việt có sự biến đổi và phát triển về nghĩa? Phát triển theo cách nào? Có những phương thức nào phát triển nghĩa của từ ngữ?
- HS về nhà làm lại bài tập, hoàn chỉnh BT5 vào vở BT.
Ngµy dạy: .9.2012
TUẦN 5 
 TIẾT 22- VĂN BẢN
Hướng dẫn đọc thêm:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Vũ Trung Tùy bút )
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết sơ giản về thể loại tùy bút thời trung đại. Qua tùy bút này thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh; thấy được những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở 
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại qua đó HS tự tìm hiểu về một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.
B. CHUẨN BỊ
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, sưu tầm tư liệu cần thiết
-HS học bài cũ, đọc văn bản và trả lời một số câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn đinh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vai trò của hình ảnh chiếc bóng trong văn bản “Người con gái ”
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-GV hướng dẫn HS đọc chậm và suy nghĩ kĩ trên từng sự việc, chi tiết cụ thể, hàm chứa nhiều ý nghĩa và chú ý các chú thích
? Nêu vài nét về tác giả ?
?Em hiểu gì về tác phẩm?
? Văn bản thuộc thể loại nào?em hiểu gì về thể loại tùy bút cổ? Văn bản gần với kiểu vb nào em đã học?
? Tác giả kể theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
? Sự ghi chép trong tùy bút cổ không cần đến kết cấu. Tuy nhiên trong văn bản này sự ghi chép tập trung vào hai sự việc chính, đó là những sự việc nào? Hãy xác định hai phần nội dung đó trên vb?
Hoạt động 2:
- HS chú ý phần văn bản thứ nhất.
?Có thể khái quát thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh thành những thói ăn chơi cụ thể nào?
?Thú thích dạo chơi của chúa Trịnh được miêu tả bằng những chi tiết nào? Em hãy tìm những chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ đó?
? Em có nhận xét gì về quy mô của các cuộc dạo chơi này? Nhằm mục đích gì? Theo em, bức tranh chúa dạo chơi hiện lên như thế nào?
? Khi nói về thú vui này của chúa Trịnh, tác giả có thái độ ntn? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
? nếu như sở thích thứ nhất của chúa chỉ t/đ đến toàn bộ triều định, quan binh, thì sở thích thứ hai ntn?
? Thú chơi cây cảnh của Trịnh Sâm được ghi lại bằng những chi tiết nào?
? Mục đích của việc vơ vét những thứ đó là gì?
? Để làm rõ hơn về thói ăn chơi ích kỉ của chúa Trịnh, tác giả đã đưa chi tiết đắt giá nào vào văn bản? Điều đó cho ta hiểu thêm điều gì về Chúa?
?Thói thích chơi chậu hoa cây cảnh của chúa còn được thể hiện ở chi tiết nào trong văn bản? Em hình dung cảnh được miêu tả là một cảnh tượng ntn?
?Em có nhận xét gì về cách kể của tác giả trong đoạn này?
? Từ thú chơi đèn đuốc và chơi cây cảnh của chua Trịnh Sâm, em hiểu gì về cách sống của vua chúa thời phong kiến suy tàn?
-GV: Đoạn trước của VB cho ta thấy được sự ăn chơi xa xỉ của chúa, đoạn sau lại kể về những thói nhũng nhiễu dân của bọn quan lại cung giám.
? Trong phủ chúa, bọn quan hoạn có vai trò ntn? Chúng đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
? Người dân dưới thời chúa Trịnh đã phải hứng chịu tai họa từ những thủ đoạn nay ntn? Điều đó phản ánh một xã hội như thế nào? 
?Tác giả đã kết thúc bài tùy bút bằng cách ghi lại một sự việc có thực đã từng xảy ran gay trong nhà mình. Điều đó nhằ ... âu thơ đầu của t/g? (chú ý về đường nét, màu sắc)
?Để vẽ nên bức họa tuyệt đẹp về không gian mùa xuân, tác giả đã sử dụng BPNT nào? (em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của ND khi gợi tả mùa xuân) ?
? Qua đó, ta hiểu thêm điều gì về tác giả?
- tài năng miêu tả thiên nhiên và tâm hồn yêu .
- HS chú ý phần văn bản tiếp theo.
? Trong khung cảnh lễ hội, có những hoạt động nào diễn ra?
? Trong khung cảnh đó, lễ hội diễn ra với không khí như thế nào?
?Theo em,không khí đó có được là nhờ cách tả, cách dùng từ của tác giả ra sao? (em hãy tìm những từ ghép là DT, ĐT, TT gợi tả không khí lễ hội).
? Tác dụng của cách tả, dùng từ?
? Đọc kĩ chú thích kết hợp đoạn thơ, hãy nêu cảm nhận của em về lễ hội truyền thống mà tác giả đã khắc họa trong bức tranh thơ của mình?
? Thành công nghệ thuật của ND trong việc tái hiện khung cảnh lễ hội mua xuân? 
- GV chuyển ý,HS theo dõi phần văn bản còn lại; 
?Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
? Xác định các từ láy có trong đoạn thơ cuối? Những từ láy đó có tác dụng ntn trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng con người?
? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối?
- GV: lòng người như hòa trong cảnh vật. Những từ láy không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người,
? Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ cuối?
Hoạt động 3:
? Nội dung chính của đoạn trích?
? Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của ND trong đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
1. đọc, tìm hiểu từ khó
2. vị trí: Phần đầu tác phẩm ( Gặp gỡ – đính ước), sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều 
=> nội dung: Tả cảnh xuân, cảnh lễ hội và cảnh du xuân của chị em Kiều.
3. bố cục: 3 phần
-Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
-Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết TM
-Sáu câu cuối: Cảnh chị em TK du xuân trở về
=> kết cấu theo trình tự T/G của cuộc du xuân
4. PTBĐ chính: Miêu tả
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khung cảnh ngày xuân
- thời điểm: mùa xuân
- hình ảnh: con én đưa thoi, cỏ non, hoa lê
- màu sắc: xanh, trắng 
- không gian: bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh => yên ả, thanh bình.
ó đường nét, màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, nhẹ nhàng, thanh khiết, giàu sức sống của mùa xuân.
*Nghệ thuật:
- bút pháp ước lệ, tượng trưng, miêu tả chấm phá
- ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu tính nhạc và biểu cảm.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- hoạt động: lễ tảo mộ; hội đạp thanh
- khung cảnh: tấp nập, dập dìu
+ DT: yến anh, chị em, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần => cảnh vật, con người, phương tiện, trang phục rộn ràng.
+ ĐT: sắm sửa => hoạt động
+ TT: gần xa, nô nức, dập dìu => không khí, tâm trạng người đi hội.
Giàu tính biểu cảm
 - lễ hội truyền thống: tấp nập, dập dìu và thành kính, nghiêm trang
*Nghệ thuật:
- lối nói ẩn dụ, gợi hình ảnh
- sử dụng nhiều từ ghép đôi, từ láy đôi => khung cảnh lễ hội rộn ràng, màu sắc, hình ảnh.
- nhịp thơ 2/2 giàu tính nhạc => gợi tả âm thanh, không khí.
3. Cảnh chị em TK du xuân trở về
- thời gian: xế chiều, trong thời khắc ngày tàn
- không khí nhạt và lặng dần
- không gian: yên tĩnh, êm đềm, thoáng đượm nét buồn (tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ) ó gợi tả tâm trạng như bâng khuâng, nuối tiếc
=> Bức tranh tâm cảnh.
*nghệ thuật:
- sử dụng nhiều từ láy và thủ pháp gợi tả
III. Tổng kết:
Nội dung: “Cảnh ngày xuân” là bức tranh
Nghệ thuật
- Kết cấu theo trình tự thời gian
- nghệ thuật sử dụng ngôn từ giàu tính tạo hình, giàu sức gợi tả đã khắc họa thành công bức tranh Cảnh ngày xuân.
- Kết hợp bút pháp tả cụ thể, chi tiết (cảnh lễ hội) với bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá (khung cảnh chung).
- Cách tả cảnh ngụ tình nhuần nhị, tự nhiên,
ó ND đã khắc họa nên những bức tranh phong cảnh vô cùng đặc sắc.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- HS học thuộc đoạn trích, đọc diễn cảm, nắm được nội dung và nghệ thuật.
- xem lại bài kiểm tra số 1, chuẩn bị cho tiết trả bài.
 Ngµy dạy: /9/2012
TUẦN 6 
 TIẾT 30 – TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Kĩ năng: Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài TLV số và biết sửa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp,
B. CHUẨN BỊ
- GV chấm bài, nhận xét, cho điểm.
- HS làm lại đề kiểm tra vào vở bài tập, chú ý bước lập dàn bài và xác định vị trí cần sử dụng yếu tố miêu tả.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Tiến hành trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS sửa chữa bài
- HS nhắc lại đề bài
- GV ghi đề lên bảng
- HS xác định yêu cầu về nội dung, hình thức, bố cục
Hoạt động 2:
- HS thảo luận và xây dựng giàn ý
Hoạt động 3:
- HS tự đánh giá về một số ưu, nhược điểm của mình so với dàn ý yêu cầu.
- GV nhận xét ưu, nhược điểm và những lỗi cần khắc phục.
- HS đọc một số bài và đoạn văn hay.
Hoạt động 4:
- GV đưa ra một số lỗi cơ bản
- HS thảo luận hướng sửa lỗi và cách sửa lỗi
- GV bổ sung kết luận hướng và cách sửa lỗi
Nhận xét đánh giá chung về giờ trả bài.
* Đề bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam
I. Phân tích đề:
- Thể loại: Thuyết minh kết hợp một số BPNT và miêu tả.
- Nội dung: Cây lúa Việt Nam:
+ Đặc điểm sinh trưởng
+ Giá trị vật chất
+ Giá trị tinh thần văn hóa
- Hình thức: tự sự,
 p/v, tự thuật, 
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về vai trò, vị trí của cây lúa Việt Nam
2. Thân bài: 
- Đặc điểm cây lúa: giống cây; quá trình sinh trưởng;nơi trồng, đặc tính; chủng loại; mùa vụ,
- Cây lúa trong đời sống vật chất của người Việt Nam: gạo; vỏ trấu, tấm, cám, rơm, rạ,
- Cây lúa trong đời sống văn hóa tinh thần: biểu tượng nền văn minh lúa nước, tục lễ thờ cúng, văn hóa ẩm thực, đi vào ca dao dân ca,
3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng và thái độ của mọi người với cây lúa.
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Viết đúng thể loại, đối tượng 
- Thuyết minh được những nội dung cơ bản
- Bố cục rõ ràng 3 phần
- Trình bày cẩn thận, sạch sẽ.
- Sử dụng hợp lí và hiệu quả các BPNT và y/t MT
- diễn đạt có tiến bộ.
2. Nhược điểm:
- Nội dung: chưa sâu, sơ sài, không đủ ý; phần viết về cây lúa trong đời sống văn hóa tinh thần còn hời hợt, vốn hiểu biết ít. Nhiều bài sa vào kể.
- Hình thức: Một số bài thiếu KB; phần TB tách đoạn chưa hợp lí, có bài không tách đoạn; liên kết đoạn vụng về; sử dụng BPNT Miêu tả còn vụng, chưa hấp dẫn; chữ viết cần nắn nót và cẩn thận,
IV. Chữa bài:
1. Về nội dung: ý và cách sắp xếp ý; sự kết hợp các yếu tố nghệ thuật.
2. Về hình thức: Bố cục, trình bày, diễn đạt.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- HS về nhà làm lại bài vào vở bài tập, chuẩn bị bài mới.
Ngày dạy: / 9/ 2012
TUẦN 7
 TIẾT 31 – TIẾNG VIỆT
THUẬT NGỮ
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm “Thuật ngữ” và những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển và biết sử dụng từ ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
B. CHUẨN BỊ
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị ĐDDH
- HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Có những cách nào để phát triển tự vựng tiếng Việt? Lấy ví dụ minh họa?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- HS đọc kĩ hai cách giải thích nghĩa ở ví dụ, sgk, trả lời câu hỏi.
?So sánh hai cách giải thích ở sgk, cho biết các cách giải trên dựa trên cơ sở nào? 
?Cách giải nghĩa nào của các từ đó đòi hỏi phải có kiến thức hóa học mới hiểu được?
-HS đọc VD 2, trả lời câu hỏi.
?em hãy xác định các bộ môn khoa học có sử dụng các định nghĩa của các từ đã cho?
? Cho biết loại văn bản nào thường dùng các từ ngữ trên?
?Từ việc tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết thế nào là thuật ngữ?
Hoạt động 2:
- HS xác định yêu cầu và hoàn thành
?Các thuật ngữ trên còn có nghĩa nào khác không
?Xác định từ “muối” nào có sắc thái biểu cảm? (so sánh ), đó là thuật ngữ hay từ ngữ thông thường? Từ đó em rút ra kết luận gì về đặc điểm của Thuật ngữ?
Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở sgk
Thuật ngữ là gì?
Ví dụ:
Nhận xét:
VD 1:
*Cách 1: - dựa vào đặc điểm bên ngoài 
- trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
*Cách 2: - dựa vào các đặc tính bên trong 
- trên cơ sở khoa học
ó Cách 2: giải thích nghĩa của từ dựa trên các căn cứ khoa học. Nếu không có kiến thức liên quan đến chuyên môn thì không thể hiểu được.
VD 2:
- Thạch nhũ : địa lý.
- Bazơ : hoá học.
- Ẩn dụ : ngữ văn.
- Phân số thập phân : toán học.
=> Thường dùng trong các văn bản KH, CN
Kết luận: (ghi nhớ, sgk)
Đặc điểm của thuật ngữ
Thuật ngữ có tính đơn nghĩa
Muối 1: Không có sắc thái biểu cảm => Là TN
Muối 2: Có sắc thái b/c =>từ ngữ thông thường
=> Thuật ngữ không có tính biểu cảm
* Kết luận: Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
BT1: lực, xâm thực, hiện tượng hóa học, trường từ vựng, di chỉ, đường trung trực,
BT2: 
- Thuật ngữ “điểm tựa” trong vật lí là: điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Điểm tựa trong câu thơ có nghĩa là chỗ dựa chính.
BT3: 
Hỗn hợp là thuật ngữ
b) Hỗn hợp là thông thường
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
-Hs về nhà học bài cũ, làm các bài tập còn lại vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 Tu tiet 21 den 31.doc