Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130

A-Mục tiêu cần đạt:

-Kiến thức: Học xong văn bản này, học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

-Tích hợp với phần Văn bài Ôn tập thơ, với Tiếng Việt bài Nghĩa tường minh và hàm ý.

-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.

B. Chuẩn bị:

-Chân dung nhà thơ Ta- go,tranh ảnh minh hoạ

-Nguyên bản bài thơ bằng tiếng Anh

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết 126 
 (Ra-bin-đra-nát Ta – go)
 Nguyễn Khắc Phi dịch
A-Mục tiêu cần đạt:
-Kiến thức: Học xong văn bản này, học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
-Tích hợp với phần Văn bài Ôn tập thơ, với Tiếng Việt bài Nghĩa tường minh và hàm ý.
-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.
B. Chuẩn bị:
-Chân dung nhà thơ Ta- go,tranh ảnh minh hoạ 
-Nguyên bản bài thơ bằng tiếng Anh
C-Tiến trình bài học:
1/1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
	Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con”
-Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
?Dòng nào sau đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?
A.Cần cù,chịu khó,anh dũng,bất khuất
B.Bền bỉ,nhẫn nại ,chịu đựng,hi sinh
C.Hồn nhiên,mộc mạc,nghĩa tình,giàu chí khí
D.Thẳng thắn,trung thực,bền bỉ,dẻo dai.
	3-Bài mới: Giới thiệu bài :
 Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng,gần gũi và phổ biến nhất của con người ,đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ .Nếu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên tình mẹ con sâu nặng ,Nguyễn Khoa Điềm với khúc hát ru về tình mẹ con trong chiến tranh thì đại thi hào Ta-go với bài Mây và sang đã nói lên tình cảm của người con với mẹ tha thiết sâu nặng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV giới thiệu chân dung t/g
? Đọc phần giới thiệu về tác giả và bài thơ trong SGK
-hs quan sát 
1861-1941)
-Là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn độ từng đến Việt Nam( 1916)
-Sinh ra ở Can cút Ta(Ben gan) làm thơ rất sớm từng du học nhiều nước.
-Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ,phong phú đủ cả văn thơ,nhạc,hoạ,kịch
-Nhà thơ đầu tiên của Châu á nhận giải thưởng Nô - Ben văn học với tập thơ “Dâng”(1913)
-Thơ của Ta go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc,tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết .Triết lí thâm trầm
-Thơ của ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng 
I/Tìm hiểu chung
1/Tác giả: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941)
GV giới thiệu một sô tập thơ của Ta-go ,nguyên bản bài thơ tiếng Anh
2.Tác phẩm :
GV nêu yêu cầu đọc. đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
-Yêu cầu giọng đọc thay đổi và phân biệt giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với người ở trên mây và trong sóng.
-Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su(Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
?Xác định thể thơ cho bài?PTBC?
-HS xác định
-Thể thơ:Tự do
-PTBĐ:TS+MT+
BC
Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý mỗi đoạn.
?Nhận xét về cấu trúc của bố cục này?
Mỗi phần lời đều gồm :
+Lời rủ của những người trên mây trong sóng
+Lời từ chối của em bé
+Trò chơi của em bé
2 đoạn
Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” –Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
Đ2 (còn lại):Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
Lời của em bé có 2 phần: 
+Hai phần lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển thể hiện tình yêu mẹ của em bé trọn vẹn,sâu sắc và trào dâng mãnh liệt.
- Bố cục: 2 đoạn
Đọc đoạn 1
Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?
Đó là những trò chơi như thế nào?
Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?
-hs đọc
-HS đọc lời của mây
-NX: =>Đó là một trò chơi rất vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả vầng trăng bạc làm bạn.
=> Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)
II.Phân tích văn bản:
1.Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ 
Những người trên mây nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...lên tận tầng mây”=>Cách đi thật dễ dàng, chẳng phải cố gắng gì nhiều.
?Nhận xét nghệ thuật sử dụng?
Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?
ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào?Đó là trò chơi như thế nào?Em bé thể hiện tình cảm gì?
- -“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” => Câu trả lời nêu lên một tình thế, lí do để từ chối.
Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ
-hs nhận xét
Các hình ảnh đều được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng
-Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn
-Sức mạnh của tình mẫu tử -Mẹ là nguồn vui lớn nhất cuả con
Trò chơi tưởng tượng, trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời và mẹ.Em yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
Sóng đã nói với em bé những gì?
Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? 
Sóng nói với em : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du...” =>Sóng rủ em cùng dạo chơi trên biển.
2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:
Em bé có muốn đi không? Tại sao?
-“Nhưng làm thế nào...” =>Em bé muốn đi cùng sóng , em bị hấp dẫn , cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trong sóng.
Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?
=>Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.
- Tình thương yêu mẹ đã thắng
Em bé đã nghĩ ra trò chơi như thế nào?
Nhận xét về ý nghĩa ba câu thơ trên?
Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy?Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trước không? Vì sao?
-“Con là sóng...
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
=>Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
-Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
-Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
III/ Tổng kết:
?Nhìn vào bức tranh hãy khái quát lại nội dung bài thơ?
?ý kiến nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
A.Thơ văn xuôi,lời kể xen đối thoại,phép lặp biến hoá phát triển 
B.Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghiã tượng trưng,phép lặp biến hoá 
C.Thơ văn xuôi,lời kể xen đối thoại,phép lặp biến hoá phát triển,hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
D.Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng,phép lặp biến hoá và phát triển
Gọi hs đọc ghi nhớ
1 hs đọc ghi nhớ
*Ghi nhớT89
4/ Củng cố
Thảo luận nhóm:
1,Bài thơ nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
2, Qua bài thơ, ta hiểu thêm những điều đáng quí nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go ?
5/ Dặn dò:-
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học phần phân tích, 
Chuẩn bị:Bài Ôn tập về thơ.
********************************************************************
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết 127 Ôn tập về thơ
A.Mục tiêu cần đạt
Qua tiết ôn tập,học sinh đạt được:
-Hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
-Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
B.Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị bảng hệ thống các tp đã học
 -Chọn lựa kiến thức trọng tâm
HS: Lập bảng theo mẫu
C-Tiến trình bài học:
1/1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ	Sự chuẩn bị bài của hs
	3-Bài mới: Giới thiệu bài :
Chuựng ta ủaừ vửứa hoùc xong caực vaờn baỷn thụ hieọn ủaùi Vieọt Nam,ủeồ coự caựi nhỡn khaựi quaựt veà caực ủaởc ủieồm ngheọ thuaọt vaứ noọi dung caực vaờn baỷn ủoự chuựng ta seừ coự tieỏt oõn taọp veà thụ 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Các nhóm hoạt động,sau đó trình bày trước lớp .Các nhóm khác: lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
I/Bảng thống kê các tp thơ hiện đại
?Em hãy khái quát nội dung cơ bản của thơ hiện đại?
?Chỉ ra các tác phẩm có chủ đề đó?
2/Đặc điểm cơ bản về nội dung:
a. Tái hiện cuộc sống của đất nớc và hình ảnh con người Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám, qua nhiều giai đoạn: + Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những mối quan hệ tốt đẹp của con người.
b. Ca ngợi, khẳng định tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam trong một thời kì nhiều thay đổi sâu sắc: + Yêu quê hương đất nước, 
 + Tình đồng chí, sự gắn bó cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Những tình cảm gần gũi và bền chặt: Tình mẹ – con, tình bà - cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn
Nhận xét điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Con cò.
3/Nhận xét 
* Giống nhau: -Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
-Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
* Khác nhau:
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Con cò.
- Sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu nước gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ Tà-Ôi trong hoàn cảnh gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Từ hình tượng con cò quen thuộc trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru ( chắp cánh cho mọi ước mơ trở thành hiện thực ).
?Yêu cầu hs trình bày bài đã chuẩn bị –nhóm khác bổ sung
4/Câu 4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; ánh trăng 
* Giống nhau: - Đều viết về người lính với những vẻ đẹp về tính cách, phẩm chất và tâm hồn của họ.
* Khác nhau:
Đồng chí.
Bài thơ về tiểu đội xe
ánh trăng.
- Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Tình đồng chí: Cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng cùng lí tưởng chiến đấu.
- Vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, tư thế hiên ngang, lạc quan, ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Chiến tranh đã đi qua, sống trong hoà bình.
- Suy ngẫm của người lính gợi lại nhiều kỉ niệm gắn bó trong hoàn cảnh khó khăn.
- Nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình thuỷ chung.
.?Yêu cầu hs trình bày bài đã chuẩn bị –nhóm khác bổ sung
5/Câu 5. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá; ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Con cò
Đoàn thuyền đánh cá.
ánh trăng.
Mùa xuân nho nhỏ.
Con cò.
- Tưởng tượng, phóng đại, với nhiều liên tưtưởng, so sánh độc đáo.
- Hình ảnh, chi tiết, thực, rất bình dị, chủ yếu gợi tả không đi vào chi tiết mà hớng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh
 Hình ảnh thơ đẹp, giản dị mang đặc trng xứ Huế, giàu nhạc điệu, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Hình ảnh gần gũi, thân thuộc, vận dụng ca dao, đúc kết những suy ngẫm sâu sắc.
 Bài 6. Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
 -Gọi 2 hs trả lời-nhận xét
4/Củng cố
Trò chơi:
-Chuẩn bị: Các mảnh bìa ghi tên tác gỉa, bài thơ, năm sáng tác.
-Thi sắp xếp đúng : Tên tác giả-bài thơ-năm sáng tác.
5/ Dặn dò
- Xem lại toà ... câu in đậm:
-Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : Sau bữa ăn này , con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi.
+Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
-Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý:Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi .
*Hàm ý ở câu 2 rõ hơn.
-Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài phút giây lừa dối cái Tí.
nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”.
I.Điều kiện sử dụng hàm ý
-Người nói cố tình đưa hàm ý vào
-Người nghe hiểu được hàm ý
Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào?
-hs nhắc lại 2 điều kiện
Ghi nhớ (SGK)
Đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi :
Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
II. Luyện tập:
1.Bài tập 1
GV chia lớp thành 3 nhóm làm 3 ý-trình bày
Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
a, Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
-Hàm ý của câu in đậm là:Mời bác và cô vào nhà uống nước.
-Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ...Ngồi xuống ghế”.
b,Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
-Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được.
-Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”.
c,Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
-Hàm ý câu thứ nhất là:Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
-Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiênvề sự trừng phạt này.
-Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
2. Bài tập 3
Dùng bảng phụ ghi bài tập
Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối:
a, A:Mai về quê với mình đi!
 B:Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
 A:Đành vậy!
b,B:Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội.
c,B:Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao.
Đọc yêu cầu bài tập 4 và trả lời
Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:”Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.
3. Bài tập 4:
4/ Củng cố 
-Hệ thống kiến thức về hàm ngôn qua 2 tiết học.
5/ Dặn dò:
-Dặn dò:Chuẩn bị học tiết Chương trình địa phương Tiếng Việt.
 -Học ôn chuẩn bị tiết kiểm tra thơ hiện đại tiết 129
************************************************************
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết 129 Kiểm tra Văn (Phần thơ)
 A.Mục tiêu cần đạt:
Qua tiết kiểm tra ,hs đạt được:
1. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.
2.Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
B. Chuẩn bị:
Gv: Đề bài và đáp án.
Hs: Ôn tập kiến thức đã học.
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
/1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ	
3.Bài mới:
GV phát đề –nhắc nhở ý thức làm bài
 A. Đề bài:
I/Phần trắc nghiệm:(2đ)
 Câu 1: Điền vào cột A tên bài thơ cho phù hợp với nội dung nêu ở cột B(1đ)
A.Nội dung
B.Tên tác phẩm
1/Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất 
nước,ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.
2/Bằng lời trò chuyện với con,bài thơ thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
3/Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ,bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ngợi ca tình mẫu tử.
4/Qua hình tượng quen thuộc của ca dao,bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.
Câu 2:Dòng nào nêu đầy đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối với con cái? (0,5đ)
 A.Sang thu,Con cò.
 B.Viếng Lăng Bác,Nói với con, Sang thu
 C. Mây và sóng, Con cò,Nói với con.
 D. Con cò,Nói với con.
Câu 3:ý nào nói không đúng nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được thể hiện qua:
 A.Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.
 B.Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền
 C.Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.
 D. Những cánh chim én báo xuân sang
II/Phần tự luận:(8đ)
Câu 1: (2 đ) Phân tích biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ sau:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Câu 2: (1,5đ) Chép 3 câu ca dao nói về con cò mà Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo để viết bài thơ “Con cò”
Câu 3 (4,5đ) Theo em cái hay và vẻ đẹp của hai cặp câu thơ sau: 
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi” là ở đâu?
Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày ý kiến của mình. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm.(2điểm)
Cõu 1: 1- Mùa xuân nho nhỏ
 2- Nói với con
 3- Mây và sóng
 4- Con cò
Cõu 2: (0,5đ) C
Câu 3: (0,5đ) D 
II.Phần tự luận.(8 điểm)
Cõu 1: 2 đ Mặt trời 1: Mặt trời thực mang ánh sáng cho muôn loài
 Mặt trời 2: Ví Bác Hồ như mặt trời –Người đã soi đường chỉ lối cho dân tộc ta đi đến ấm no hạnh phúc
Câu 2:Chép đúng các bài ca dao mà tác giả đã vận dụng trong bài thơ Con cò ( 3 bài, mỗi bài 0,5 điểm)
a,Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
b, Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
c,Con cò mà đi ăn đêm......
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3: Bài văn ngắn phải có các ý sau đây:
1,Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. (0,5điểm)
2,Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp cùng ý nghĩa triết lí của hai cặp câu thơ (4 điểm)
-ở hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ-Vắt nửa mình sang thu” là vẻ đẹp duyên dáng mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung duyên dáng thể hiện chính xác cái khoảnh khắc giao mùa qua cách quan sát và liên tưởng rất tinh tế. (1,5 điểm)
-ở hai câu “Sấm cũng bớt bất ngờ –Trên hàng cây đứng tuổi” là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn, tính cách của con người. Giải thích: Hàng cây đứng tuổi, tại sao sấm lại bớt đi cái bất ngờ trước hàng cây đứng tuổi? (2,5 điểm)
4/ Củng cố 
GV thu bài
-Nhận xét giờ kiểm tra.
5/ Dặn dò:
- Xem lại cỏc kiến thức đó học để rỳt kinh nghiệm cho bài làm sau
-Chuẩn bị bài Tổng kết văn bản nhật dụng Theo hợp đồng.
********************************************************************
	Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6
 (viết ở nhà)
A.Mục tiêu cần đạt:
–H/s nhận được kết quả bài viết số 6, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết
-Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
-Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.
B.Chuẩn bị:
-G/V: Kết quả bài viết số 6: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
-H/S: 
+Lý thuyết dạng văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+Yêu cầu của đề bài bài viết số 6
C.Tiến trình lên lớp:
1Ôn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
-Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài
3.Bài mới: Giới thiệu bài: 
Sự cần thiết của tiết trả bài với H/S.
G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 6
H/S: Ghi đề vào vở.
? Kiểu đề thuộc thể loạinào?
? Nội dung của đề Y/C?
? Hình thức của bài viết?
? Yêu cầu của việc mở bài ntn?
? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
-Giá trị hiện thực của truyện được thể hiện như thế nào?
Giá trị nhân đạo của truyện được thể hiện như thế nào?
Phần kết bài cần nêu những gì?
G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
+ Về nội dung?
+ Về hình thức?
G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết
+Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?
G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.
G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.
Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)
G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viết
H/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.
H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.
A.Tìm hiểu chung
.Đề bài: 
Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
1.Phân tích đề:
-Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
-Nội dung: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Chuyện người con gái Nam Xương. 
-Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.
2.Dàn ý:
a.Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
b.Thân bài:
1. Giá trị hiện thực: Truyện tố cáo xã hội phong kiến bất công, gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
a,Chiến tranh phong kiến gây nhiều đau khổ cho con người :
-Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già, vợ trẻ....->Nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho người vợ trẻ sau này.
-Người dân chạy loạn đắm thuyền chết vô số.
b,Lễ giáo phong kiến bất công khóên người đàn ông có được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ dẫn đến cái chết đầy oan khuất cho người vợ chung thuỷ, hiếu nghĩa (nguyên nhân trực tiếp)
2.Giá trị nhân đạo:Truyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung.
-Đảm đang...
-Hiếu nghĩa
- Thuỷ chung
 c.Kết bài:
-Khẳng định lại giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
-Vũ Nương là hình tượng đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
III. Đáp án chấm:
1.Mở bài: 1 điểm
2. Thân bài :8 điểm
-Giá trị hiện thực:(3 điểm)
-Giá trị nhân đạo:(5 điểm)
3. Kết bài:1 điểm
B.Nhận xét và sửa chữa
1.Ưu điểm:
-H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu.
 -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
2.Nhược điểm
-Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
-Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.
-Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
3.Trả bài cho học sinh:
-Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.
-Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.
-Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.
4.Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
-Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
-Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
-Lỗi về chữ viết
-Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
4/ Củng cố:
-Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.
-Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.
-Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
5/ Dặn dò:
-Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7. 
 -Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng
 ********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9co anh minh hoatuan 26.doc