Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 108 đến tiết 120

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 108 đến tiết 120

Tiết 108 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

 - Hiểu được nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

 - Biết làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí

B. Tài liệu và phương tiện :

 - SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.

 - Giáo án.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

C. Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới : GV giới thiệu bài.

 

doc 24 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 108 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18/ 2/ 2007
Tiết 108 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
	- Hiểu được nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
	- Biết làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí
B. Tài liệu và phương tiện :
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Giáo án.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Mục tiêu cần đạt
Gọi học sinh đọc văn bản ở SGK.
?. Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?
?. Văn bản có thể chia làm mấy phần ?
?. Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau ?
* HS thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày.
 GV nhận xét .
?. Đánh dấu các câu có luận điểm chính trong bài ?
?. Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa ?
?. Văn bản sử dụng phép lập luận nào chính ? Cách lập luận có thuyết phục hay không ?
? Sự khác biệt giữa bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
 Từ ví dụ trên, GV khái quát lên ghi nhớ ở SGK.
- Hai HS đọc văn bản.
?. Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ?
?. Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
? Chỉ ra luận điểm chính của nó ?
- GV dùng bảng phụ nêu các luận điểm
- HS làm tiếp các câu còn lại.
- GV tổng kết tiết học
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Đọc, hiểu văn bản:
Văn bản : Tự thức là sức mạnh
- Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người tri thức.
- Văn bản có thể chia làm ba phần :
+ Phần mở bài ( đoạn 1 ) nêu vấn đề.
+ Phần thân bài ( gồm 2 đoạn ) : nêu ví dụ
chứng minh tri thức là sức mạnh. Một đoạn nêu tri thức có thể cứu một cái máy khỏi số phận một đống phế liệu.Một đoạn nêu tri thức là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ đã thu hút nhiều nhà tri thức lớn theo Người tham gia đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thành công.
+ Phần kết bài ( đoạn còn lại ) phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.
- Các câu có luận điểm chính trong bài : Bốn câu của đoạn mở bài, câu mở đoạn và hai câu kết đoạn, câu mở đoạn ba, câu mở đoạn và câu kết đoạn bốn.
- Phép lập luận chủ yếu của bài này là chứng minh, dùng sự thực, thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng ; phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức , dùng sai mục đích.
- Sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là : một đằng từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tưởng; còn một đằng dùng giải thích, chứng minh, ... làm sáng tỏ các tưởng, đạo lí, quan trọng đối với đời sống con người. 
2. Bài học ( SGK ) : 
II. Luyện tập
Học sinh làm trên phiếu học tập
1. Đọc văn bản : Thời gian là vàng
- Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.
- Các luận điểm chính : 
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
- HS làm bài:
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học lại bài, thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập cho hoàn thiện
- Soạn bài mới : “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn “.
Ngày 19/ 2/ 2007
Tiết 109. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
	- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
	- Nhận biết liên kết nội dung và hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
	- Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
B. Tài liệu và phương tiện :
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Giáo án.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp :
2. Bài mới : GV giới thiệu mục tiêu tiết học
Hoạt động của GV và HS
Mục tiêu cần đạt
Học sinh đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi
?. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ?
?. Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ?
?. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì ?
?. Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn ?
?. Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn ?
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ?
GV khái quát lại ví dụ, rút ra nội dung bài học.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ở SGK.
2 HS đọc
?. Chủ đề của đoạn văn là gì ?
? Nội dung của các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào ?
?. Nêu một số trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí ?
? Các câu được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ?
- GV hướng dẫn soạn.
I. Khái niệm liên kết :
1. Tìm hiểu ví dụ :
- Đoạn văn trên bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung : Tiếng nói của văn nghệ.
- Nội dung chính của câu (1 ) là : Tác phẩm nghệ thuật phản ảnh thực tại.
Câu (2) : Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẽ.
Câu (2) : Cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ.
- Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Trình tự các ý hoqựp lôgic.
- Mối quan hệ giữa nội dung và các câu trong đoạn văn thể hiện ở sự lặp các từ tác phẩm - tác phẩm, dùng từ cùng trường liên tưởng với tác phẩm là nghệ sĩ, thay thế từ nghệ sĩ bằng từ anh, dùng quan hệ từ “ nhưng “ , dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
2. Bài học : ( SGK ) 
II. Luyện tập:
1. Chủ đề: Là khẳng định năng lực, trí tuệ của con người Việt Nam và - quan trọng hơn - là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo do cách học thiếu thông minh gây ra.
 Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó.
- Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu : 
+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam.
+ Những điểm hạn chế.
+ Cần khắc phục sự hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
- GV hướng dẫn, HS làm bài.
3. Hướng dẫn học ở nhà :
- Đọc lại bài - Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập2: - SGK - trang 44.
- Soạn bài : “ Liên kết câu và đoạn văn” luyện tập.Ngày 10/ 2/ 2007
Tiết 110 : Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 ( Luyện tập )
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
	- Nắm chắc kiến thức liên kết câu và liên kết đoạn.
	- Thông qua giải bài tập để luyện cho HS biết liên kết câu và liên kết đoạn trong khi viết văn.
B. Tài liệu và phương tiện :
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo Ngữ văn 9.
	- Giáo án.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp :
2. Bài mới : GV giới thiệu mục tiêu giờ luyện tập.
 I. Kiểm tra 15 phút:
1. Đề ra : Bài tập - SGK - trang 49 - 50.
2. Đáp án, biểu điểm : 
	a. Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn : (3đ)
	- Trường học - trường học lặp ; liên kết câu .
	- Như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước Thế ; liên kết đoạn văn .
	b. Phép liên kết câu và đoạn văn : (3đ)
	- Văn nghệ - văn nghệ Lặp ; liên kết câu
	- Sự sống - sự sống ; Văn nghệ - văn nghệ Lặp; liên kết đoạn.
	c. Phép liên kết câu : (3đ)
	- Thời gian - thời gian - thời gian Lặp . 
	- Con người- con người - con người Lặp.
	d. Phép liên kết câu : (1đ)
	- Yếu đuối - mạnh trái nghĩa .
	- Hiền lành - ác trái nghĩa.
III. Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Gọi HS đọc bài tập2 SGK.
GV nêu câu hỏi.
?. Hãy chỉ ra các cặp từ trái nghĩa?
- HS đọc yêu cầu của bài.
?. Chỉ ra và nêu các cách sữa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây ?
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm.
Bài tập 2 :
- Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề .
- (Thời gian ) vật lí - ( Thời gian ) tâm lí.
- Vô hình - hữu hình.
- Giá lạnh - nóng bỏng.
- Thẳng tắp - hình tròn.
- Đều đặn - lúc nhanh lúc chậm.
Bài tập 4 : 
Lỗi liên kết hình thức:
a. Lỗi : dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất.
 Cách sữa : thay đại từ “nó” bằng đại từ 
 “ chúng”
b. Lỗi : Từ “Văn phòng “ và từ “ Hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách sữa : thay từ “Hội trường” ở câu (2) bằng từ “Văn phòng “
Bài tập 3 :
- GV hướng dẫn.
- Học sinh làm bài.
III. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Đọc lại nội dung bài học phép liên kết câu và liên kết đoạn văn .
	- Làm bài tập 3 SGK.
	- Soạn bài mới : văn bản “ Con cò “.
	- GV hướng dẫn soạn.
Ngày 12/ 2/ 2007
Tiết 111 + 112: Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản Con cò
 ( Chế Lan Viên )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Đọc đúng nhịp điệu của từng câu, từng đoạn .
 - Hiểu chú thích - nắm được nét chính của tác giả.
 - Tìm hiểu chung văn bản và bố cục của nó.
B. Tài liệu và phương tiện :
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Tập thơ Chế Lan Viên - tư liệu về Chế Lan Viên.
	- Giáo án - phiếu học tập .
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp :
2. Bài cũ : 
 Em hãy phân tích hình tượng Con Cừu và Chó Sói trong truyện ngụ ngôn La-phông-ten ?
3. Bài mới : GV giới thiệu và thông qua một số câu ca dao về con cò.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt 
- HS đọc đoạn 1
- GV đọc đoạn 2
?. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
?. Thể thơ tự do cần có giọng đọc như thế nào ?
- HS dọc chú thích bằng mắt.
?. Em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Chế Lan Viên ?
- HS nêu, GV yêu cầu HS ghi những nét chính vào vở .
?. Bài thơ “Con cò” được sáng tác vào năm nào ?
?. Kể tên một số tập thơ mà em biết ?
?. Qua đọc, em hãy cho biết hình tượng bao trùm bài thơ là hình tượng nào ?
? Theo em, hình tượng con cò được sử dụng theo ý nghĩa gì ?
 + Nghĩa thực ?
+ Nghĩa bóng ?
+ Nghĩa ẩn dụ ?
?. Qua hình tượng co cò, tác giả nhằm nói về điều gì ?
?. Bài thơ được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
GV sơ kết tiết 1.
?. Em hãy nêu những nét chính trong đoạn này ?
?. Hãy sưu tầm một số câu thơ có hình ảnh con cò ?
I. Đọc - chú thích:
1. Đọc : 
- Giọng đọc : Thay đổi giọng điệu, nhịp điệu cho phù hợp.
2. Chú thích :
a. Tác giả : 
Chế Lan Viên ( 1920 - 1989 ) tên là 
Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị.
- Trước CM T8 : nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập “Điêu tàn”.
- Là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
b. Bài thơ :
- Sáng tác năm 1962, in trong tập “ Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967).
II. Hiểu văn bản :
1. Tìm hiểu chung : 
- Hình tượng bao trùm toàn bộ bài thơ là hình tượng con cò, được khai thác từ trong ca dao truyền thống.
- Hình tượng con cò trong ca dao được sử dụng rất nhiều nghĩa, thông dụng nhất là nghĩa ẩn dụ.
- Chế Lan Viên xây dựng ý nghĩa biểu tượng cho hình tượng con cò Biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
- Bố cục : 3 phần.
* Đoạn I : Hình tượng con cò qua những lời hát ru, bắt đầu đến với tuổi thơ.
* Đoạn II : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gủi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời
* Đoạn III : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cu ... ại này, chúng ta đã bắt gặp ở bài thơ nào đã học ? 
?. Em hãy đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ tong khổ thơ này ?
?. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ để nói lên điều gì ?
?. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ “ Bác nằm trong giấc ngủ... dịu hiền”.
GV liên hệ một số câu thơ tràn đầy ánh trăng của Người ?
?. Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ ?
? Từ tâm trạng đó, tác giả ước muốn điều gì ?
?. Qua 4 khổ thơ khá cô đọng, nhà thơ thể hiện được những điều gì ?
?. Em hãy nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và yếu tố nghệ thuật của bài thơ ?
*GV tiểu kết bài học.
- GV phát phiếu học tập.
 HS làm HS trình bày
	GV khái quát.
HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1. Đọc : - Nhịp chậm, lắng sâu.
 - Khổ cuối : đọc nhanh hơn, giọng cao hơn.
2. Tìm hiểu chung :
a. Tác giả : 
- Viễn Phương - tên khai sinh là Phan Thanh Viễn , sinh năm 1928 , quê ở An Giang.
- Thơ: nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng.
b. Bài thơ : 
- Sáng tác 4/ 1976 - in trong tập thơ “Như mây mùa xuân “ ( 1978 ).
- Cảm xúc bao trùm bài thơ: là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Giọng : thành kính, trầm lắng, trang nghiêm.
- Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
II. Hiểu văn bản:
1. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác.
- Câu thơ mở đầu : “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác “ gọn nhẹ, gợi tâm trạng xúc động.
- Quang cảnh bên lăng Bác :
+ Hình ảnh:Hàng tre là sức sống bền bỉ của dân tộc.
+ Cây tre trung hiếu:
Sự lặp lại tạo cho bài thơ có kết cấu đầu - cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
- Bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận: 
“ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
- Khi vào thăm lăng : 
+ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Thực.
ẩn dụ : Sự vĩ đại của Bác Hồ
 Sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
+ “ Dòng người đi trong thương nhớ”
 Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
 Thực.
ẩn dụ : ánh sáng trẻ mãi
 Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
- Cảm xúc khi vào lăng:
+ Sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ.
+ Vầng trăng : Tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
+ Trời xanh Bác còn mãi với non sông, đất nước.
+ Nghe nhói trong tim Thực sự Bác đã ra đi.
- Tâm trạng lưu luyến:
+ Thương Bác.
+ Nguyện trung thành.
+ Ước muốn: làm chim
 làm hoa
 cây tre trung hiếu
 ở gần Bác, làm vui lòng Bác.
 Niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng, những tình cảm sâu sắc, thành kính đối với Bác Hồ.
2. Nghệ thuật:
- Phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc.
- Thể thơ - nhịp điệu:8 chữ (có dòng 7 hoặc 9 )
- Ngôn ngữ : bình dị mà cô đúc.
- Hình ảnh : Sáng tạo giữa thực và ẩn dụ. Đẹp và gợi cảm.
* Ghi nhớ : ( SGK ) 
III. Luyện tập : 
GV hướng dẫn cho HS làm bài.
 Hát minh hoạ: HS hát
 mời thầy Bá Tĩnh hát minh hoạ .
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc lại bài - Học ghi nhớ - Làm bài tập luyện tập 2.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Soạn bài mới : “ Nghị luận về tác phẩm truyện”
Ngày 3/ 3/ 2007.
Ngữ văn: Tiết 118 :Nghị luận về tác phẩm truyện 
( Hoặc đoạn trích )
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.
	- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), nhận diện chính xác một một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
	- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
B. Tài liệu và phương tiện:
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Giáo án.
	- Bảng phụ - phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới : GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- 2 HS đọc văn bản.
?. Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ?
?. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho văn bản ?
- HS đặt, GV khái quát tiêu đề
?. Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điiểm nào ?
?. Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản ?
?. Để khẳng định những luận điểm, người viết đã lập luận 
(dẫn dắt, phân tích, chứng minh ) như thế nào ?
Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm ?
?. Những luận cứ được lấy ở đâu ? Gồm những điều gì ?
- GV khái quát bài học ở SGK
- GV lưu ý các điểm chính .
- GV gọi HS đọc phần luyện tập .
- GV hướng dẫn - HS làm lên phiếu.
- GV treo bảng phụ nội dung chính của phần luyện tập.
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
1. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi :
- Vấn đề nghị luận : Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đúng yêu cầu của nhấn vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa – Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Có thể đặt nhan đề :
+ Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
+ Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ...
- Tóm tắt các luận điểm của vấn đề nghị luận, Những câu có luận điểm X nêu lên luận điểm của bài .
+ Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “ Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu - nhân vật chính của tác phẩm - đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ . ( Các câu nêu vấn đề nghị luận ).
+ Trước tiên, nhân vật anh thanh niên ... lắm gian khổ của mình. ( Câu chủ đề nêu luận điểm )
+ Nhưng anh thanh niên ... chu đáo.( Câu chủ đề nêu luận điểm ).
+ Công việc vất vã ... ... rất khiêm tốn (... ).
+ Cuộc sống của chúng ta ... thật đáng tin yêu.
( Đoạn cuối bài; những câu cô đúc vấn đề nghị luận ).
- Nhận xét các luận điểm:
+ Nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý.
+ Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ đều xác đúng, sinh động bởi đó là những chi tiết , hình ảnh đ/s của tác phẩm.
+ Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ
- GV khái quát bài học.
2. Bài học : ( SGK ).
 2 HS đọc.
II. Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS làm bài.
III. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm tiếp phần luyện tập.
- Soạn bài “ Cách làm bài nghị luận tác phẩm truyện “
Ngày 3/ 3/ 2007.
Ngữ văn: Tiết 119 
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
(Hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.
	- Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
	- Rèn luyện kĩ năng các bước khi làm bài nghj luận về tác phẩm truyện 
(hoặc đoạn trích , cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. Tài liệu và phương tiện:
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Giáo án.
	- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ : Nêu khái niệm về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
3. Bài mới : GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- GV gọi HS đọc các đề bài ở SGK.
?. Theo em, đề 1 bàn về gì ?
?. Đề 2 ?
?. Đề 3 ?
?. Đề 4 ?
?. Các từ “ suy nghĩ “, “ phân tích “ trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ?
?. Em hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
?. Em hãy nêu các nét chính ở mở bài ?
?. Nêu ý chính ở phần thân bài?
? Nêu ý chính ở phần kết bài ?
- GV gọi HS đọc phần tham khảo mở bài ở SGK.
- GV chia lớp thành 2 nhóm :
+ Nhóm 1: Viết đoạn 1 ở phần thân bài.
+ Nhóm 2 : Viết đoạn 2 phần thân bài.
- HS đọc ở SGK.
?. Yêu cầu HS đọc các lại phần mở bài, thân bài, kết bài?
- GV khái quát nội dung bài học.ss 
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ).
- HS đọc đề ra.
- GV hướng dẫn các câu hỏi ở SGK.
- HS trả lời
Đề 1 : Bàn về chủ đề của tác phẩm.
Đề 2 : Bàn về cốt truyện.
Đề 3 : Bàn về nhân vật.
Đề 4 : Bàn về ...
- Đề bài phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét.
- Đề bài suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng “ của Kim Lân?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- HS đọc yêu cầu ở SGK.
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
2. Lập dàn bài.
a. Mở bài : Giới thiệu truyện ngắn “ Làng “ và nhân vật ông Hai - nhân vật chính của tác phẩm.
b. Thân bài : 
- Gọi HS đọc ở SGK.
- GV lưu ý các điểm chính ở phần thân bài.
c. Kết bài : Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
3. Viết bài
a. Mở bài : 
- HS xem phần mở bài ở SGK.
- GV lưu ý 2 cách mở bài: mở bài trực tiếp và gián tiếp.
- Đi từ khái quát đến cụ thể 
- Nêu trực tiếp suy nghĩ của người viết.
b. Thân bài:
- HS đọc yêu cầu ở SGK.
- Các nhóm làm việc, đại diện các nhóm trình bày.
c. Kết bài: HS đọc ở SGK.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
- HS đọc lại.
- Sữa các lỗi.
Ghi nhớ: (SGK):
 HS đọc ghi nhớ ở SGK
II. Luyện tập: 
GV hướng dẫn HS về nhà làm.
III. Hướng dẫn học ở nhà
 - Đọc lại bài, hắm chắc ghi nhớ.
 - Soạn bài : “ Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện”
 - GV hướng dẫn soạn.
* Lưu ý: Từ tiết 120 đến tiết 124 -> Tôi đi dự thi giáo viên giỏi cấp tĩnh
Ngày 3/ 3/ 2007.
Ngữ văn- Tiết 120 : Luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích )
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS.
	- Cũng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
	- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ).
B. Tài liệu và phương tiện:
	- SGK, SGV, sách bài tập, sách tham khảo.
	- Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ : Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) bàn về vấn đề gì ? Bố cục có mấy phần ? ý chính của mỗi phần ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu : Hãy lập giàn ý chi tiết.
?. Đề bài yêu cầu nêu lên vấn đề gì ?
?. Hãy trả lời các câu hỏi tìm hiểu đề và tìm ý ?
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Mở bài
+ Nhóm 2: Thân bài.
+ Nhóm 3: Kết bài.
I. Chuẩn bị bài ở nhà:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét cụ thể, chu đáo.
II. Luyện tập trên lớp.
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà “ của Nguyễn Quang Sáng.
- Vấn đề nghị luận : Cảm nhận của em vê đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà “ của Nguyễn Quang Sáng “.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Háy nêu thể loại, các ý chính của đề.
2. Xây dụng dàn ý.
a. Mở bài:
b. Thân bài: HS làm việc theo nhóm; 
c. Kết bài: Đại diện nhóm trình bày.
3. Viết bài : GV hướng dẫn HS viết bài.
4. Đọc và sửa chữa lỗi:
- HS đọc và làm bài - Cả nhóm nhận xét, sửa các lỗi trong bài làm của bạn. 
ề ra

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van tiet 108 120.doc