Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết: 131 + 132 + 133: Tổng kết văn bản nhật dụng

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết: 131 + 132 + 133: Tổng kết văn bản nhật dụng

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết, khái quát những kiến thức đã học.

3: Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của văn bản nhật dụng trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: SGK, SGV

- HS: Chuẩn bị bài, thống kê những văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9

III. Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 1. Ổn định: Lớp: Tổng số: Vắng

Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ

Hoạt động 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học (1')

 

doc 18 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết: 131 + 132 + 133: Tổng kết văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 	 Ngaỳ soạn:
	Ngày dạy:
 Tiết: 131+132+133
Tổng kết văn bản nhật dụng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết, khái quát những kiến thức đã học.
3: Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của văn bản nhật dụng trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài, thống kê những văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1. ổn định: Lớp: Tổng số: Vắng 
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Hoạt động 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học (1')
Hoạt động1.
	I. khái niệm văn bản nhật dụng
Học sinh đọc SGK
Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý?
Thế nào là tính cập nhật?
1. Khái niệm
- Không phải là khái niệm thể loại
- Không chỉ là kiểu văn bản
- Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật
2. Đề tài rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị.
3. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá những vấn đề hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
4. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu bền của sự phát triển lịch sử xã hội. Vấn đề môi trường, dân số, chống chiến tranh hạt nhân, hút thuốc lá đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày 1 ngày 2.
5. Giá trị văn chương: không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc kiểu văn bản nhất định. Miêu tả kể chuyện, thuyết minh, nghị luận điều hành Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
- Không chỉ mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. 
Hoạt động 2.
	II. nội dung văn bản nhật dụng
Học sinh trình bày
Giáo viên bổ sung (bảng phụ)
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
1. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
2. Động Phong Nha
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
7
4. Cổng trường mở ra
5. Mẹ tôi
6. Cuộc chia tay của những con búp bê.
7. Ca Huế trên sông Hương
- Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em
- Nt
- Nt
Văn hoá dân gian (ca nhạc cổ truyền)
8
 8. Thông tin trái đất năm 2000
9. Ôn dịch, thuốc lá
10. Bài toán dân số
Môi trường
Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá
Dân số và tương lai nhân loại
9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
12. Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
13. Phong cách Hồ Chí Minh
Quyền sống con người.
Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. 
Hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không? Có mang tính cập nhật? Có ý nghĩa lâu dài? Có giá trị văn hoá không?
Kể tên một số văn bản học thêm? 
Tất cả các văn bản trên đều đạt các yêu cầu của văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu.
Văn bản không hoặc ít có giá trị văn hoá: Các bản tuyên bố
Hoạt động 3.
III. Hình thức của văn bản nhật dụng
Kiểu văn bản - Thể loại
Tên văn bản
Hành chính (điều hành)
Nghị luận
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Truyện ngắn
Bút ký
Thư từ
Hồi ký
Thông báo
Xã luận
Kết hợp các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, hành chính, nghị luận, miêu tả, thanh minh).
Ta có thể kết rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
Chứng minh sự kết hợp các thể loại trong 1 văn bản cụ thể (học sinh).
 Các bản thống kê: thông tin, tuyên bố, ôn dịch, thuốc lá; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đấu tranh cho 1 người
Cuộc chia tay của những con búp bê
Cầu Long Biên - Động Phong Nha
Cổng trường mở ra
Động Phong Nha, ca Huế
Cuộc chia tay màu đỏ, Mẹ tôi
Cầu Long Biên
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Cổng trường mở ra
Thông tin ngày trái đất
Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
Phong cách Hồ Chí Minh; Ôn dịch, thuốc lá
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Cầu Long Biên, Động Phong Nha
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
Hoạt động 4.
IV. phương pháp học Văn bản nhật dụng
Em đã chuẩn bị bài và học các văn bản nhật dụng như thế nào?
Học sinh
Giáo viên bổ sung
- Đọc kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề
- Cần có thói quen liên hệ
+ Thực tế bản thân
+ Thực tế cộng đồng (nơi học, nơi ở)
- Cần có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
- Dùng kiến thức của các môn khác để học - đọc hiểu văn bản nhật dụng hoặc ngược lại (Địa, Sử, GĐC).
VD: Dùng kiến thức sinh vật, hoá học -> Thông tin ngày Trái đất
- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
- Kết hợp xem tranh ảnh, nghe, xem các chương trình thời sự hàng ngày.
Hoạt động 5.
V. luyện tập
Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau (ở đâu, bằng cách nào? Trình bày cụ thể?
(Sáng qua -> nay) là gì?
Lớp, trường em?
1. Vấn đề phá rừng ở Quảng Nam
- An toàn giao thông ở Nghệ An 
2. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật được từ nguồn nào?
3. Làm thế nào để khắc phục nạn hút thuốc lá ở lớp, trường em ?
Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- GV khái quát lại nội dung bài vừa tổng kết.
- Nhấn mạnh vai trò của văn bản nhật dụng trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Xem lại nội dung của các văn bản nhật dụng đã học
	-Soạn bài “Bến quê”
 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 134
Chương trình địa phương
(phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- HS không chỉ nhận biết một số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật)
2. Kĩ năng: Có kĩ năng nhận biết từ ngữ địa phương.
3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ địa phương cho thích hợp.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1. ổn định:Lớp: Tổng số: Vắng 
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra bài soạn của HS
Hoạt động 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1') Nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 1 (15')
HS: Đọc bài tập 1 -> Nêu yêu cầu
GV: Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
HS: Thảo luận theo 3 nhóm (mỗi nhóm một đoạn trích)
- Đại diện nhóm trình bày -> nhận xét
GV: Treo bảng phụ => Đối chiếu
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập ( 6' )
HS: Đọc bài tập
GV: Nêu sự khác nhau của từ “kêu” trong 2 câu a và b?
GV: Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó?
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập ( 6' )
GV: Tìm từ địa phương trong hai câu đố?
- Những từ địa phương đó tương đương với những từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập 5 (9')
HS: Đọc lại đoạn trích ở bài tập 1
- Thảo luận nhóm:
GV: Có nên để cho nhân vật bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
 ?Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
- Đai diện nhóm trình bày => Nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 (T.97)
* Đoạn trích (a)
 Địa phương
 Toàn dân
thẹo
sẹo
lặp bặp
lắp bắp
ba
bố, cha
 *Đoạn trích (b)
 * Đoạn trích (c)
 Địa phương
Toàn dân
 Địa phương
 Toàn dân
ba
bố, cha
ba
bố, cha
má
mẹ
lui cui
lúi húi
kêu
gọi
nắp
vung
đâm
trở thành
nhắm
cho là
đũa bếp
đũa cả
giùm
giúp
(nói) trổng
(nói)trống không
(nói) trổng
(nói)trống không
vô
vào
Bài tập 2: (T.98)
a. kêu: từ toàn dân; có thể thay bằng nói to
b. kêu: từ địa phương; tương đương với từ toàn dân gọi
Bài tập 3: (T.98)
Các từ địa phương:
- trái: quả
- chi: gì
- kêu: gọi
- trống hổng trống hảng: trống huếch trống hoác
Bài tập 5 (T.99)
a. Không nên để nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình.
b. Tác giả cũng dùng một số từ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
Hoạt động 4. Củng cố: (3 )
- Từ ngữ địa phương là gì?
- Trong nói và viết sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp có tác dụng như thế nào?
Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2)
- Làm bài tập 4 (T. 99): Điền những từ địa phương tìm được ở bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng theo bảng SGK
- Xem lại cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Chuẩn bị cho giờ sau viết bài tập làm văn số7.
Tiết: 135
Viết bài tập làm văn số 7
(Nghị luận văn học)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giả HS ở những phương diện chủ yếu sau:
 - Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.
 - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giả thích, chứng minh,trong quá trình làm bài.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả)
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác khi làm bài.
II: Chuẩn bị của GV và HS
- Gv: Ra đề, đáp án, biểu điểm
- HS: Ôn lại cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
III. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1. ổn định:Lớp: Tổng số: Vắng 
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: (3') Kiểm tra bài soạn của HS
Hoạt động 3. Bài mới:
 1. Đề bài: Suy nghĩ của em về bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
 2. Đáp án – Biểu điểm
* Đáp án:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy
 - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ)
 Bài thơ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.
b. Thân bài
 * Nhận xét, phân tích nội dung sau
 + Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
 - Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà với người lính nơi chiến trường gian khổ (dẫn chứng)
 - Vầng trăng như có hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn với người 
+ Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
 - Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen nơi thành thị (dẫn chứng)
 - Trong một đêm mất điện trăng hiện ra giữa bầu trời ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ, nhắc nhở mọi người đừng vội quên quá khứ
 - Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng
 - Vầng trăng chứa đựng lời ... n là gì ?
Trong cuộc sống đã có bao giờ các em chùng chình, vòng vèo để rồi để lỡ mất những cơ hội, những điều đáng tiếc chưa ? Hãy kể lại một vài lần như thế ?
* Nhân vật Nhĩ:
1. Hoàn cảnh của nhân vật:
- Trước: Trai trẻ, khỏe mạnh, đi nhiều.
- Hiện tại: "Xế chiều", bệnh tật hiểm nghèo, mọi sinh hoạt thông thường đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác.
 Tình huống đặc biệt, trớ trêu như một nghịch lý.
Giúp tác giả gửi gắm những suy ngẫm triết lý về cuộc đời con người.
 2. Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
a) Cảm nhận về thiên nhiên:
- Học sinh phát hiện, trả lời.
- Cảnh được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế.
- Miêu tả theo trình tự từ gần đến xa.
- Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng (Bông bằng lăng cuối mà màu sắc nhợt nhạt).
- Bức tranh quê đẹp bình dị, gần gũi.
b) Những suy ngẫm về người thân.
+ Cảm nhận về Liên:
- lần đầu tiên để ý thấy Liên mặc tấm áo vá..., những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh.
-> Anh nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ. Nhĩ nói với Liên: Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm..."Em vẫn nín thinh."
- Nhĩ thực sự thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động.
- (Nhĩ chợt nhớ...trong những ngày này.)
-> Nhĩ nhìn thấy chỗ dựa, cái sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình, từ tình yêu thương chung thủy của người vợ.
- Cách diễn tả tâm lý nhân vật của tác giả rất tinh tế, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người.
+ Những suy ngẫm nhân câu chuyện với cậu con trai.
- Đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
- Nhĩ có niềm khao khát ấy bởi vì chính buổi sáng hôm ấy anh nhận ra vẻ đẹp bình dị của cảnh vật và cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời...
- Điều ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu sa trong cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ qua, nhất là thời tuổi trẻ, khi con người còn đang mải mê, đắm đuối với những khát khao xa vời...
- Không thể tự mình làm được cái việc đơn giản đó. Nhĩ chợt nảy ra sáng kiến nhờ con trai đi thay mình, cảm nhận thay mình.
- Anh đã gặp một nghịch lý: Đứa con không hiểu ước muốn của cha (Anh không giải thích cho nó hiểu, vì thật khó giải thích) nên làm theo một cách miễn cưỡng, trên đường đi lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ở ngay bên đường để lỡ chuyến đò sang sông duy nhất trong ngày. Anh không trách con, không giận con, vì anh biết nó chưa hiểu ý mình, và vì con anh không thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông.
- Anh trầm ngâm rút ra quy luật của đời người đó là: (Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình).
- Sự cách biệt, khác nhau giữa các thế hệ già - trẻ, cha - con
- Hành động đó có vẻ kỳ quặc. Nhưng thực ra có thể hiểu: Anh đang hối hả thúc giục cậu con trai...; hình ảnh này còn có ý nghĩa khái quát hơn: Thức thỉnh mọi người hãy sống có ích, đừng chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta dễ sa đà trên đường đời. Để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
- Khó biết những điều trên, vì tác giả không chủ tâm nói rõ. Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách. Qua một tình huống đặc biệt của nhân vật, tác giả gửi gắm nhiều quan sát, suy ngẫm triết lý về cuộc đời và con người. Những điều đó được chuyển hóa vào đời sống nội tâm nhân vật.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhấn mạnh, khái quát.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Học sinh trả lời.
2. Nội dung:
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh.
- Học sinh trả lời.
IV. Luyện tập.
	Câu 1, 2: (SGK)- Giáo viên hướng dẫn, học sinh trả lời.
	Câu 3: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện.
Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả?
Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Đọc lại truyện
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt.
****************************************************
 Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 138
 Ôn tập tiếng việt
I. mục tiêu
 1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức: về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu; Nghĩa tường minh và hàm ý.
 3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Bảng phụ
- HS: Ôn tập phần Tiếng Việt đã học
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. ổn định:Lớp: Tổng số: Vắng 
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- Nhắc lại nội dung phần Tiếng Việt học trong học kỳ II.
Hoạt động 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: (20')
GV: Thế nào là khởi ngữ?
HS: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
HS: Đọc các đoạn trích ở bài tập 1 (109)
GV: Từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
HS: Suy nghĩ -> trả lời.
GV: Hướng dẫn HS ghi kết quả phân tích ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu.
HS: Đọc bài tập 3, nêu yêu cầu.
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn " Bến quê" trong đó có ít
 nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
HS: Viết bài.
GV: Kiểm tra kết quả làm bài của HS
-> HS báo cáo kết quả .
GV: Nhận xét đánh giá.
HĐ2: ( 14')
GV: Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn văn trong văn bản được liên kết với nhau như thế nào?
HS: Liên kết về nội dung và hình thức.
GV: Có mấy phép liên kết câu?
HS: Có 4 phép liên kết.
HS: Đọc bài tập 1
GV: Xác định phép liên kết ở mỗi từ in đậm? Ghi kết quả vào bảng tổng kết theo mẫu.
HS: Thảo luận nhóm- > Trình bày -> Nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận trên bảng phụ.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
 Bài tập 
1.Nhận biết vai trò trong câu của những từ ngữ in đậm
a."Xây cái lăng ấy" ->là khởi ngữ
b."Dường như" -> là thành phần tình thái.
c. "Những người con gái...như vậy" -> là thành phần phụ chú.
d. " Thưa ông" -> là thành phần gọi - đáp.
 " vất vả quá" -> là thành phần cảm thán.
2. Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Khởi ngữ 
Các thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm 
thán
gọi- đáp
Phụ chú
Xây cái
lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người con gái...như vậy
Bài tập 3
VD: " Bến quê" là một truyện ngẵn xuất sắc chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí về đời người cùng với những cảm xúc tinh nhạy được thể hiện bằng một lời văn tinh tế, có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng. Song hình như những đặc sắc ấy của thiên truyện lại không dễ phát hiện và tiếp nhận.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bài tập 1
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế 
Nối
Từ ngữ a tương ứng
 b .
 c
cô bé
Cô bé, nó
Thế
Nhưng, nhưng rối, và
Chuyển sang tiết 139
HĐ2: (12'')
HS: Đọc bài tập 3 SGK ( 111)
GV: Nêu rõ sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết ở bài tập 2 (110)
GV: Gọi một số HS trình bày đoạn văn của mình -> HS khác nhận xét
GV: Nhận xét -> Kết luận.
HĐ3: (22'')
HS: Đọc bài tập 1SGK (111)
GV: Người ăn mày muốn nói gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện?
HS: Thảo luận theo bàn -> trả lời.
HS: Đọc bài tập 2 (111)
GV: Tìm hàm ý của các câu in đậm. Cho biết trong mỗi trường hợp hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS: Thảo luận nhóm
- Nhóm 1+3 ý a
- Nhóm 2+4 ý b
- Đại diện nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét -> kết luận trên bảng phụ.
Bài tập 3: (111)
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
bài tập 1 
* truyện cười : Chiếm hết chỗ
"ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi". -> Người ăn mày muốn nói 
( bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng 
"địa ngục là chỗ của các ông
 ( người nhà giàu) ".
Bài tập 2
a, Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
- " Đội bóng huyện chơi không hay" 
- "Tôi không muốn bình luận về việc này".
=> Người nói vi phạm phương châm quan hệ.
b, Tớ báo cho Chi rồi
- " Tớ chưa báo cho nam và Tuấn"
=> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- Hệ thống kiến thức toàn bài.
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Nghĩa tường minh và hàn ý.
Hoạt động 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Xem lại các bài tập đã làm
- Chuẩn bị bài luyện nói (phần chuẩn bị ở nhà).
 Tiết 140
Luyện nói
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
 3. Thái độ: Có ý thức nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Chuẩn bị 
- GV: Chuẩn bị dàn ý theo đề bài SGK
- HS: Chuẩn phần chuẩn bị ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. ổn định: Lớp: Tổng số: Vắng 
 Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: (3')
- kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
 Hoạt động 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : (1')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Đề bài (5')
GV: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói HS: đọc đề bài
HĐ2: Hướng dẫn lập dàn ý (11')
HS: Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Hướng dẫn HS lập dàn ý
* Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ " Bếp lửa" và giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
* Thân bài
- Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu
- Kỷ niệm về thời thơ ấu
- Những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
- Hình ảnh bếp lửa gắn với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa, là người truyền lửa - sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
* Kết bài
- Phát hiện chiều sâu tư tưởng của các hình tượng thơ. Bài thơ chứa đựng ý nghĩa thầm kín.
- Nghệ thuật: Sáng tạo hình tượng Bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự...Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc và hồi tưởng, suy ngẫm.
HĐ3: Luyện nói (20')
GV: Nêu yêu cầu khi trình bày bài nói (SGK)
- Cho HS lần lượt trình bày từng ý -> Học sinh khác nhận xét
GV: Nhận xét
GV: Gọi 1,2 h/s trình bày toàn bài -> Nhận xét ,bổ sung.
I. Đề bài
Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
II. Lập dàn ý
III. Luyện nói
 Hoạt động 4. Củng cố: (3')
- Nhận xét giờ học
- Khái quát lại yêu cầu làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt động5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Ôn lại thể loại nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi.
******************************************************
Kiểm tra, ngày tháng năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docN van9.doc