Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 98

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 98

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

* Giúp HS :

- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng họp tập, rèn luỵện theo gương Bác.

- Có kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2.KTBC : Sách, vở, bài soạn của HS.

3. Bài mới.

 * Giới thiệu bài.

 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

 

doc 238 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 98", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20 / 8 / 2008
Ngày giảng : 25/ 8 
Tiết 1, 2 - Văn bản Phong cách Hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà )
a. mục tiêu Cần đạt.
* Giúp HS : 
- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh – Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng họp tập, rèn luỵện theo gương Bác.
- Có kĩ năng tìm hiểu văn bản nhật dụng.
B.Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2.KTBC : Sách, vở, bài soạn của HS.
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cần đạt
I. Đọc, chú thích.
* Hoạt động cá nhân. 
H: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc kiểu văn bản nào ?
-> Văn bản nhật dụng.
1. Đọc
H: ND mà văn bản đề cập đến là gì ?
-> Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- GV: Văn bản này thuộc chủ đề sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 
H: Hãy nêu cách đọc văn bản ?
-> Đọc đúng, diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
- GV đọc mẫu
- 2 HS đọc -> nhận xét.
2. Chú thích 
H: Hãy giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà ?
-> Giới thiệu về tác giả 
a. Tác giả : Lê Anh Trà
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
- Phát biểu.
b. Tác phẩm :
- Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
H: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 ?
-> Tìm hiểu các chú thích giáo viên đã hướng dẫn.
c. Từ khó : sgk
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
- Theo dõi sgk -> phát hiện 
- P1 ( Từ đầu ...” rất hiện đại” ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- P2 (còn lại) : Nét đẹp trong lối sống HCM.
H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
-Phát hiện ( dựa vào sgk) 
- Trong cuộc đời hoạt động CM, HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
H: Để có được vốn tri thức sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
H: Động lực nào đã giúp Người tiếp thu vốn tri thức của nhân loại ?
- Ham hiểu biết, học hỏi, tự tôn dân tộc.
- Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc dân tộcTrở thành một nhân cách Việt Nam
H: Em hiểu như thế nào về sự “nhào nặn” của nguồn văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc của Bác? 
- Đó là sự đan xen kết hợp bổ sung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá trong tri thức văn hoá HCM.
H: Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ? 
* Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM: biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá.
-Thảo luận -> phát biểu
-> HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
H: Theo dõi phần hai, nêu nội dung chính ?
- Phát biểu nội dung chính
2. Nét đẹp trong nối sống Hồ Chí Minh.
H: ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch CHM có lối sống như thế nào?
- Suy nghĩ -> trả lời.
- Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn...
- Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
- Tư trang: vài chiếc va li con.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối cháo hoa
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về lối sống của Bác ? Tác dụng ?
- Nghệ thuật: đối lập -làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.
-> Giản dị và thanh cao.
H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
-> Đây không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng không phải tự thần thánh hoá làm cho khác người - Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
H: Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
- “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
H: ở phần cuối văn bản, tác giả đã so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em có điểm gì giống và khác giữa lối sống của Bác và các vị hiền triết ?
- Thảo luận - trả lời.
+ Giống: Giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cùng CM.
* Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam tạo ra phong cách HCM.
H: Từ việc tìm hiểu văn bản “Phong cách HCM”, hãy nêu nội dung v/b ?
- Nhận xét khái quát.
-> Vẻ đẹp của phong cách HCM – sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Ghi nhớ: sgk/8
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
+ Kết hợp giữa kể chuyện và bình luận.
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập
H: Trong cuộc sống hiện đại, VH trong thời kì hội nhập, tấm gương của Bác gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Rút ra ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ.
H: Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH ?
-> HS tự bộc lộ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
III. Luyện tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập ( bảng phụ )
- Làm bài tập trắc nghiệm -> nhận xét .
* Bài tập củng cố :
* Bài tập củng cố :Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.
ý nào nói đúng nhất đặc điểm cốt lõi của phong cách HCM được nêu trong bài viết?
Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Có sự thừa kế vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.
Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới.
Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM, tác giả đã không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Kết hợp giữa kể và bình luận.	c. Sự dụng phép nói quá.
Sự dụng phép đối lập.	d. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.
* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác.
 - Chuẩn bị tiết “ Các phương châm hội thoại” : tìm hiểu VD – sgk.
* Tự rút kinh nghiệm. 
.
Ngày soạn 24 /8 /2008
Ngày giảng 28/8
Tiết 3 : Các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Vai xã hội là gì ? Xác định vai xã hội của An và Ba trong đoạn đối thoại (sgk/8) 
* Kể lại chuyện “Lợn cưới, áo mới” ? Xác định lời của các nhân vật trong truyện ?
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Hoạt động 1: H/dẫn hs tìm hiểu ph/châm về lượng.
I. Phương châm về lượng.
- GV: treo bảng phụ.
- Đọc ví dụ.
* Ví dụ 1.
H: Hãy giải thích nghĩa của từ “bơi” (trong văn cảnh ) ?
-> Suy nghĩ -> trả lời.
H: Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không ? Vì sao ?
- Câu trả lời không mang lại nội dung An muốn biết vì trong nghĩa của từ “bơi” đã có “ở dưới nước”. 
H: Theo em bạn Ba cần trả lời như thế nào?
- Nói rõ địa điểm cụ thể
* Nhận xét
H: Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
- Rút ra nhận xét.
- Cần nói rõ nội dung, không nên ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
*Y/c HS đọc vd2
- Đọc ví dụ 2.
* Ví dụ 2.
H: Vì sao truyện lại gây cười? 
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói..
H: Hai nhân vật đó chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào?
- Anh có “lợn cưới”: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Anh có “áo mới”: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
H: Từ câu chuyện cười em hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ yêu cầu gì?
- Nhận xét
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
H: Từ hai tình huống giao tiếp trên em rút ra nhận xét gì? 
- Khái quát lại bài học.
* Y/c hs đọc ghi nhớ
- Đọc .
* Ghi nhớ: sgk / 9.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1 trang 9.
* Vận dụng ph/châm về lượng phân tích lỗi (làm miệng).
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu ph/châm về chất.
II. Phương châm về chất.
* Treo ví dụ (bảng phụ). 
- HS đọc ví dụ.
* Ví dụ.
H: Truyện “Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác.
H: “Nói khoác” là nói như thế nào?
- Nói không đúng sự thật.
* Nhận xét 
H: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- HS rút ra nhận xét .
- Đừng nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
- Đưa tình huống.
- Nghe, xác định.
H: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em trả lời với thầy cô là “bạn ấy nghỉ học vì ốm” có nên không?
-> không nên..
H: Khi giao tiếp cần chú ý điều gì?
- Rút ra nhận xét.
- Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
H: Từ hai tình huống trên em rút ra yêu cầu gì trong giao tiếp?
-> Khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: sgk/10.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
III. Luyện tập.
* Y/c hs đọc bt
- Đọc yêu cầu bài tập 2 .
* Bài tập 2 / 11.
H: Hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng nói cuội.
- Những từ ngữ này chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm ph/châm về chất.
H: Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại: Đó là phương châm hội thoại nào?
- Trả lời.
- Đọc y/c bài tập 4/11 sgk.
* Bài tập 4 / 11.
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- GV đưa đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài, làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập củng cố.
- Nhóm 1: Phần a.
- Nhóm 2: Phần b.
-> Thảo luận -> Trình bày.
- HS đối chiếu đáp án và nhận xét.
- HS lên bảng, làm bài, nhận xét .
- HS lên bảng làm bài ( bảng phụ ) 
-> nhận xét.
a. Để đảm bảo phương châm về chất, người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói dùng cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung cũ là do chủ ý của người nói.
* Bài tập bổ sung :
Xây dựng một đoạn hội thoại (gồm hai cặp thoại) trong đó phải đảm bảo phương châm về chất, lượng.
* Bài tập củng cố : Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
 Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
 a. Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 b. Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
 c. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 4. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
 - Làm bài tập 3,5 / 11 ( Bài 5 cần đọc kĩ yêu cầu -> giải thích nghĩa TN )
Chuẩn bị tiết “ Sử dụng một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh” : đọc VD và trả lời câu hỏi s ... tác hại của việc lười học ?
- GV nhận xét cho điểm.
- 1 HS lên bảng làm, HS còn lại làm vào vở.
- nhận xét, chữa bài trên bảng.
* Bài tập sáng tạo : Viết đoạn văn.
* Củng cố : Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong những câu sau ? 
a..là trình bày từng bộ phận, phương diện của 1 vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật hiện tượng.
b..là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Học ghi nhớ / sgk .
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị “ Luyện tập phân tích và tổng hợp” : chuẩn bị các bài tập trong sgk.
d. tự rút kinh nghiệm.
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : .
Tiết 95 : Luyện tập phân tích và tổng hợp. 
A. mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
1. Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận.
2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích tích và tổng hợp.
3. Giáo dục HS ý thức sáng tạo.
B. Chuẩn bị.
Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA, bảng phụ.
Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
C. các bước lên lớp. 
ổn định tổ chức.
KTBC : 
 * Phép phân tích là gì ? Phép lập luận tổng hợp là gì ? Vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài văn nghị luận ? 
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập phần luyện tập.
- HS đọc bài tập 1 ( bảng phụ )
I. Bài tập 
Bài tập 1
- GV chia lớp làm 2 nhóm để thực hiện bài tập .
- HS thảo luận theo nhóm.
+ N1 : làm phần a
+ N2 : làm phần b.
a. Trình tự phân tích của đoạn văn.
- Từ cái “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”, tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay của cả bài :
H: Trong đoạn văn trên, tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào ?
- HS trình bày -> nhận xét 
+ Hay ở các điệu xanh
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
+ ở các chữ không non ép
b. Trình tự phân tích của đoạn văn.
- Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
- Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
H: Hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó ?
Đọc bài tập 2
HS thảo luận, trả lời
Nhận xét 
Bài tập 2
Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ.
Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô và thi cử.
Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.
Học đối phó là học hình thức không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
H: Dựa vào văn bản “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách ?
- Đọc bài tập 3
- HS thảo luận, phân tích ra nháp -> trình bày.
- nhận xét 
Bài tập 3
Sách đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích.
Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
H: Từ việc làm các bài tập tên hãy cho biết phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như thế nào ?
- HS khái quát lại kiến thức.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, thực hiện 2 bài tập .
- HS hoạt động nhóm.
+ N1 : làm bài tập 4
+ N2 : làm bài tập thêm.
Bài tập 4
Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “ Bàn về đọc sách”
- GV nhận xét , cho điểm.
- Các nhóm trình bày, nhận xét .
Bài tập thêm : Viết đoạn văn tổng hợp lại tác hại của lối học đối phó ( trên cơ sở đã phân tích ở bài tập 2 )
4. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Soạn văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” : đọc, trả lời câu hỏi trong sgk.
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : .
Bài 19
Văn bản : tiếng nói của văn nghệ
 ( Nguyễn Đình Thi ) 
 Tiết 96,97 : đọc - hiểu văn bản.
A. mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
1. Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Rèn kĩ năng tìm hiểu văn bản nghị luận. 
B. Chuẩn bị.
1.Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA, bảng phụ.
2.Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
C. các bước lên lớp. 
1. ổn định tổ chức.
KTBC : 
 * Qua văn bản “ Bàn về đọc sách”, em hãy nêu và phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?
 * Nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Bàn về đọc sách” ?
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc – nhận xét.
1. Đọc
2. Chú thích
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi ?
- Giới thiệu về tác giả.
a. Tác giả : Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003 )
H: Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Giới thiệu về tác phẩm.
b. Tác phẩm : viết năm 1948, in trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học”
- GV : hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích 1,3,4,6,9
- HS tìm hiểu chú thích từ khó.
c. Từ khó.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
H: Phương thức biểu đạt của văn bản ?
-> Phương thức nghị luận.
H: Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận ?
*Phát hiện :
- Luận điểm 1 : Nội dung của văn nghệ.
- Luận điểm 2 : Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với đời sống con người.
- Luận điểm 3 : Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn thật kì diệu
H: Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần trong văn bản ?
-> Giữa các phần có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp TNngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
H: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy nêu nội dung chính của tiểu luận ?
- Khái quát : Bàn về ND tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó với con người.
H: Theo dõi sgk, cho biết ND phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì ?
- Phát hiện.
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tạinhưng không phải ghi lại cái đã cómà người nghệ sĩ gửi vào đó 1 cái nhìn, 1 lời nhắn nhủcủa mình.
H: Để làm rõ nội dung đó, tác giả đã dùng những dẫn chứng nào ?
Phát hiện :
-> D/ c : Truyện Kiều ( 2 câu thơ ) và An-na Ca-rê-nhi-a của Tôn- xtôi.
H: Những dẫn chứng này giúp ta hiểu được những lời nhắn nhủ nào của người nghệ sĩ ?
-> Biết yêu, ghét, sống tươi trẻ -> tác động đến cảm xúc tâm hồn tư tưởng, cách nhìn đời sống con người.
H: Nội dung tiếng nói thứ 2 của văn nghệ là gì ?
Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩnó mang đến cho ta bao rung động ngỡ ngàngtrước những điều tưởng chừng như đã quen thuộc.
Nội dung văn nghệ còn là những rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. 
H: Cách phân tích đoạn này có gì khác đoạn trước?
Thảo luận, trình bày.
-> Lập luận phản đề.
H: Qua phân tích, em nhận thức được gì về nội dung tiếng nói của văn nghệ ?
- Khái quát.
=> Nội dung tiếng nói văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
H: Nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc phần 2
2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người.
H: Tại sao con ngưòi cần tiếng nói của văn nghệ ?
- Phát hiện.
- Văn nghệ giúp chúng ta được ssống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài
- Trong đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày : tiếng nói của văn nghệ giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ.
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của đoạn văn ?
- Thảo luận, trình bày.
H: Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tác dụng của tiếng nói văn nghệ như thế nào ?
- Hoàn cảnh đặc biệt, gây ấn tượng -> có sức thuyết phục.
H: Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ như thế nào ?
- Tự bộc lộ.
- Đọc phần còn lại.
3. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó.
H: Tác giả lí giải xuất phát từ đâu mà văn nghệ có sức cảm hoá ?
- Phát hiện.
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường đến với người đọc, người nghe. 
H: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy ?
- Phát hiện.
- Nghệ thuật là tiếng nói tình cảmvăn nghệ lay động tâm hồn qua con đường tình cảm.
- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. 
H: Em hiểu như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ ?
- HS khái quát kiến thức.
H: Qua phân tích, hãy nêu những đặc sắc trong NT nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này ?
- Khái quát.
* NT : - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng trong thơ văn, trong đời sống thực tế.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa.
H: Qua những đặc sắc NT đó tác giả thể hiện nội dung gì ?
- HS khái quát nội dung văn bản.
* ND : sgk
- Đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ : sgk
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
III. Luyện tập.
H: Em học tập được gì về cách viết bài văn nghị luận qua việc tìm hiểu văn bản nghị luận trên ?
- Học sinh bộc lộ.
4.Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà.
Hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản.
Chuẩn bị : Các thành phần biệt lập ( Chuẩn bị theo VD, câu hỏi trong sgk )
D. Tự rút kinh nghiệm.
Ngày soạn : ..
Ngày giảng : .
 Tiết 98 : Các thành phần biệt lập. 
A. mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
1. Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu.
2. Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Giáo dục HS ý thức 
B. Chuẩn bị.
Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA, bảng phụ.
Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
C. các bước lên lớp. 
ổn định tổ chức.
KTBC : * Khởi ngữ là gì ? Đặt câu có khởi ngữ ?
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần tình thái.
I. Thành phần tình thái.
* Ví dụ : 
- Đọc VD ( bảng phụ )
H: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu như thế nào ? 
* Thảo luận, trình bày.
- “ chắc” -> độ tin cậy cao
- “ có lẽ” -> thể hiện thái độ tin cậy thấp.
H: Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV 9(2).doc