Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 127: Ôn tập về thơ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 127: Ôn tập về thơ

 Tiết 127: Ôn tập về thơ.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

- Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và các lớp dưới.

- Rèn ruyện kĩ năng phân tích thơ.

B. Tài liệu, thiết bị dạy học:

- SGK, SGV, Sách tham khảo, sách bài tập Ngữ văn 9.

- Bảng phụ.

- Giáo án.

C. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn dịnh lớp:

2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu của tiết học.

I. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học.

?. Trong chương trình Ngữ văn 9,các em đã học được mấy tác phẩm thơ hiện đại?

?. Hãy nêu tên văn bản? Tên tác giả? Thể thơ? Thời gian sáng tác?

- GV treo bảng phụ.HS quan sát.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 127: Ôn tập về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 17/3/2009.
 Ngày dạy 19/3/2009.
 Tiết 127: Ôn tập về thơ. 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và các lớp dưới.
Rèn ruyện kĩ năng phân tích thơ.
B. Tài liệu, thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo, sách bài tập Ngữ văn 9.
- Bảng phụ.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn dịnh lớp:
Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu của tiết học.
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học.
?. Trong chương trình Ngữ văn 9,các em đã học được mấy tác phẩm thơ hiện đại?
?. Hãy nêu tên văn bản? Tên tác giả? Thể thơ? Thời gian sáng tác?
GV treo bảng phụ.HS quan sát.
a. Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại ViệtNam
đã học trong sách Ngữ văn 9.
STT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
 TT Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
tự do
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cùng cảnh ngộ và lí tưởng
Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
tự do
Khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe với tư thế hiên ngang, dũng cảm, ý chí chiến đấu giải phóng m/Nam
Chất liệu hiện thực, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
bảy chữ
Những bức tranh đẹp, rộng lớn tráng lệ và tinh thần lao động mới với niềm vui lạc quan, phấn khởi, say sưa .Kết hợp cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên 
Âm hưởng khoẻ khoắn hào hùng, lạc quan, liên tưởng tưởng tượng độc đáo.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
kết hợp 7+8
chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng biết ơn trân trọng bà, quê hương, đất nước.
Kết hợp b/cảm, m/tả, b/ luận. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với h/ ảnh người bà..
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ng/ Khoa Điềm
1971
chủ yếu là tám chữ
Tình yêu thương con của người mẹ Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Kết cấu theo từng khúc ru. Giọng điệu ngọt ngào trìu mến.
6
ánh trăng 
Ng/ Duy 
1978
năm chữ
Hình ảnh ánh trăng gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
tự do
Từ hình tượng con cò trong lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong đời sống
Vận dụng s/tạo ca dao, có câu mang đậm tính triết lí và suy ngẫm sâu sắc.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, t/ h ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Hình ảnh đẹp giản dị, so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương 
1976
tám chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của t/g và mọi người
Giọng điệu trang trọng tha thiết, hình ảnh ẩn dụ, so/s n/h, ng/ ngữ bình dị cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
năm chữ
Cảm nhận tinh tế của n/thơ trước sự chuyển biến của t/nhiên từ hạ sang thu
Ngôn ngữ chính xác tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
11
Nói với con
Y Phương 
sau 1975
tự do
T/h tình cảm g/đ đầm ấm, ngợi ca sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp tâm hồn của ng/ miền núi, gợi nhắc t/ cảm gắn bó với truyền thống, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Từ ngữ giàu hính ảnh, cụ thể gợi cảm, gợi ý nghĩa sâu xa
Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử:
?. Em hãy sắp xếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử ?
 Từ 1945 -> 1954 ? Từ 1955 -> 1964 ? Từ 1965 -> 1975 ? Sau 1975 ?
GV treo bảng phụ.
HS điền vào bảng các thông tin cần thiết.
HS theo dõi và nhận xét.
Giaiđoạn
Tên văn bản
Từ 1945 -> 1954
Đồng chí
Từ 1955 -> 1964
Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò.
Từ 1965 -> 1975
Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Sau 1975
ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Nói với con; 
Sang thu.
?. Thể thơ chủ yếu được sử dụng?
?. So sánh với thể thơ trong các bài thơ trung đại đã học ?
?. Nội dung cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam tập trung thể hiện là gì?
?.Những bài thơ ấy diễn tả những tư tưởng, tình cảm nào của con người?
- So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy những điểm giống và khác.
GV chia lớp thành 2 nhóm.
HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm1: Đề tài về tình mẹ con.
?. Tìm những bài thơ có đề tài tình mẹ con?
?. Điểm giống nhau và điểm khác nhau?
- Nhóm2: Đề tài về người lính cách mạng.
?. Viết về người lính, em đã học được những bài thơ nào?
?. Nêu những đặc điểm cơ bản ở mỗi bài thơ?
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv so sánh với bài Mây và sóng.
?. Theo em vì sao có những điểm chung và riêng đó?
( Điểm chung ở đề tài, có những đề tài mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận, nét riêng chính là phong cách và sự sáng tạo của mỗi nhà thơ.)
II.Nội dung phản ánh thể hiện :
- Các tác phẩm tập trung thể hiện:
+ Đất nước và con người V/Nam trong hai cuộc k/c chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ hy sinh nhưng rất anh hùng.
+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những q/hệ tốt đẹp của con người.
- Tư tưởng tình cảm: Điều chủ yếu nhất là thể hiện tâm hồn tình cảm, tư tưởng của con người trong t/kì l/sử có nhiều biến động và đổi thay: Tình quê hương, đất nước; tình đồng đội; lòng kính yêu Bác; tình cảm gia đình gần gũi, bền chặt (tình bà cháu, mẹ con); tinh thần lạc quan
III. Điểm chung và nét riêng
* Nhóm1: Đề tài tình mẹ con.
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò.
- Giống nhau:
+ Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết( tình mẹ dành cho con)
+ Sử dụng điệu ru, lời ru vào trong thơ.
- Điểm khác nhau:
+ Về nội dung: ở khúc hát ru..tình yêu con thống nhất với tình yêu nước và ý chí chiến đấu.ở con cò thì tình yêu thương của mẹ thể hiện qua hình tượng con con cò
+ Về nghệ thuật: Con cò sử dụng hình tượg con cò và sáng tạo các câu ca dao.Khúc hát ru..lại dùng lời ru trực tiếp.
* Nhóm2: Đề tài về người lính.
- Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, ánh trăng.
- Giống nhau:
+Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn.
- Khác nhau:
+ Hoàn cảnh khác nhau: Đồng chí viết t/kì đầu chống Pháp, Bài thơ về..viết t/kì chống Mĩ, ánh trăng viết trong hoà bình.
+ Nội dung: ở mỗi bài hình ảnh người lính được khai thác có những nét riêng khác nhau, với bút pháp nghệ thuật khác nhau . 
IV.Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:
Đồng chí: bút pháp hiện thực.
Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp tượng trưng, phóng đại, với nhiều liên tưởng tưởng tượng, so sánh mới mẻ độc đáo, nâng con người lên ngang tầm vũ trụ
ánh trăng: bút pháp gợi tả.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: bút pháp hiện thực
-> Gv: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ phải phù hợp với phong cách của mỗi nhà thơ và nội dung thể hiện.
 V. Cảm nhận
Hs viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về một đoạn thơ yêu thích, rồi trình bày trước lớp(5 phút) 
 D.Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại bài, nắm chắc kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra.
Soạn bài “Nghĩa tường minh và hàm ý”
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tiet 127 on tap tho.doc