Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 115 - Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 115 - Trường THCS Phú Mỹ

 1. Kiến thức: Giúp HS giúp HS hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giảvà những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ và giọng điệu của bài thơ.

 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ , đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

 3. Thái độ: Biết trân trọng tình cảm gia đình.

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình.

+ Tranh minh họa. chân dung tác giả.

 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.

III/Tiến trình lên lớp

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến tiết 115 - Trường THCS Phú Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN : 24
TIẾT:	 111
Ngày soạn: 07/ 02/2009
Ngày dạy: 09/02/2009
BÀI 22
HƯỚNG DẪN ĐỌCTHÊM
CON CÒ
 Chế Lan Viên
 1. Kiến thức: Giúp HS giúp HS hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
	 Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giảvà những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ và giọng điệu của bài thơ.
 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ , đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: Biết trân trọng tình cảm gia đình.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... 
+ Tranh minh họa. chân dung tác giả. 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- So sánh 2 hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten và những dòng mà nhà khoa học Buy phông viết , em rút ra những nhận xét gì?
3. Bài mới:
-Hãy đọc những bài ca dao hoặc bài thơ viết về con cò? Nội dung của bài mà em vừa đọc.→
Từ xưa, hình ảnh con cò đã đi vào ca dao tự nhiên, quen thuộc. Khi muốn than thở về số phận không may mắn của mình, hoặc khi muốn nói về sự chịu thương chịu khó của người lao động, hay người phụ nữthì con cò là hình ảnh tượng trưng . Nhà thơ Chế Lan Viên đã vận dụng hình ảnh con cò trong thi phẩm của mình một cách sáng tạo. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ “ Con cò”của ông.
* HĐ 1: HD đọc, chú thích văn bản
- Yêu cầu đọc bài thơ với giọng thiết tha, tình cảm.
- Gọi HS đọc chú thích về tác giả, xuất xứ tác phẩm. 
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và cho HS xem chân dung nhà thơ:CLV có phong cách nghệ thuật rõ nét: Suy tưởng, triết lí , đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. 
Hỏi: Sau khi đọc bài thơ, em hiểu nội dung bài này theo cách nào sau đây:
- Kể chuyện về con cò?
- Miêu tả con cò?
- Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để bộc lộ tình cảm?
Hỏi: Văn bản đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Trong đó phương thức nào là chính?
- Xác định bố cục bài thơ?
* HĐ 2: Đọc – hiểu văn bản : 
Hỏi: Bài thơ là những lời mẹ ru con. Mỗi lời ru đều có hình ảnh con cò? Tại sao những người mẹ VN thường ru con bằng những ca dao về con cò?
-Theo dõi đoạn 1
Hỏi: khi con còn bế trên tay, trong lời ru của mẹ, có những cánh cò nào đang bay?
Hỏi:: Hình ảnh con cò ấy thường gợi lên một cuộc sống như thế nào?
Hỏi: Như thế, lời ru của mẹ và nội dung lời ru con đó có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ của con?
Hỏi: Nhận xét sự sáng tạo của nhà thơ khi xây dựng những lời thơ? 
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tìm hiểu 2 đoạn còn lại
- Báo cáo sĩ số
- Thể hiện bài đúng giọng điệu. + Mượn hình ảnh con cò trong ca dao để bộc lộ tình cảm?
- Tự sự và miêu tả (biểu cảm)
- Xác định, nêu
+Đ1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.
+Đ2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người.
+Đ3: Hình ảnh con cò gợi suy gẫm về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
- Suy nghĩ, trả lời
Ca dao là những bài dân ca thường dùng để hát ru; hình ảnh con cò thân thuộc, gần gũi với người nông dân; nó gợi nỗi buồn thương về một thân phận
+ Con cò bay la, con cò Đồng Đăng.
- Con cò ăn đêm.
- Tự bộc lộ.
- Thảo luận cặp.
Hiểu tình mẹ nhân từ, đang che chở cho con; lời ru vỗ về cho con yên giấc, bồi đắp cho con lòng nhân ái.
+ Vận dụng ca dao một cách sáng tạo: chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy, giọng thơ thiết tha
I/- Đọc – chú thích văn bản: 
1/- Tác giả: 
( SGK)
2/- Tác phẩm:
Bài thơ con cò sáng tác 1962 trong tập Hoa ngày thường – chim báo bão.
II/ Đọc- hiểu văn bản : 
1. Hình ảnh con cò trong lời ru tuổi ấu thơ.
→ Gợi cuộc sống yên ả, thanh bình, vừa gợi ra sự nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưu sinh.
IV/Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................		
Ngày soạn: 07/ 02/2009
Ngày dạy: 09/02/2009
	TUẦN : 24
TIẾT:	 112
BÀI 22
HƯỚNG DẪN ĐỌCTHÊM
CON CÒ (tt)
 Chế Lan Viên
 1. Kiến thức: Giúp HS giúp HS hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
	Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giảvà những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ và giọng điệu của bài thơ.
 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ , đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
 3. Thái độ: Biết trân trọng tình cảm gia đình.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... 
+ Bảng phụ, tư liệu 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.	 
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả?
3. Bài mới:
- Theo dõi đoạn 2.
Hỏi: Trong khúc ru thứ 2, cò trắng mang biểu tượng nào? Em thấy hình ảnh thơ nào mới lạ ở đây?
Hỏi: Hình ảnh thơ trên gợi ra cho con sự liên tưởng nào về cuộc đời? Về mong ước của mẹ?
Hỏi: Biểu tượng cánh cò thi ca được thể hiện trong lời thơ nào?
Hỏi: Nêu cảm nhận của em về sự liên tưởng của tác giả?Từ lời ru đó, em hiểu mẹ mong ước gì ?
Hỏi: Theo dõi đoạn 3, em thấy lời ru có gì khác ở 2 đoạn trước? 
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh: Dù ở gần con- Dù ở xa con- Lên rừng xuống bể- Cò sẽ tìm con – Cò mãi yêu con?
Hỏi: Từ cánh cò trong câu hát mà thành cuộc đời vỗ cánh qua nôi, gợi cho em cảm nghĩ gì? 
Hỏi: Từ bài thơ, em còn cảm nhận được gì về tình mẹ?
Hỏi: Từ bài thơ, em cảm nhận được gì tình cảm của tác giả?
* HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết
Hỏi: Nhận xét nội dung tư tưởng và nghệ thuật bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Củng cố:
- Bài thơ này làm em liên tưởng tới bài thơ nào? Liên tưởng tới điều gì?
- Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ. 
- Nắm nội dung, đặt sắc nghệ thuật.
- Soạn bài:Mùa xuân nho nhỏ theo cau hỏi SGK.
- Báo cáo sĩ số
+ Biểu tượng bạn bè, biểu tượng thi ca.
+ Hình ảnh mới lạ: “cánh của cò”,, và “Cánh trắng cò baychân”.
Tự bộc lộ.
+ Gợi cuộc sống tươi sáng của tuổi thơ được che chở, nâng niu.
+ Thể hiện mong ước con được học hành, sống trong tình cảm ấm áp của bạn bè.
+ Lớn lêncâu văn.
- Thi sĩ là người tạo ra cái đẹp, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp của con người.
+ Mong ước tâm hồn con trong sáng, làm đẹp cho cuộc đời.
+ Nói về người mẹ với mong ước con sẽ khôn lớn trưởng thành nhưng mẹ vẫn luôn che chở cho con.
+ Biểu thị sự lận đận và đức hi sinh quên mình vì yêu con, yêu con bằng sự bền chặt bao dung.
+ Lời ru mang theo những buồn vui của cuộc đời . Lời ru ấy chứa đựng cả lòng nhân ái , bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. 
Tự bộc lộ.
+ Trân trọng và biết ơn vẻ đẹp của tình mẹ. Tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
- Lời ru là biểu hiện cao cả và đẹp đẽ của tình mẹ dành cho mỗi người con.
- Lời thơ sáng tạo, mới lạ bằng trí tưởng tượng bay bổng, thể thơ tự do.
Đọc ghi nhớ SGK.
2. Hình ảnh con cò trong lời ru mong ước tuổi học trò.
+ Mang biểu tượng bạn bè: 
+ Mang biểu tượng thi ca: 
+ Mong ước tâm hồn con trong sáng, làm đẹp cho cuộc đời.
3. Hình ảnh con cò trong lời ru thứ 3.
- Thể hiện mong ước con khôn lớn, trưởng thành.
- Hình ảnh con cò với biểu tượng hình ảnh người mẹ và cuộc đời nhân ái, bao dung, đức hy sinh quên mình vì tình yêu con.
IV/ Tổng kết.
*Ghi nhớ: SGK.
.
IV/ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v=====
	TUẦN : 24
TIẾT:	 113
Ngày soạn: 07/ 02/2009
Ngày dạy: 10/02/2009
BÀI 22
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
..................................................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kĩ năng làm văn nghị luận về một sựu việc hiện tượng trong đời sống
 2. Kĩ năng: Cách lập luận , trình bày luận điểm, luận cứ cho bài làm chặt chẽ, thuyết phục
 3. Thái độ: Có thái độ rõ ràng đối với một số hiện tượng phổ biến mà chính hs đnag mắc phải để từ đó các em có biện pháp hướng đi đúng đắn, nhất là xác định mục đích học tập đúng.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, nhận xét, tổng kết.
+ Bảng phụ; Chấm và chuẩn bị liệt kê các lỗi phổ biến mà HS hay mắc phải khi trình bày để sửa và rút kinh nghiệm cho HS.
 2. HS: HS đọc lại kiến thức làm văn nghị luận về SV, HT trong đời sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* HĐ1:Nêu và tập trung phân tích, tìm hiểu đề bài:
- Phát bài viết cho HS.
- Ghi đề bài trên bảng lớp.
- Gọi Hs đọc đề bài.
Hỏi: Chỉ rõ yêu cầu nội dung, hình thức.
+ Thể loại
+ Nội dung:
* Lưu ý: Chỉ là “một” sự việc, hiện tượng đời sống”
- GV gợi ý HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn ý) cho bài viết.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
- Cho HS xem dàn ý tham khảo ( bảng phụ)
* HĐ 2: Nhận xét bài làm của HS
* Ưu diểm:
Nhìn chung các em đã biết làm văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
- Các em đã nắm bắt được những mặt trái của vấn đề, các khía cạnh của đề tài.
- Biết đưa ra luận điểm và triển khai luận điểm bằng các luận cứ , luận chứng thuyết phục. 
- Biết dựng đoạn theo luận điểm nên bài làm khoa học, rõ ràng.
* Hạn chế:
- Một số bài chưa định hình được cách dựng đoạn ở TB đặc biệt là đa số hs lớp 9A3.
- Một số HS chưa nêu được biểu hiện và tác hại của hiện tượng và chưa đưa ra biện pháp khắc phục.
- Một số HS chưa có sự đầu tư cho bài làm nên chỉ viết vài câu vào bài kiểm tra để đối phó.
- HS vẫn còn viết tắt, đặc biệt là dùng dấu câu không đúng nguyên tắc. (Tất cả hs có điểm kém.)
- Cách diễn đạt còn lủng củng, thiếu chính xác; chưa chú ý viết câu cho đầy đủ các thành phần; dùng từ thiếu chất văn. Một số bài viết nội dung còn sơ sài nên bài làm nhạt nhẽo, khó thuyết phục.
2/ Nhận xét cụ thể: 
- Sau một thời gian đâm đầu vào trò chơi
- Những bạn đó là những bạn học yếu, chẳng ra gì
-Tri thức không có thì làm sao có thể bước ra cuộc sống được
- Có thể các bạn biết chữ những chưa chắc đã nhiều
- Chơi lâu điện t ... âm nhất.
a. * Ưu diểm:
b. * Hạn chế:
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
	TUẦN : 24
TIẾT:	 114
Ngày soạn: 10/ 02/2009
Ngày dạy: 16 /02/2009
BÀI 22
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
..................................................
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp hs biết làm bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí.
 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí .
 3. Thái độ: Lòng biết ơn, phát huy đạo lí tốt đẹp của cha ông: Sự cống hiến, lẽ sống đẹp, lòng biết ơn.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp ® Rút ra kiến thức cơ bản.
+ Bảng phụ, dàn bài.
 2. HS: 
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu yêu cầu về nội dung khi thực hiện một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- So sánh bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống khác với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 
- GV nhận xét, bổ sung để HS nắm vững kiến thức cũ.
3. Bài mới:
* HĐ 1:Tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 
Hỏi: Các đề trên có gì giống và khác nhau? Chỉ ra điểm giống và khác nhau đó?
* Dạng đề mệnh lệnh thường có các lệnh: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh
- Dạng không có mệnh lệnh thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm mạng một tư tưởng, đòi hỏi người làm phải suy nghĩ để làm sáng tỏ.
- Yêu cầu HS tìm thêm VD.
HĐ2: HD cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
- Tìm hiểu đề, tìm ý:
Giới thiệu đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
Hỏi: Đây là đề bài thuộc kiểu loại gì?
Hỏi: Nội dung cụ thể của vấn đề cần nghị luận là gì?
- Lưu ý hai chữ “Suy nghĩ” trong đề bài: Suy nghĩ ở đây là phải thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của của đạo lí “ Uống nước” tức là phải giải thích, chứng minh, bình luận chứ không phải suy nghĩ mông lung. Cụ thể đề có các từ dùng theo nghĩa bóng. Vì vậy cần giải thích kĩ các từ : nước, uống, 
nguồn, nhớ.
- Tìm ý cho bài làm: Giải thích nghĩa bóng.
Hỏi: Nước là gì? thế nào là uống nước?
Hỏi: Nguồn là gì? Thế nào là nhớ nguồn?
Hỏi: Đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là gì?
- Chốt lại bước một trong cách làm bài, chuyển sang tiết 2.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Trên cơ sở các ý đã tìm, sắp xếp thành dàn ý.
- Báo cáo sĩ số
- Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
* Khác: Ở xuất phát điểm và cách lập luận.
+ Nghị luận về SV, HT: Xuất phát từ sự thực đời sống mà trình bày và nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ.
+ NL về tư tưởng, đạo lí: Xuất phát từ tư tưởng, đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì dùng các sự thật đời sống để chứng minh, nhằm trở lại khẳng định (hoặc phủ định) một tư tưởng nào đó.
+ Giống: đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Khác: Dạng đề có kèm mệnh lệnh: 1, 3, 10. Dạng đề không mệnh lệnh: 7 đề .
+ Tìm, nêu
+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
- Trình bày cách hiểu
+ Nước: Là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ, từ những thành quả về vật chất ( cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nước...) đến những thành quả về tinh thần (văn hóa, văn nghệ, phong tục, lịch sử, truyền thống). Uống nước: hưởng thụ những thành quả ấy.
+ Nguồn: Là những người làm ra thành quả, bảo vệ thành quả là là tổ tiên cha ông chúng taNhớ nguồn: Hiểu biết, nhớ ơn, giữ gìn, phát huy những thành quả ấy.
+ Người hưởng thụ thành quả phải biết ơn người làm ra thành quả.
I/- Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: (30’ )
Đề có 2 dạng: 
+ Đề có mệnh lệnh
+ Không kèm theo mệnh lệnh
II/- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
Đề: 
1/- Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Loại đề.
- tìm ý:
+ Giải thích nghĩa:
à đạo lý
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
TUẦN : 24
TIẾT:	 115
 Ngày soạn: 11/ 02/2009
 Ngày dạy: 17 /02/2009
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS biết làm bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí.
 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí .
 3. Thái độ: Lòng biết ơn, phát huy đạo lí tốt đẹp của cha ông: Sự cống hiến, lẽ sống đẹp, lòng biết ơn.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Phân tích tổng hợp ® Rút ra kiến thức cơ bản.
+ Bảng phụ, dàn bài.
 2. HS: Đọc, nghiêm cứu đề bài	
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* HĐ 1: HD lập dàn ý chi tiết
- Trên cơ sở các ý đã tìm, yêu cầu HS sắp xếp thành dàn ý.
lập dàn ý và gọi 
- Giới thiệu dàn ý trên bảng phụ.
* HD 2: HD viết bài bài
- Gọi HS đọc phần mở bài 1 SGK ( Trong kho tàng tục ngữ VN)
- Hỏi: Cách mở bài này giới thiệu vấn đề gì? Theo cách nào?
- Gọi HS đọc phần mở bài 2 SGK (
- Hỏi: Cách mở bài này giới thiệu vấn đề gì? Theo cách nào?
- Hỏi: Tóm lại, yêu cầu mở bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí nói chung cần phải như thế nào?
- GV nhấn mạnh: Mở bài cần giới thiệu đươc vấn đề cần bàn, với nhiều cách hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, gián tiếp thì có thể đi từ chung đến riêng, từ thực tế đến đạo lí.
- Gọi HS đọc phần thân bài SGK
- Hỏi: Phần thân bài nghị luận đã thực hiện những điều gì?
- Hỏi: Theo em, phần thân bài của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí có cần đưa ra thực tế để chứng minh không? Giữa giải thích và chứng minh yêu cầu nào cần chú ý hơn?
- Hỏi: Theo dàn bài thì sau khi giải thích và chứng minh vấn đề thì cần thực hiện điều gì? Thử đánh giá bốn cách bình luận trong đề bài?
- Cần bình luận về vấn đề tức là nhận định, đánh giá vấn đề. Bốn cách đều là các khái quát hợp lí từ việc giải thích, chứng minh vấn đề.
+ Cách bình luận thứ nhất: mở rộng bằng các thực tế đi ngược lại vấn đề. 
+ Thứ hai: Mở rộng nghĩa của câu tục ngữ. ( nguồn là đất nước, là xã hội, là gia đình).
+ Thứ ba: Nâng lên phẩm chất chung của dân tộc và của cá nhân khi thể hiện được đạo lí đó.
+ Thứ tư: Đòi hỏi việc thấm nhuần vấn đề phải thể hiện bằng hành động.
Tóm lại: Bốn cách bình luận đều có tính giáo dục cao.
- Gọi HS đọc phần két bài trong dàn ý SGK
- Hỏi: Khi kết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần kết bài như thế nào? Kết bài trong dàn ý này có thể hiện các yêu cầu cần kết bài nêu trong ghi nhớ chưa?
- Hỏi: Khâu cuối cùng trong bài viết là làm gì? Có ý nghĩa ra Sao?
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đề 7: Tinh thần tự học.
GV: Hướng dẫn HS biết cách giải thích, phân tích, lập dàn ý và yêu cầu thực hiện lập dàn ý ở nhà.
I/ MB: 
- Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi con người.
II/ TB:
a.Giải thích:
- Học là gì? Là học động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó.
- Tinh thần tự học là gì? Là có ý thức tự học , ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với mỗi con người; là có ý chí vượt qua khó khăn , trở ngại để tự học một có hiệu quả; là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân , hoàn cảnh sống cụ thể , các điều kiện vật chất cụ thể; là luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và những người khác.
-Ai tự học thì người ấy có kiến thức, không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vây chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chát lượng học tập của mối con người.
2. Dẫn chứng: Các tấm gương trong sách báo, bạn bè xung quanh.
- Báo cáo sĩ số
- Thực hiện nhóm và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc 
- Giới thiệu vấn đề đạo lí theo cách nói chung về tục ngữ VN, đến nói riêng về câu tục ngữ làm đề và gợi ý luôn cách giải thích.
→ Mở bài theo cách gián tiếp.
- Đọc 
- Giới thiệu vấn đề đạo lí theo cách từ thực tế lễ hội nói chung đến lễ hội thờ cúng tổ tiên, từ đó mà khái quát truyền thống đó vào câu tục ngữ.
→ Mở bài theo cách gián tiếp.
+ Giới thiệu được vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn.
- Đọc
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ
+ Nhận định, đánh giá (tứclà bình luận)
+ Cần có chứng minh bằng các gương “Uống nước nhớ nguồn” trong đời sống hiện nay của toàn xã hội, ở các cá nhân.
+ Chứng minh không làm lu mờ phần giải thích.
+ Nhận định, đánh giá (tứclà bình luận)
- Đọc
- Có kết bài theo hướng tổng kết, có kết bài theo hướng hành động, có thể coi đó là kết bài khuyên bảo.
- Đọc và sửa để hoàn thiện bài làm.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
2. Dàn ý (Bảng phụ)
a/ MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí.
-là đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
b/ TB:
* Giải thích câu tục ngữ.
* Nhận định đánh giá ( bình luận)
- Câu TN nêu đạo lí làm người.
- Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển xã hội.
- Câu TN là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
3. Viết bài.
4. Đọc bài viết và sửa chữa.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN KHOI 9 TUAN 24 3 Cot.doc