Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 109: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 109: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Ngày Soạn: 3/2/2009.

Ngày giảng: 4/2/2009. Bài 19

Tiết 100: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Giúp HS:

Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng viết 1 bài văn nghị luận xã hội.

II. Phương tiện dạy học:

GV chuẩn bị giáo án và một số tư liệu liên quan đến bài học

HS đọc và chuẩn bị nội dung theo SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 109: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 3/2/2009.
Ngày giảng: 4/2/2009. Bài 19
Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận
về một sự việc, hiện tượng Đời sống
Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Giúp HS:
Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết 1 bài văn nghị luận xã hội.
II. Phương tiện dạy học:
GV chuẩn bị giáo án và một số tư liệu liên quan đến bài học
HS đọc và chuẩn bị nội dung theo SGK.
III. Hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
Bài mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
GV hướng dẫn HS nắm được cách làm bài.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
HS đọc đề bài (SGK, tr. 23)
? Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
Đề bài: SGK (tr. 23) 
(Đọc kĩ đề) Tìm hiểu đề - tìm ý:
- Thể loại: nghị luận, bình luận.
HS phân tích đề bài.
GV có thể gợi ý một số câu hỏi cụ thể.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc được nêu ra: Phạm Văn Nghĩa, thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc
- Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
? Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
+ Khi ra đồng, Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
+ Việc làm ở nhà: Nuôi gà nuôi heo.
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người thế nào?
HS trả lời, nêu ý kiến riêng của cá nhân. GV tổ chức, khuyến khích HS trình bày. Có thể gợi ý thêm bằng các câu hỏi phụ:
- ý nghĩa của việc làm:
+ Nghĩa là người thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là người biết kết hợp việc học với việc hành.
+ Là người biết sáng tạo.
? Vì sao Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
Học tập Nghĩa là:
+ Học ở bạn tình yêu cha mẹ.
+ Yêu lao động.
+ Cách kết hợp học với hành.
+ Học trí thông minh sáng tạo - việc nhỏ nghĩa lớn.
? Dàn bài gồm mấy phần?
? Nêu nhiệm vụ từng phần?
Mở bài nêu gì?
* Lập dàn bài gồm ba phần
1. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Có một số bạn ham chơi lười học - có một số bạn tuổi nhỏ mà trí lớn - chăm học chăm làm yêu thương cha mẹ - Phạm Văn Nghĩa chính là tấm gương như vậy.
- Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
Hướng dẫn HS phân tích việc làm của Phạm Văn Nghĩa.
- Đánh giá việc làm.
? Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa?
2. Thân bài:
* ý nghĩa việc làm 
- Nêu việc làm của Nghĩa.
- Những việc làm đó không khó.
* Đánh giá việc làm:
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ. Biết giúp mẹ trong các việc đồng áng - việc nhỏ nhưng đòi hỏi sự kiên trì chịu khó. 
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức học được ở trường vào công việc trồng trọt. 
- Nghĩa còn giúp mẹ những công việc nhà: chăm sóc nuôi gà heo là việc nhỏ, nhẹ nhàng nhưng có nhiều niềm vui.
- Nghĩa còn là người sáng tạo thông minh tự làm cho mẹ cái tời để kéo nước cho mẹ đỡ mệt.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:
- Là học tập tất cả các tính cách trên:
+ Con phải yêu thương giúp đỡ cha mẹ.
+ Học lao động kết hợp với thực hành
+ Học sáng tạo - làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớnđ Nghĩa ngoài việc học tập còn biết giúp làm cha mẹ làm ra của cải vật chất góp phần cải thiện đời sống - bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách tình yêu lao động - yêu thương cha mẹ và người lao động.
? ý nghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa? Rút ra bài học cho bản thân.
3. Kết luận
Dựa vào dàn ý chi tiết hướng dẫn HS viết văn, chú ý dùng câu chuyển liên kết.
Viết bài 
HS viết ra vở bài tập 
- Gọi HS đọc.
- HS nhận xét.
- GV uốn nắn sửa.
Đọc lại bài và sửa chữa (kiểm tra)
HS đổi bài cho nhau và sửa chữa
Lỗi chính tả 
Lỗi diễn đạt
Em hãy rút ra những điều cần ghi nhớ.
Gợi ý: Muốn làm tốt bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, ta phải làm gì?
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa và chốt những nội dung cần ghi nhớ.
Ghi nhớ 
Muốn làm bài tốt về bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống cần phải thực hiện 4 bước.
- Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Cần đọc kỹ đề về thể loại và yêu cầu
+ Phân tích hiện tượng tìm ý.
- Lập dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu sự vật hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Cần liên hệ thực tế (nêu những biểu hiện) và phân tích các mặt đánh giá nhận định (lợi hại - đúng sai - nguyên nhân).
+ Kết luận khẳng định, phủ định lời khuyên...
- Viết bài.
- Sửa chữa sau khi viết.
IV. Củng cố:
? Trình bày các bước lập dàn bài trong một bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng trong xã hội?
V. Dặn dò:
HS làm bài, học bài chuẩn bị nội dung bài mới theo SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet101.doc