Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 60

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 60

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

- thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh

II – CHUẨN BỊ

- chân dung nhà văn Thanh Tịnh

- một số hình ảnh, băng hình, bài hát về ngày tựu trường

III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài

- kiểm tra tập vở, sách giáo khoa và bút, viết của học sinh

 

doc 80 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
BÀI 1 – TIẾT 1 + 2
Văn bản 	 TÔI ĐI HỌC
THANH TỊNH
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
- thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II – CHUẨN BỊ
- chân dung nhà văn Thanh Tịnh
- một số hình ảnh, băng hình, bài hát về ngày tựu trường
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài
- kiểm tra tập vở, sách giáo khoa và bút, viết của học sinh
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
- Hướng dẫn đọc: Văn bản “Tôi đi học” diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường. Vì thế khi đọc các em phải thể hiện được nỗi niềm bâng khuâng, cùng những rung động nhẹ nhàng, trong sáng như cùng tác giả trở về ngày đầu tiên đi học
- gọi HS đọc văn bản
1. Em hãy cho biết đôi nét về nhà văn Thanh Tịnh?
- “Hằng năm tựu trường”: từ hiện tại, nhân vật “tôi” nhớ về dĩ vãng, những biến chuyển của trời đất cuối thu cùng hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng. Những kỉ niệm ấy được nhà văn diễn tả theo ba trình tự không gian và thời gian, đó là: trên đường đến trường, lúc ở sân trường và trong lớp học
2. Em hãy phân chia những đoạn văn tương ứng với ba trình tự ấy
3. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi” gắn liền với khoảng thời gian nào và ở đâu?
- một buổi sáng cuối thu bình thường như mọi ngày, con đường làng dài và hẹp vốn dĩ rất thân quen nhưng giờ đây lại trở thành kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí vì đó là nơi gắn liền với ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Điều đó chứng tỏ tác giả là người rất tha thiết yêu quê hương
4. “Con đường này thấy lạ”, cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi có ý nghĩa gì”?
5. Chi tiết “Tôi không Sơn nữa” có ý nghĩa gì ? 
6. Việc học hành thường gắn liền với sách vở, bút thước, quần áo mới “Trong chiếc cũng được”, em hãy cho biết qua hai chi tiết “bặm tay ghì thật chặt” quyển vở và muốn thử sức mình tự cầm lấy bút thước cho ta thấy thái độ của tác giả đối với việc học là như thế nào?
7. Cảnh sân trường làng Mĩ Lí có gì nổi bật?
8. Cảm nhận của tác giả về ngôi trường Mĩ Lí lúc chưa đi học và trong ngày đầu đến trường có gì khác nhau?
9. Tại sao tác giả lại so sánh trường học với đình làng?
10. Khi tả những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào?
11. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh ấy?
12. Em hãy tìm những hình ảnh thể hiện sự quan tâm của người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đi học?
13. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của gia đình, nhà trường đối với học sinh?
14. Nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào khi bước chân vào lớp?
- Nhân vật “tôi” cảm thấy lạ vì đây là lần đầu tiên bước vào lớp học, một môi trường hoàn toàn mới nhưng lại không hề cảm thấy xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì đã bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình trong suốt một năm học, một tình cảm rất tự nhiên và trong sáng
15. Chi tiết “Một con chim cao”, theo em đó có phải là một sự tình cờ hay không hay còn có dụng ý nào khác?
16. “Tôi đưa mắt học”, dòng chữ “Tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
17. Ở lớp 6 và lớp 7 các em đã học các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt như tự sư, miêu tả, biểu cảm. Em hãy cho biết văn bản “Tôi đi học” sử dụng phương thức biểu đạt nào?
18. Theo em, phương thức biểu đạt nào là nổi bật hơn cả?
19. Em hãy tìm và phân tích một số hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài?
- Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi. Đây là các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình
- Nhờ các hình ảnh so sánh như thế mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật tôi được người đọc cảm nhận cụ thể hơn. Cũng nhờ chúng mà truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình trong trẻo
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- đọc SGK
- HS tự chia
- thời gian: một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
- không gian: trên con đường làng dài và hẹp
- đó là dấu hiệu của sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé trong ngày đầu đến trường, cảm thấy mình đang có sự thay đổi, con đường cũng trở nên quan trọng hơn, cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé khi bước chân đến trường
- báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức, tự thấy mình đã lớn và cần phải nghiêm túc hơn trong việc học hành
- có ý chí học tập ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn được chững chạc như bạn, không muốn thua kém bạn
- đề cao việc học tập của con người là rất quan trọng
- dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa
- lúc chưa đi học, trường là một nơi xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Lần đầu đến trường, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp khiến “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”
- đình làng là nơi thờ cúng, tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn. So sánh trường học với đình làng: thể hiện cảm xúc trang nghiêm của tác giả với ngôi trường đồng thời đề cao tri thức mà con người sẽ học được trong trường học, chắc chắn đó sẽ là một chân trời mới với nhiều điều bí ẩn và lí thú
- “Họ e sợ”
- diễn tả rất đúng tâm trạng lần đầu tiên đến trường, vừa vui mừng nhưng cũng vừa lo sợ vì lần đầu tiên cảm nhận được sự trưởng thành của mình trong tình cảm và nhận thức
- đề cao sức hấp dẫn của trường học vì ở bất cứ lứa tuổi nào cũng mong muốn được học tập, được hiểu biết, nhất là ở lứa tuổi lần đầu đến trường, lứa tuổi và lớp 1
- thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả vì chỉ có đi học và học giỏi, con người mới có điều kiện và cơ hội để thực hiện ước mơ của mình
- các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. Có lẽ các vị ấy cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình
- ông đốc là hình ảnh một người thấy , một nhà lãnh đạo nhà trường từ tốn, bao dung
- thầy giáo trẻ dạy học sinh mới cũng là một người giàu tình thương yêu
- đó là trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một ngôi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành
- “Một mùi hương có thật”
- đó là hình ảnh gợi nhớ và nuối tiếc những ngày trẻ thơ hoàn toàn chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời, giai đoạn làm học sinh, bắt đầu tập làm người lớn
- cách kết thúc bất ngờ, khép lại văn bản nhưng lại mở ra một giai đoạn mới, một thế giới mới, một chân trời mới trong cuộc đời của một đứa trẻ. Đó là niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của nhân vật tôi đồng thời cũng gợi cho người đọc nhớ lại những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Và dòng chữ “Tôi đi học” cũng chính là chủ đề của tác phẩm
- tự sự, miêu tả, biểu cảm
- biểu cảm, nhờ đó mà văn bản tuy là văn xuôi nhưng rất giàu chất thơ và có sức truyền cảm nơi người đọc
- HS tự tìm
I – TÁC GIẢ
SGK 8
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng trên đường đến trường
- con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo và mấy quyển vở trên tay
- muốn thử sức mình khi xin mẹ được cầm bút thước như các bạn khác
Þ Ham học, yêu bạn bè và mái trường quê hương
2. Tâm trạng lúc ở sân trường
- sân trường dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi sáng sủa
- ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, cảm thấy mình như bước vào một thế giới khác va cách xa mẹ hơn
- cảm nhận được trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai
3. Tâm trạng trong lớp học
- cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
- vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin, nhân vật “tôi” nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên
III – GHI NHỚ
SGK 9
v Dặn dò
- học thuộc Ghi nhớ
- đọc trước bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
BÀI 1 – TIẾT 3
Từ ngữ	 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc ghi nhớ của văn bản “Tôi đi học”
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
1. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá. Vì sao?
2. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu?
- tương tự với từ chim, cá
3. Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
4. Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
5. Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Vì sao, cho ví dụ?
- HS làm bài tập theo mẫu sơ đồ trong bài học
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- rộng hơn vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá
- rộng hơn vì thú không chỉ có voi, hươu mà còn nhiều loại khác
- khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
- được vì mo ...  kẻ làm trai, của người đang làm phận sự của kẻ anh hùng. Trong quan niệm nhân sinh truyền thống, làm trai đồng nghĩa với “làm anh hùng”, “chí làm trai” chính là “chí anh hùng”
- thế thì ở đây, nói “làm trai” là tỏ lòng kiêu hãnh của một người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình. Con người như thế lại đường hoàng “đứng giữa” trời đất Côn Lôn. Đã từ lâu, cái tên Côn Lôn mới chỉ nghe nhắc đến đã là một nỗi ghê sợ hãi hùng, vì Côn Lôn là nơi lưu đày một đi không trở lại, là nơi lao động khổ sai đến mức kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, là tra tấn dã man, là bắn giết. Vì thế cho nên “đứng giữa đất Côn Lôn” là đứng giữa tất cả những điều ấy, mà đứng vững được thì đã là anh hùng rồi. “Đứng giữa đất Côn Lôn” là “đứng giữa” biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững! Từ câu thơ đã toát lên một vẻ đẹp hùng tráng
6. Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những câu thơ miêu tả công việc đập đá?
7. Vì sao kẻ thù lại chọn công việc đập đá để bắt các tù nhân làm?
8. Công việc đập đá được gợi tả qua những từ ngữ nào?
- công việc thì nặng nhọc nhưng dưới ngòi bút miêu tả của nhà thơ Phan Châu Trinh công việc đập đá lại giống như một cuộc chinh phục thiên nhiên của một dũng sĩ trong thần thoại
9. Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả công việc phi thường đó?
10. Bốn câu thơ đầu này có hai lớp nghĩa, hai lớp nghĩa đó là gì?
11. Nhận xét về khẩu khí của tác giả qua bốn câu thơ mở đầu là gì?
- qua bốn câu thơ mở đầu, Phan Châu Trinh đã dựng lên một bức tượng đài người về chiến sĩ cách mạng giữa đất trời Côn Lôn, trong tư thế hiên ngang bất khuất, lẫm liệt, sừng sững giữa trời. Dẫu bị tù đày, khổ sai nhưng tâm hồn ông vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa đấu tranh, giữa khổ ải mà vẫn nở nụ cười, ung dung đến thế là cùng
- gọi HS đọc 4 câu thơ cuối
- nếu như ở 4 câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm thì đến 4 câu thơ cuối cùng này tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của chính mình
12. Đó là suy nghĩ nào?
13. Phân tích những hình ảnh đối lập trong hai câu thơ 5 và 6?
- khí phách vẫn rất hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của một người anh hùng nhưng giọng điệu của câu thơ đã chuyển sang một giọng điệu khác đó là giọng tự bộc bạch
- nếu như ta ví cả bài thơ này là một trận đánh thì 4 câu thơ đầu tiên chỉ là một hiệp đầu với những trận giao tranh ác liệt với những nhát búa giáng xuống “đập tan, đập bể, năm bảy đống, mấy trăm hòn”, kết thúc hiệp đấu thứ nhất, người chiến sĩ dừng tay lại, để có những phút suy tư. Cuộc chiến đấu còn dai dẳng “tháng ngày” triền miên. Tù ngục, nơi đày ải “Côn Lôn” là một trường học thiên nhiên để thử thách chí làm trai. Anh hùng đâu chỉ là chuyện một ngày, một trận đánh. Muốn hoàn thành sự nghiệp cứu nước cứu dân phải bền gan vững chí, phải có tấm lòng sắt son, phải có niềm tin sắt đá. Vì thế nên cái giây phút suy tư trầm lắng này thật đáng quý, khắc họa thêm một vẻ đẹp khác của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Người anh hùng cũng là một người bình thường, họ cũng có tình cảm, bên cạnh vẻ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong, mang đậm màu sắc thần thoại, sử thi, họ còn có một vẻ đẹp rất con người, vẻ đẹp hướng nội, vẻ đẹp nội tâm rất chân thực
- gọi HS đọc hai câu cuối
14. Ý nghĩa của hai câu thơ này là gì?
- Hai câu thơ cuối cùng này thể hiện ý thức sâu sắc của Phan Châu Trinh về sự nghiệp chung, về cá nhân mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân
- sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân quả là một sự nghiệp lớn lao được nhà thơ ví như việc “vá trời”, đây là một liên tưởng hoàn toàn hợp lí vì toàn bài thơ đều sử dụng những hình ảnh rất mạnh mẽ và giọng điệu thơ rất ngang tàng
- nhà thơ đã đem cái nỗi gian nan của mình, là cái án chém, là cái án đày đi khổ sai mà so sánh với sử nghiệp “vá trời” để cứu nước cứu dân thì việc “lỡ bước” của cá nhân mình chỉ là “việc con con”. So sánh như vậy để nhà thơ hiểu rõ mình hơn, hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung là sự nghiệp cứu nước
- đọc SGK
- đọc SGK
- thất ngôn bát cú Đường luật
- 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết
- 4 câu thơ đầu nói về công việc đập đá ở Côn Lôn và khí phách của người tù anh hùng
- 4 câu thơ cuối thể hiện ý chí kiên cường, tấm lòng sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh gian nan, hoạn nạn
- HS tự trả lời
- Lừng lẫy làm cho lở núi non, Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn
- HS tự trả lời
- Đập đá vốn là một công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt. Kẻ thù chọn việc đập đá làm công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực người tù hòng làm khuất phục ý chí của người tù
- công việc đập đá được gợi tả đó là dùng tay cầm búa để đập đá (xách búa, ra tay) và phải đập đá thành hòn, thành đống (năm bảy đống, mấy trăm hòn). Công việc thì thủ công những khối lượng rất nặng và chỉ dành cho tù khổ sai mà thôi
- Tác giả đã chọn bút pháp khoa trương (nói quá) và giọng điệu pha chút tự hào để miêu tả công việc đập đá. Dưới bút pháp khoa trương và pha chút tự hào ấy, một tù, một nhà nho chân yếu tay mềm như nhà thơ Phan Châu Trinh thoắt trở thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh thật phi thường
- ngôn từ được tác giả sử dụng trong bốn câu thơ mở đầu này rất chọn lọc với những động từ và tính từ rất mạnh được sử dụng liên tiếp nhau: lừng lẫy, lở núi non, xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể. Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao chiến ác liệt. Mỗi một nhịp thơ vang lên tương ứng với một nhịp búa vung lên, hạ xuống. 
- lớp nghĩa thứ nhất: miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo. Lớp nghĩa thứ hai: khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động thật phi thường
- ngang tàng, ngạo nghễ, bản lĩnh, cứng rắn, mạnh mẽ của một con người dám coi thường mọi thử thách gian nan
- nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng sắt son của mình, không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu.
- Ở hai câu 5 và 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, “tháng ngày, mưa nắng” chỉ những tháng ngày gian khổ mà tác giả phải chịu đựng không phải một sớm một chiều mà phải trải qua nhiều năm tháng. Những thử thách ấy đối lập với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ “thân sành sỏi” và ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạnh “dạ sắt son”
- HS tự trả lời
I – TÁC GIẢ
SGK 149
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Công việc đập đá ở Côn Lôn
- công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá
- khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động thật phi thường
- khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách, gian nan
2. Ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
- không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son
- khẳng định khí phách hiên ngang, lạc quan trước hoài bão lớn lao: cứu nước
III – GHI NHỚ
SGK 150
BÀI 15 – TIẾT 59
Ngữ pháp ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và nêu ý nghĩa
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
- gọi HS nhắc lại các dấu câu đã học và cho ví dụ
- gọi HS đọc và làm các bài tập phần II
I – TỔNG KẾT VỀ DẤU CÂU
1. Dấu chấm
2. Dấu chấm hỏi
3. Dấu chấm than
4. Dấu phẩy
5. Dấu chấm lửng
6. Dấu chấm phẩy
7. Dấu gạch ngang
8. Dấu ngoặc đơn
9. Dấu hai chấm
10. Dấu ngoặc kép
II – CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ DẤU CÂU
v Ghi nhớ
SGK 151
III – LUYỆN TẬP
BÀI15 – TIẾT 60
Tập làm văn THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh
- Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Ôn luyện về dấu câu
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
I – TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ, THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú
1. Mở bài
- Là một thể thơ thông dụng và khó nhất trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ Trung Quốc và Việt Nam rất yêu chuộng
2. Thân bài
- số câu, số chữ trong mỗi bài: 8 câu, mỗi câu 7 chữ
- bố cục: gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết
- đối: câu 3+4, câu 5+6, gồm đối thanh, đối nghĩa, đối từ loại
- niêm: (nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh): câu 1+8, câu 2+3, câu 4+5, câu 6+7
- luật thơ: căn cứ vào tiếng thứ hai của câu 1. Nếu đó là thanh bằng thì bài thơ làm theo vần bằng và ngược lại
- vần: gieo ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
- nhịp: thường là 4/3 hoặc 2/2/3
à Nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của thể thơ này
3. Kết luận
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ và nêu vị trí của thể thơ này trong thời đại ngày nay
II – LUYỆN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 MPT.doc