Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 103: Chuẩn bị hành trang vào thế kí mới (vũ khoan)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 103: Chuẩn bị hành trang vào thế kí mới (vũ khoan)

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KÍ MỚI

(Vũ Khoan)

- Thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kí mới.

- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

Giáo dục HS sống có ý tưởng, rèn luyện những đức tính và thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

Soạn bài, tư liệu

Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

Sĩ số: Vắng:

? Theo tác giả Nguyễn Đình Thi, ta có thể nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 103: Chuẩn bị hành trang vào thế kí mới (vũ khoan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
103
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KÍ MỚI
(Vũ Khoan)
Ngày soạn: 
7/2
Ngày dạy:
9/2
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức:
- Thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kí mới.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ:
Giáo dục HS sống có ý tưởng, rèn luyện những đức tính và thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
B.PHƯƠNGPHÁP:
Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên:
Soạn bài, tư liệu
2. Họcsinh:
Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh:
1’
Sĩ số: Vắng:
II. Bài cũ: 
2’
? Theo tác giả Nguyễn Đình Thi, ta có thể nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ? 
III.Bàimới:
1.Đặtvấnđề: 
1’
Chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỉ XXI -một thế kỉ chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự hội nhập kinh tế toàn cầu- đòi hỏi mỗi con người phải tự hoàn thiện mình để có một hành trang vững chắc bước vào thế kỉ mới. Hành trang đó là gì? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời qua một bài viết của một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Em biết gì về tác giả Vũ Khoan?
? Tác giả viết bài này vào thời điểm nào của lịch sử?
? Bài viết thuộc thể loại gì? (NL về vấn đề xã hội- NL giải thích).
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (SGK)
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV hướng dẫn đọc: giọng trầm tĩnh, khách quan, không cao giọng thuyết giáo.
* GV đọc mẫu 1 đoạn.
* HS đọc tiếp đến hết.
* GV nhận xét cách đọc và kiểm tra việc hiểu nghĩa từ ngữ khó của HS, bổ sung một số từ.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: (24’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Bài văn đã nêu vấn đề gì? (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới).
? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy là gì? 
? Bài viết nêu vấn đề và triển khai vấn đề bằng những luận điểm nào?
? Nhận xét về bố cục?
? Nhan đề “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được hiểu như thế nào?
? Cách đặt vấn đề của tác giả nhằm vào đối tượng nào?
? Với mục đích ra sao?
? Cách đặt vấn đề vào thời điểm ấy có ý nghĩa gì?
? Nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả?
? Luận điểm đầu tiên được triển khai là gì?
? Tìm các luận cứ triển khai luận điểm này?
? Nhận xét về cách nêu luận điểm 1?
? Luận điểm thứ hai là gì?
? Tìm các luận cứ triển khai?
? Vì sao tác giả lại dùng nhiều thuật ngữ kinh tế-chính trị? (vấn đề mang nội dung kinh tế, chính trị; thông tin nhanh, dễ hiểu).
? Vì sao tác giả cho rằng làm nên sự nghiệp phải là con người Việt Nam? (yếu tố con người mang tính quyết định của nền kinh tế. lao động của con người là động lực của mọi nền kinh tế).
? Nhận xét về cách triển khai luận điểm 2?
? Luận điểm 3 là gì?
? Tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
? Những điểm mạnh có lợi thế gì trong hành trang của con người?
? Những điểm yếu gây trở ngại gì trong hành trang của chúng ta?
? Minh hoạ bằng dẫn chứng thực tiễn?
? Nhận xét về cách lập luận này?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung.
? Kết thúc vấn đề, tác giả đưa ra ý kiến gì? Vì sao lại đưa ra điều đó?
? Nhận xét về cách lập luận?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, chốt ghi nhớ.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Bố cục và hệ thống luận điểm:
* ĐVĐ (3 câu đầu): Luận điểm xuất phát: “Lớp trẻ... mới”.
* GQVĐ: Luận điểm triển khai
- LĐ1: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” (1 đoạn tiếp).
- LĐ2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nặng nề của đất nước (2 đoạn tiếp).
- LĐ3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt nam mà ta cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế hội nhập trong thế kỉ mới (4 đoạn tiếp).
* KTVĐ: Luận điểm kết luận (1 đoạn cuối): Chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
=> Bố cục chặt chẽ, lôgic.
2. Phân tích:
a) Đặt vấn đề:
* Đối tượng: lớp trẻ Việt Nam
- Mục đích: nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam, rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
- Thời điểm: Tết 2000-2001 chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ, thời điểm thiêng liêng đầy ý nghĩa.
=> Đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn thuyết phục, vấn đề có tính thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập, phát triển.
b) Giải quyết vấn đề:
* Luận điểm 1: Trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị bản thân con người là quan trong nhất. 
-> Khẳng địng một hành trang quan trọng nhất.
* Luận điểm 2: Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu phát triển của đất nước đòi hỏi phải chuẩn bị hành trang con người. 
- Bối cảnh thế giới: sự phát triển của khoa học và công nghệ...
- Mục tiêu phát triển của đất nước (3 mục tiêu).
-> Luận điểm giải thích, trả lời cho câu hỏi vì sao phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (nghuyên nhân khách quan và chủ quan).
* Luận điểm 3: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
-> Chỉ ra điểm yếu kém của con người Việt Nam với dụng ý thức tỉnh người Việt Nam.
c) Kết thúc vấn đề:
- Tác giả nêu lên mục tiêu của dân tộc
- Đề xuất giải pháp: lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu.
-> Nhấn mạnh khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định làm cho lớp trẻ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, tạo thói quen tốt, có văn hoá...
3. Ghi nhớ: SGK trang 30.
Hoạt động 4: (3’) Hướng dẫn luyện tập
* GV nêu yêu cầu bài tập.
* HS trả lời tự do.
* GV nhận xét, bổ sung
III. Luyện tập.
1. Dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
IV.Củngcố:
2’
GV khái quát lại nội dung bài học.
V. Dặn dò:
4’
- Hoàn thiện bài tập 1, 2 SGK trang 30; học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài Các thành phần biệt lập (thành phần gọi-đáp; thành phần phụ chú)
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK
+ Tìm thêm ví dụ trong các văn bản đã học.
VI. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 103chuan bi hanh trang.doc