Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 115: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 115: Mùa xuân nho nhỏ

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS

- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho đời nói chung.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ - phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

II. Phương tiện dạy học:

Giáo viên: Giáo án.

 Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo SGK.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 115: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/1/2009
Ngày giảng: 26/1/2009 
Tiết 115 Bài 23
Mùa xuân nho nhỏ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS
- Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho đời nói chung.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ - phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo viên: Giáo án.
 Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài 
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
GV yêu cầu HS nêu những nét chung về tác giả.
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 
1. Tác giả, tác phẩm 
a) Tác giả
Thanh Hải (1930 - 1980).
Quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ.
- Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
- Giọng thơ Thanh Hải là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược, là khúc tâm tình tha thiết của đồng bào chiến sĩ miền Nam gửi ra miền Bắc.
HS nêu thời điểm sáng tác bài thơ.
GV bổ sung.
b) văn bản
Bài thơ được sáng tác tháng 11 - 1980, khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải.
GV hướng dẫn HS đọc: 
- Phần đầu giọng thơ say sưa trìu mến, diễn tả cảm xúc trước mùa xuân đất trời.
- Nhịp thơ nhanh hối hả phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước.
- Giọng thơ tha thiết trầm lắng khi nói về tâm nguyện.
2. Đọc và chú thích
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HS trả lời.
3. Thể thơ
5 chữ.
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? ý của mỗi phần là gì?
HS tìm bố cục của bài thơ.
4. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm 4 phần:
- Khổ đầu (6 dòng): Cảm xúc trước mùa xuân của đất trời.
- 2 khổ 2, 3: Hình ảnh mùa xuân đất nước.
- 2 khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
- Khổ cuối là lời ca ngợi quê hương đất nước và giai điệu dân ca xứ Huế.
Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản
- Hình ảnh thiên nhiên đất trời được phác hoạ qua những hình ảnh nào?
GV yêu cầu HS nhận xét về những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, từ ngữ.
HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
- Các hình ảnh được thể hiện trong khổ thơ này có gì nổi bật?
- Từ "mọc" được đặt ở đầu câu có dụng ý gì? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Cách sử dụng màu sắc, âm thanh trong khổ thơ có gì đặc biệt? Những từ than gọi (ơi, chi) gợi liên tưởng đến giọng nói của địa phương nào?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời.
Hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân.
- Từ "mọc" được đặt ở đầu câu: nghệ thuật đảo ngữ nhằm: nhấn mạnh, khắc hoạ sự khoẻ khoắn. "Mọc" tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ một bông hoa thôi mà không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân.
- Màu sắc: gam màu hài hoà dịu nhẹ tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông (dòng sông Hương) hoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ. Đó là màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện, loài chim của mùa xuân.
Cách dùng các từ than gọi "ơi", "chi": mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế (thân thương, gần gũi), mang nhiều sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. 
- Cách phác hoạ như vậy gợi ra một không gian mùa xuân như thế nào?
Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng - một sắc xuân của xứ Huế. Một không gian bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng, tươi tắn.
- Chỉ có một bông hoa tím biếc. 
- Chỉ có một dòng sông xanh.
- Một tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm cũng chẳng có muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm.
- Trước cảnh đất trời vào xuân nhà thơ có cảm xúc như thế nào?
 Cảm xúc say sưa ngây ngất xốn xang rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân.
- Em hiểu “từng giọt long lanh rơi” nghĩa là như thế nào?
HS trả lời
Giọt long lanh rơi:
- Giọt sương
- Giọt nắng
- Giọt mùa xuân
- Giọt hạnh phúc.
- Giọt âm thanh.
Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung. Nó như ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh, như những hạt lưu li trong vắt long lanh chói ngời. ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác đến thị giác, xúc giác. Những yếu tố huyền ảo trong bài thơ được thể hiện một cách sáng tạo, gợi cảm và tài tình.
- "tôi đưa tay tôi hứng": Sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp chất nhạc của trời với sông của chim với hoa thể hiện sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.
HS đọc các khổ thơ 2, 3.
- Tìm những chi tiết miêu tả con người, đất nước vào xuân.
HS thực hiện. GV có thể gợi ý chi tiết:
- Từ "Lộc" được hiểu như thế nào? 
2. Hình ảnh mùa xuân đất nước 
Mùa xuân người cầm súng 
 Lộc giắt đầy quanh lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ.
Lộc non chồi biếc: Sức sống của con người. Đây là những hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối xứng.
Tả thực: Mùa xuân là mùa ra quân, mùa chiến thắng; mùa xuân cũng là mùa người nông dân ra đồng gieo trồng lúa xuân.
ý nghĩa tượng trưng: 2 nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.
- Em có suy nghĩ gì về 2 câu thơ cuối đoạn?
HS phân tích hai câu thơ trên giấy, sau đó trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung.
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Một đất nước với 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, gian khổ ác liệt, tưởng chừng như không thể vượt qua, thế mà vẫn kiên cường, hiên ngang, dũng cảm như chính quê hương của tác giả - một mảnh đất kiên trung, ngoan cường, bất khuất.
Nghệ thuật so sánh: "Đất nước như vì sao".
Sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam: 
"Sống vững chãi 4 ngàn năm sừng sững
... nhân ái chan hoà"
Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin vào cách mạng, vào tương lai của đất nước, định hướng, mục đích sống của mỗi con người. Đó cũng là sức sống, sức vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân.
- Trước cảnh tưng bừng náo nức vào xuân của thiên nhiên đất nước cách mạng, nhà thơ có ước nguyện gì?
HS thảo luận phân tích.
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến...
Tác giả muốn làm: 
- Một con chim hót vang trời (mang âm thanh). 
- Một nhành hoa (hương thơm ngọt ngào).
 - Một nốt trầm (sự vui vẻ yêu đời).
Nhưng tất cả đều một thôi: Một con chim trong muôn ngàn loài chim, một nhành hoa trong biết bao loài hoa, một nốt trầm trong bè trầm bao la của thế giới âm nhạc.
- Trong cái không khí réo rắt đầy đủ các cung bậc âm thanh, nhà thơ tha thiết hiến dâng, hoà nhập vào cuộc sống vui tươi sôi nổi ấy. Thật đáng trân trọng biết nhường nào khi ta biết rằng, suốt một đời người - một đời thơ, Thanh Hải đã cống hiến nhiều tâm huyết cho sự nghiệp chung của dân tộc mà ông chỉ khiêm tốn xin làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào bản hoà ca chung. Lời ước nguyện chân thành tha thiết: Làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Sự chuyển đổi cách xưng hô từ tôi (riêng) sang ta (chung) chính là sự thể hiện của khát vọng hoà nhập ấy.
- Khổ thơ tiếp theo diễn tả điều gì?
HS thảo luận, trả lời.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
Hình ảnh có tính chất biểu tượng: "mùa xuân - tuổi hai mươi": trẻ trung sung sức; "Tóc bạc": trở về già.
Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang trầm lắng.
Tình cảm trào dâng, suy tư được thể hiện nội dung chính con người luôn gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên, đất nước, bất chấp không gian, thời gian nghịch cảnh. Đó là sự dâng hiến thầm lặng.
GV có thể nói thêm về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ để HS cảm nhận được khát vọng mãnh liệt muốn được sống, được cống hiến mà nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm.
- Giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có mối liên hệ gì đặc biệt? Mối liên hệ ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Khổ thơ đầu được mở đầu bằng một phong cảnh Huế: Hoa nở, chim hót, dòng sông êm đềm.
Kết thúc: Một điệu dân ca xứ Huế quen thuộc, ngọt ngào, êm dịu, sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp điệu, các vần bằng tha thiết êm ái. Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự hài hoà, cân đối cho bài thơ, đồng thời thể hiện rõ hơn khát vọng hoà nhập với cuộc đời của tác giả.
Hoạt động 4. Tổng kết
GV: Hãy nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
III. Tổng kết
Nghệ thuật: Khổ thơ năm chữ, gần gũi với các làn điệu dân ca. Xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh ẩn dụ, vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. 
Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu biến đổi phù hợp với cảm xúc say sưa, ngây ngất, trang nghiêm và thiết tha.
IV. Củng cố:
 Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nghẹ thuật gì trong bài thơ?
 Qua bài thơ tác giả muốn nói điều gì với người đọc?
V. Dặn dò:
Hs về nhà học thuộc bài thơ.
Chuẩn bị bài viếng lăng bác

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tiet 116.doc